Hàng loạt chính sách mới có hiệu lực từ tháng 6/2020

Từ tháng 6/2020, nhiều chính sách được người dân quan tâm liên quan tới quản lý tài sản công, giáo dục, kinh doanh sẽ chính thức có hiệu lực.
Sputnik

Phạt tới 20 triệu đồng cơ quan, tổ chức tự ý cho thuê xe ô tô công

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại Thông tư số 29/2020 của Bộ Tài chính, hướng dẫn thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công. Thông tư có hiệu lực từ ngày 2/6/2020.

Thành công trong cuộc chiến chống COVID-19 giúp Việt Nam toả sáng trên trường quốc tế

Liên quan đến vấn đề này, khoản 1 Điều 6 Thông tư 29 nêu rõ “việc cơ quan Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, cơ quan Đảng, cơ quan của tổ chức chính trị - xã hội sử dụng tài sản công vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết thì xử phạt theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 63 của Chính phủ.

Theo đó, cơ quan, tổ chức cho thuê xe ô tô công sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng.

Với cùng hành vi vi phạm, nếu do cá nhân thực hiện sẽ bị phạt tiền bằng nửa mức phạt đối với tổ chức, tương đương mức phạt từ 5 đến 10 triệu đồng.

4 loại tài sản không được kê biên cưỡng chế

Nghị định 44/2020/NĐ-CP của Chính phủ về cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại có hiệu lực từ ngày 1/6/2020, áp dụng với các pháp nhân thương mại không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Nghị định nêu rõ các loại tài sản không được kê biên khi cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại bao gồm:

  • Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách Nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức.
  • Số thuốc phục vụ phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động.
  • Nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này nếu không phải là tài sản để kinh doanh.
  • Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường.

Nghị định cũng quy định các biện pháp cưỡng chế thi hành án áp dụng đối với pháp nhân thương mại gồm: Phong tỏa tài khoản; kê biên tài sản và tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử; tạm giữ hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại.

Bãi bỏ một số văn bản về kinh doanh bảo hiểm

Để phù hợp với pháp luật hiện hành, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 28/2020, bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Tài chính ban hành trong lĩnh vực chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm và tài chính ngân hàng. Thông tư có hiệu lực từ ngày 2/6/2020.

Cụ thể, thông tư này đã bãi bỏ một số văn bản trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm như:

  • Quyết định số 99/2005/QĐ-BTC về việc ban hành quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của người kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa dễ cháy và dễ nổ trên đường thủy nội địa.
  • Thông tư số 99/2011/TT-BTC hướng dẫn quản lý tài chính đối với việc thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
  • Thông tư số 121/2011/TT-BTC hướng dẫn một số điều về thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013.
Người dưới 18 tuổi mới ra tù được ưu tiên vay vốn

Quy định này được đề cập tại Nghị định số 49/2020/NĐ-CP của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng. Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/6/2020.

Thực hiện Chỉ thị 35: Đoàn công tác của Ban Bí thư Trung ương Đảng làm việc với Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương

Nghị định nêu rõ người chấp hành xong hình phạt tù dưới 18 tuổi được ưu tiên đào tạo nghề và hỗ trợ vay vốn để tạo việc làm; trẻ em chấp hành xong hình phạt tù được thực hiện các biện pháp hỗ trợ, can thiệp, bảo vệ phù hợp theo quy định của pháp luật.

Với đối tượng mới ra tù khác sẽ được tham gia đào tạo nghề nghiệp trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp; dưới 3 tháng được miễn, giảm học phí, hưởng chính sách nội trú; được hỗ trợ chi phí đào tạo, tiền ăn và tiền đi lại nếu thuộc diện được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp theo quy định hiện hành.

Điều kiện dự tuyển vào đại học năm 2020

Theo quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non (ban hành kèm theo Thông tư 09 của Bộ Giáo dục và Đào tạo – có hiệu lực từ 22/6/2020), điều kiện dự tuyển vào đại học năm 2020 gồm: - Thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên); đã tốt nghiệp trình độ trung cấp; hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam.

  • Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Đối với người khuyết tật được cấp có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập thì hiệu trưởng các trường xem xét, quyết định cho dự tuyển vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khoẻ.
  • Trong độ tuổi quy định đối với những trường, ngành có quy định về tuổi.
  • Đạt các yêu cầu sơ tuyển, nếu đăng ký xét tuyển hoặc dự thi vào các trường có quy định sơ tuyển.
  • Có hộ khẩu thường trú thuộc vùng tuyển quy định, nếu đăng ký xét tuyển hoặc dự thi vào các trường có quy định vùng tuyển.
  • Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an Nhân dân tại ngũ chỉ được dự tuyển vào những trường do Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an quy định sau khi đã được cấp có thẩm quyền cho phép đi học; quân nhân tại ngũ sắp hết hạn nghĩa vụ quân sự theo quy định, nếu được Thủ trưởng từ cấp trung đoàn trở lên cho phép, thì được dự tuyển theo nguyện vọng cá nhân, nếu trúng tuyển phải nhập học ngay năm đó, không được bảo lưu sang năm học sau.
Thảo luận