Đàn ông với khuôn mặt phụ nữ: Bùng nổ phẫu thuật thẩm mỹ ở châu Á

Làm mắt to hơn, gọt cằm, thay đổi dòng đời trên lòng bàn tay - các nước châu Á đang trải qua phong trào bùng nổ trong phẫu thuật thẩm mỹ. Cả phụ nữ và cả đàn ông đều nằm dưới dao mổ. Chiếc mũi mới trong lễ tốt nghiệp - tại sao không? Một số đã sẵn sàng cho hàng tá ca mổ, chỉ để tiếp cận với sự hoàn hảo lý tưởng.
Sputnik

Ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, tiêu chuẩn sắc đẹp rất khác so với châu Âu. Nỗi ám ảnh như vậy đôi khi dẫn đến những bi kịch thực sự.

Mũi cao, cằm-hạt

Khuôn mặt sứ của Angelababy (Dương Dĩnh) hoàn toàn biện minh cho nghệ danh của cô - người phụ nữ đã ngoài ba mươi, nhưng cô trông giống như một nữ sinh trung học. Đôi mắt mở to và chiếc mũi cao là mơ ước của hàng triệu phụ nữ Trung Quốc. Không thể mua một thứ như vậy từ bác sĩ phẫu thuật, nữ diễn viên đảm bảo chắc chắn. Thật vậy, trên mạng cứ thỉnh thoảng lại xuất hiện những bức ảnh của Baby (tên thật - Yang Ying) "trước" và "sau". Tại một trong những phòng khám, họ nói rằng cô gái được phẫu thuật ở chỗ họ. Baby đâm đơn kiện ra tòa. Và để thoát khỏi những tin đồn gây phiền nhiễu mãi mãi, với sự có mặt của các luật sư, một cuộc "kiểm tra" đã được tiến hành tại Học viện Y khoa Trung Quốc. 

Nam diễn viên Huang Xiaoming (Huỳnh Hiểu Minh) ủng hộ người bạn đời hết sức có thể:

"Tôi thấy cô cả những lúc xấu xí. Mọi người đều tin rằng cô ấy đã phẫu thuật thẩm mỹ - họ chỉ đơn giản không biết cô ấy trông như thế nào thường ngày".

Trong mọi trường hợp, nữ diễn viên đã truyền cảm hứng cho nhiều cô gái đến bác sĩ phẫu thuật, và đối với một số người, điều này đã mang đến một khoảnh khắc nổi tiếng. Chẳng hạn, người mẫu Wu Xiaochen (Ngô Hiểu Thần), đã nổi tiếng bằng cách thực hiện hơn một trăm lần giải phẫu.

Việc phẫu thuật tiêu tốn hết của cô 4 triệu nhân dân tệ (574 nghìn đô la). Ở tuổi 14 - hút mỡ hông. Năm 16 tuổi, cô sửa mũi, rồi gọt hàm, nâng ngực và sửa mí mắt.

"Sau mỗi hai hoặc ba năm, tôi lại đi phẫu thuật. Đó là cơn nghiện, - cô gái thừa nhận. Tôi đã cố gắng sao chép khuôn mặt của Angelababy trong một thời gian dài, nhưng sau đó tôi bắt đầu tưởng tượng và thêm những dặc điểm phù hợp hơn với hình ảnh và tính cách của mình".

Không phải mọi thứ đều suôn sẻ, nhưng Wu Xiaochen không hối tiếc điều gì.

"Xã hội của chúng ta đang phát triển. Mười năm trước, thật khó để tìm thấy một người đã phẫu thuật thẩm mỹ, và bây giờ bạn hiếm khi thấy bất cứ ai chưa trải qua điều này", - cô nói.

Tất nhiên, một khuôn mặt được "xây lại" hoàn toàn không đảm bảo cho sự thành công, ngay cả đối với một nghệ sĩ. Ví dụ, Đại học nghệ thuật và thiết kế Sơn Đông không chấp nhận thí sinh đã trải qua phẫu thuật thẩm mĩ, bởi vì họ tin rằng diễn viên cần biểu cảm khuôn mặt tự nhiên. 

Dân IT ở Thung lũng Silicon buộc phải phẫu thuật thẩm mỹ để giữ việc làm

Tuy nhiên, nhiều sinh viên làm phẫu thuật thẩm mĩ để sắp xếp tốt hơn trong cuộc sống. Trong số 6,5 triệu bệnh nhân dưới 30 tuổi, 4 triệu là sinh viên đại học. Những người trẻ tuổi nằm xuống dưới dao mổ trước khi tốt nghiệp và thậm chí trước khi phỏng vấn.

Sự quan tâm đến phẫu thuật thẩm mĩ đã không biến mất trong thời gian đỉnh điểm của đại dịch. Vào tháng Hai, số lượng truy cập vào ứng dụng SoYoung, nơi có thể nhận được tư vấn trực tuyến với bác sĩ, đã tăng gấp hai lần rưỡi.

Phẫu thuật phổ biến nhất là phẫu thuật tạo hình mắt. Một vài giờ trong bệnh viện, hai vết mổ bằng dao mổ - và đôi mắt mới đã sẵn sàng. Nó sẽ có giá, tùy thuộc vào phương pháp, 4 đến 8 nghìn nhân dân tệ (560-1100 đô la). Có một lựa chọn thậm chí còn dễ dàng hơn - miếng dán mí mắt có giá mấy xu và được bán trong bất kỳ cửa hàng mỹ phẩm nào. 

Một chiếc mũi hẹp với sống mũi cao, giống như người châu Âu, cũng là mơ ước của nhiều phụ nữ châu Á. Một chiếc cằm, đẹp theo tiêu chuẩn Trung Quốc, giống như một hạt giống — cằm V-line.

Doanh thu của bác sĩ phẫu thuật rất ấn tượng. Năm 2015, doanh thu ngành công nghiệp tại Trung Quốc ước tính đạt 87 tỷ nhân dân tệ (12 tỷ USD), tăng gần gấp đôi vào năm 2017 và được dự báo là 464 tỷ nhân dân tệ (64 tỷ USD) vào năm 2020.

Làn sóng Hàn Quốc

Tuy nhiên, Seoul được coi là thủ đô của ngành phẫu thuật thẩm mĩ thế giới. Trong số các hình mẫu với vai trò quan trọng là ngôi sao của các nhóm nhạc pop, mà ở cả Hàn Quốc và Trung Quốc được gọi đơn giản là "thần tượng". Đây là những chàng trai xinh đẹp với khuôn mặt ái nam ái nữ. Họ biến đổi hoàn toàn đến nỗi không có ý nghĩa gì để che giấu việc đó. Và trong khi ở Trung Quốc, phẫu thuật thẩm mỹ nam vẫn không phổ biến lắm, ở Hàn Quốc, điều này là bình thường. Đồng thời, những múi cơ cũng có thể "cấy ghép". 

Các bác sĩ Hàn Quốc nói rằng cứ 5 khách hàng, thì sẽ có một là nam giới và khi nói đến sửa mũi hoặc mí mắt, thì cứ người thứ ba hoặc thậm chí thứ hai là đàn ông. Những người từ thế hệ trước cũng không phải là ngoại lệ.

Phổ biến nhất, như ở Trung Quốc, là phẫu thuật tạo mí mắt. Mí mắt của các tín đồ thời trang địa phương bắt đầu được sửa chữa ngay cả sau Chiến tranh Triều Tiên bởi các bác sĩ Mỹ. Bây giờ dịch vụ này được cung cấp trên mọi góc phố. Tuy nhiên, nếu phẫu thuật không cần thiết về mặt y tế, sẽ phải trả 10% thuế cho ca phẫu thuật. 

Một thủ tục yêu thích khác là làm sáng da. Bởi vì, trong lịch sử, màu da đậm là một dấu hiệu của những người làm việc chân tay, còn màu da trắng xanh trông rất quý phái. Không có gì đáng ngạc nhiên khi trên kệ của các cửa hàng, một loạt các mỹ phẩm làm trắng da rất phổ biến, tuy nhiên, chúng tương đối nguy hại. Thông thường, thuốc chứa các chất độc hại, thậm chí là thủy ngân. Các nhà nghiên cứu Anh tin rằng việc sử dụng chúng có thể dẫn đến ung thư.

Cũng có khá nhiều số phận đáng tiếc sau những thử nghiệm với dung mạo ở Hàn Quốc. Ví dụ, câu chuyện về Kim Bok-Soon. Năm năm trước, lướt qua một tạp chí trong tiệm làm tóc, cô nhìn thấy một quảng cáo của bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ. Bất chấp sự phản đối của gia đình, cô quyết định phẫu thuật. Bác sĩ hứa hẹn với cô về «vẻ đẹp của một ngôi sao truyền hình». Kim vay 30 triệu won (khoảng 28 nghìn đô la) và «nằm xuống dưới dao». Cho đến ngày cô trải qua 15 ca phẫu thuật, nhưng khi tháo băng, cô gái kinh hoàng: hóa ra bác sĩ của cô không phải là bác sĩ phẫu thuật chuyên nghiệp.

"Đây không phải là khuôn mặt của con người, nó kinh tởm hơn một con quái vật hay người ngoài hành tinh", - cô nức nở.

Kim không thể nhắm mắt, cô bị sổ mũi mãn tính, nhiều vấn đề về sức khỏe và kết cục là trầm cảm. 

Người đàn ông chết vì hút mỡ bụng ở thẩm mỹ viện Việt-Hàn

Đặc trưng ở Nhật Bản

Người Nhật không tụt hậu so với các nước láng giềng - năm 2019, quốc gia này đã tiến hành 141,5 nghìn cuộc phẫu thuật chỉ để biến mắt 1 mí thành 2. Nhu cầu rất lớn về nâng mũi và căng da mặt.

Với sự trợ giúp của dao mổ điện, ngay cả các đường chỉ trên lòng bàn tay cũng được thay đổi. Lần phẫu thuật như vậy kéo dài 10 phút, và chi phí khoảng 1 ngàn đô la. Thao tác như vậy, theo bệnh nhân, có thể thay đổi số phận. Một bác sĩ lưu ý rằng hầu hết khách hàng của ông là những người trên 30 tuổi, những người tin vào dự đoán số phận. Đàn ông kéo dài đường chỉ tay về công danh, sự nghiệp và sự giàu có, phụ nữ lo lắng hơn về tình yêu và hôn nhân. Thủ thuật này có mang lại hiệu quả hay không thì khoa học vẫn chưa biết. 

Không giống như người Hàn Quốc và Trung Quốc, người Nhật được các phóng viên phỏng vấn không muốn nói về việc họ thay đổi về ngoại hình. Xã hội ở đây chưa "khoan dung" với phẫu thuật thẩm mỹ đến mức đó.

Phong trào «cơ thể tích cực» (Body positivity) - hài lòng với vẻ đẹp tự nhiên vốn có - không quá phổ biến ở các nước châu Á. Tuy nhiên, giống như bất kỳ mốt thời trang nào, đó là vấn đề thời gian và khẩu hiệu "hãy yêu chính bản thân bạn như vẫn là" có thể đến với phần này của thế giới. Tuy nhiên, nhiều người không thể trở về với vẻ đẹp tự nhiên đã có. 

Làm sao yêu bản thân: chuyện như trong cổ tích của người mẫu Nhật Bản

Phẫu thuật thẩm mỹ ở Việt Nam: Đẹp nhân tạo hơn xấu tự nhiên?

Cũng giống như nhiều quốc gia láng giềng châu Á và thuận theo xu hướng chung của thế giới, phẫu thuật thẩm mỹ ở Việt Nam nở rộ và trở nên ngày càng phổ biến trong những năm gần đây. Hàng loạt hoa hậu, ngôi sao điện ảnh, ca nhạc, thời trang, những nhân vật đình đám trong làng giải trí Việt Nam công khai “đập đi xây lại” hay cải thiện sắc đẹp sức hấp dẫn nhờ dao kéo.

Nhiều người nổi tiếng ở Việt Nam không ngại công khai sự thật mình từng trải qua phẫu thuật thẩm mỹ như hoa hậu Kỳ Duyên, Lâm Chí Khanh, Lê Giang, Hương Giang, Đức Phúc, Erik, Hương Tràm, Angela Phương Trinh, Kelly Nguyễn, Lệ Quyên, Việt Anh, Lương Bằng Quang, Phi Thanh Vân, Quế Vân, MC Nguyên Khang, Trấn Thành, Hoàng Tôn…  

Đàn ông với khuôn mặt phụ nữ: Bùng nổ phẫu thuật thẩm mỹ ở châu Á

Các xu hướng phẫu thuật thẩm mỹ phổ biến của Việt Nam, theo các chuyên gia nhận định cũng khá giống với Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan hay Nhật Bản. Những lựa chọn chính để cải thiện sắc đẹp là tắm trắng, nâng ngực, nâng mũi, cắt mắt hai mí, gọt cằm (hàm) V-line, cắt môi trái tim, hút mỡ, căng da mặt, trám răng, nâng trán, độn mông, cấy tóc, thẩm mỹ vùng kín…Hiện nay không chỉ phụ nữ mà cả nam giới, không giới hạn ở người trẻ tuổi mà cả những người trung tuổi cũng đi phẫu thuật thẩm mỹ. 

Tồn tại khá nhiều quan điểm trái ngược xung quanh vấn đề này. Nhiều người cho rằng, sắc đẹp là trời cho, cha mẹ sinh ra như thế nào thì hãy hưởng từ tạo hóa thế ấy. Nhiều ngôi sao showbiz tỏ ra xấu hổ, ngại ngần khi để lộ “phốt” đã từng phẫu thuật thẩm mỹ. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, thời đại 4.0, ai cũng muốn đẹp và thà đẹp nhân tạo còn hơn xấu tự nhiên. Đồng thời, nhờ có phẫu thuật thẩm mỹ mà trở nên tự tin, yêu đời, có nhiều cơ hội, thuận lợi hơn trong công việc, hôn nhân và cuộc sống. 

Trên thực tế, tỷ lệ phẫu thuật thẩm mỹ ở Việt Nam tăng đáng kể trong những năm qua. Số lượng thẩm mỹ viện, trung tâm thẩm mỹ, viện phẫu thuật thẩm mỹ, dịch vụ làm đẹp chuyên nghiệp tăng lên nhanh chóng. Chỉ tính đến tháng 6/2019, Việt Nam đã có khoảng 400 phòng khám, 36 khoa tạo hình thẩm mỹ tại các bệnh viện và 25 bệnh viện thẩm mỹ. Theo số liệu thống kê từ Bộ Y tế, từ năm 2013 đến đầu năm 2019, tỷ lệ phẫu thuật thẩm mỹ tại Việt Nam đang có sự tăng mạnh đột biến và chuyển dịch lớn về độ tuổi, giới tính và nhóm ngành thẩm mỹ. 

Theo đó, tỷ lệ thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ ở Việt Nam năm 2019 cao gấp khoảng 10 lần so với năm 2013. Trung bình mỗi năm trên cả nước có tới hơn 150.000 trường hợp quyết định can thiệp dao kéo bao gồm thẩm mỹ khuôn mặt và vóc dáng, xâm lấn hay không xâm lấn.

Phụ nữ thích làm đẹp không có gì lạ, nhưng hiện nay ở Việt Nam, nam giới cũng rất sợ xấu. Nhìn vào số liệu của Bộ Y tế cho thấy, tỷ lệ nam giới và khách hàng ở độ tuổi từ 22 đến 35 có nhu cầu phẫu thuật làm đẹp tăng mạnh. Nhóm công nhân viên chức đang có xu hướng thẩm mỹ ngang bằng với hội chị em, nội trợ (khoảng 35%), còn lại là doanh nhân, thương gia, ca sĩ diễn viên điện ảnh, ca sĩ, người mẫu, đại diện showbiz. 

Phương Khánh mua giải Miss Earth 2018, thẩm mỹ và hẹn hò bác sĩ Chiêm Quốc Thái?

Đáng chú ý, ngành phẫu thuật thẩm mỹ Việt Nam đang tiến tới kỹ thuật cấy ghép mặt người. Năm 2019-2020, các chuyên gia phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ hàng đầu Việt Nam đã áp dụng kỹ thuật vi phẫu, lấy vạt da hai cuống vùng lưng để tái tạo hoàn toàn gương mặt ngay lập tức cho bệnh nhân bị bỏng vì hôn phu tạt axit. Theo PGS.TS Lê Hành, Chủ tịch hội Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ Việt Nam (VSAPS), đây là ca đầu tiên trên thế giới theo phương pháp này. 

Dù ngành phẫu thuật thẩm mỹ ở Việt Nam khởi đầu chậm hơn so với các nước trong khu vực, nhưng trình độ và năng lực đã phát triển đã ngang tầm, thậm chí, có những bước tiến vượt bậc, đáng ghi nhận.

Thảo luận