Lần đầu tiên Việt Nam có Cảnh sát Cơ động Kỵ binh: Rất đặc biệt

Lực lượng Cảnh sát Cơ động Kỵ binh của Việt Nam có gì đặc biệt? Ngày 8/6, Bộ Công an Việt Nam vừa ra mắt Đoàn Cảnh sát cơ động Kỵ binh, thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động (CSCĐ) và diễu hành, báo cáo kết quả trước Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV.
Sputnik

Theo Bộ Công an, Đoàn Cảnh sát Cơ động Kỵ binh sở hữu giống ngựa có sức khỏe tốt, có khả năng thích nghi cao với điều kiện khắc nghiệt, có sự dẻo dai, bền bỉ, ngoại hình phù hợp thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, đặc biệt là tại những địa bàn phức tạp, ôtô xe máy, phương tiện đặc chủng không tiếp cận được của Việt Nam nhất là ở khu vực biên giới, vùng núi hay nơi có biểu tình, bạo loạn.

Việt Nam lần đầu tiên có Lực lượng Cảnh sát Cơ động kỵ binh

Hà Nội sắp nhận tàu Mỹ: Cảnh sát Biển Việt Nam thăm tàu tuần tra John Midgett
Sáng 8/6, trên đường Độc Lập, trước cửa Tòa nhà Quốc hội và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Công an đã ra mắt Đoàn Cảnh sát cơ động kỵ binh trước sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các đại biểu Quốc hội đang tham dự kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV.

Tham dự buổi lễ còn có Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn cùng lãnh đạo đại diện nhiều ban ngành, cơ quan Trung ương, TP. Hà Nội và các đại biểu Quốc hội.

Phát biểu tại buổi Lễ ra mắt Đoàn Cảnh sát cơ động kỵ binh, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhiệt liệt chúc mừng Bộ Công an, Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động có thêm một đơn vị tác chiến mới trên mặt trận xung kích là Đoàn Cảnh sát Cơ động Kỵ binh.

Lần đầu tiên Việt Nam có Cảnh sát Cơ động Kỵ binh: Rất đặc biệt

Người đứng đầu Quốc hội cũng chúc Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động và Đoàn CSCĐ Kỵ binh luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ chính trị được giao, đạt được nhiều thắng lợi mới.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, thời gian qua, lực lượng Cảnh sát nói chung, Cảnh sát cơ động nói riêng đã đóng vai trò quan trọng thực hiện các biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

Tuy nhiên, trước sự manh động, phức tạp của tội phạm, cũng như tình trạng bạo loạn, chống người thi hành công vụ diễn ra trong thời gian gần đây, đòi hỏi tổ chức Cảnh sát cơ động cần phải được hoàn thiện hơn nữa nhằm bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với quá trình xây dựng công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thủ tướng Việt Nam nói chuyện với Cảnh sát biển qua vệ tinh

Trước tình hình đó, Bộ Công an, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động đã nghiên cứu và thành lập Đoàn Cảnh sát cơ động kỵ binh nhằm từng bước tăng cường năng lực, sức chiến đấu cho lực lượng Cảnh sát cơ động.

“Đây là một lĩnh vực mới, chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm, cũng như kỹ năng trong công tác huấn luyện nghiệp vụ, bên cạnh đó thì cơ sở vật chất, nguồn nhân lực đối với lực lượng này còn hạn chế, nhưng với sự quyết tâm của Bộ Công an, của Bộ Tư lệnh cảnh sát cơ động, sự nỗ lực phấn đấu, rèn luyện, không ngại khó, ngại khổ của các cán bộ, chiến sĩ, Đoàn Cảnh sát cơ động kỵ binh đã đạt được những kết quả ban đầu đáng ghi nhận”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Người đứng đầu Quốc hội khẳng định, bản thân bà rất tin tưởng với bề dày 46 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của lực lượng Cảnh sát cơ động, Đoàn Cảnh sát Cơ động Kỵ binh sẽ vượt qua khó khăn ban đầu, từng bước phát triển, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân.

Lần đầu tiên Việt Nam có Cảnh sát Cơ động Kỵ binh: Rất đặc biệt
“Để làm được điều này, Chủ tịch Quốc hội lưu ý Bộ Công an chủ động nghiên cứu, tham mưu hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của lực lượng Cảnh sát cơ động, trong đó có khối kỵ binh nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho lực lượng này”, Chủ tịch Quốc hội lưu ý. 

Đồng thời, theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ Công an, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động cần quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, doanh trại, xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể để lựa chọn cán bộ, chiến sỹ và chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đề ra. 

Người đứng đầu Quốc hội Việt Nam cũng nhấn mạnh, Đoàn cảnh sát cơ động kỵ binh cần làm tốt công tác rèn quân, đoàn kết, xây dựng lực lượng có kỷ cương, kỷ luật, trình độ huấn luyện, sử dụng ngựa có sức chiến đấu cao ở bất kỳ địa bàn tác chiến nào, phối hợp với các lực lượng khác thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ công tác, đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động “chính quy, tinh nhuệ, hiện đại” trong tình hình mới hiện nay của Việt Nam.

Việt Nam hạ thủy tàu lai dắt Cảnh sát biển STU 1606

Thay mặt Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, Thiếu tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an phát biểu sáng 8/6 gửi lời cảm ơn chân thành đến các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội đã luôn quan tâm, lãnh đạo xây dựng lực lượng Công an nhân dân chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Bộ Công an xin tiếp thu một cách đầy đủ, nghiêm túc những ý kiến chỉ đạo quý báu của đồng chí Chủ tịch Quốc hội, tiếp tục lãnh đạo, xây dựng dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại,  trong đó sẽ xây dựng thêm một số đơn vị trong lực lượng CSCĐ để đáp ứng nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trong mọi tình huống, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và nhân dân.

Vì sao Bộ Công an quyết định thành lập lực lượng Cảnh sát Cơ động Kỵ binh?

Theo tìm hiểu, lý do Bộ Công an Việt Nam quyết định thành lập Lực lượng Cảnh sát Cơ động Kỵ binh là dựa trên nhu cầu bức thiết trong công tác và thực tiễn phòng chống tội phạm.

Hơn 1.000 CBCS Trung đoàn Cảnh sát cơ động tham gia cuộc diễn tập khí công

Cụ thể, thông qua thực tế đấu tranh phòng, chống các đối tượng, tội phạm, các vụ biểu tình, bạo loạn diễn biến ngày càng phức tạp tại các địa bàn như trung tâm các thành phố lớn, các khu kinh tế, khu công nghiệp, địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng núi, biên giới, đặc biệt xảy ra trên các địa bàn chiến lược Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ gây khó khăn cho lực lượng thực thi pháp luật.

Do vậy, Bộ Công an đã xây dựng đề án và thành lập Đoàn Cảnh sát Cơ động Kỵ binh để huấn luyện và sử dụng ngựa trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, đảm bảo an ninh, trật tự trong tình hình mới.

Theo Bộ Công an, Đoàn Cảnh sát cơ động Kỵ binh thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động (CSCĐ), Bộ Công an, là đơn vị vũ trang chiến đấu tập trung được thành lập theo Quyết định số 326 của Bộ Công an ngày 15/01/2020 do Bộ trưởng Bộ Công an ký.

Chức năng, nhiệm vụ chính của Đoàn Cảnh sát Cơ động Kỵ binh là trực tiếp huấn luyện, sử dụng ngựa trong đấu tranh phòng, chống tội phạm bảo đảm an ninh, trật tự, đồng thời tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ làm công tác quản lý, huấn luyện và sử dụng ngựa. Bên cạnh đó, lực lượng này còn tổ chức chăn nuôi, chăm sóc, nhân giống và phát triển đàn ngựa, sẵn sàng nhận và thực hiện các nhiệm vụ khác khi có mệnh lệnh của lãnh đạo cấp trên khi cần.

Về đặc trưng giống ngựa được sử dụng phục vụ Đoàn CSCĐ Kỵ binh, Bộ Công an cho biết, ngựa được chọn có sức khỏe tốt, khả năng thích nghi cao với điều kiện khắc nghiệt, sự dẻo dai, ngoại hình phù hợp có thể thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và xử lý các tình huống biểu tình, bạo loạn. Đặc biệt, tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, điều kiện địa hình rất phức tạp, không thể cơ động bằng phương tiện ô tô, xe máy, phương tiện đặc chủng, tham gia đấu tranh truy bắt các đối tượng truy nã ẩn náu, lần trốn tại các khu vực rừng núi, vùng biên giới.

"Cảnh sát cơ động Việt Nam - Lá chắn thép"

Ngoài ra kỵ binh cũng phục vụ cứu nạn, cứu hộ tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, điều kiện địa hình phức tạp; tổ chức đội hình tuần tra kiểm soát đảm bảo an ninh, trật tự tại các thành phố, các điểm đến du lịch.

Bộ Công an nhấn mạnh, ngoài phục vụ chiến đấu, Đội Kỵ binh có thể tham gia thực hiện các nghi thức, nghi lễ cấp quốc gia, đón nguyên thủ các nước, tham gia diễu binh, diễu hành cấp nhà nước khi được cấp thẩm quyền cho phép.

Đặc biệt, Đoàn CSCĐ Kỵ binh, Bộ Tư lệnh CSCĐ có thể tham gia đua ngựa tại hội thao quân sự quốc tế, các giải đua ngựa trong nước.

Bộ Công an cho biết, Đoàn CSCĐ Kỵ binh là đơn vị mới được thành lập nhưng đã chủ động từng bước hoàn thiện mô hình tổ chức biên chế, xây dựng chương trình, kế hoạch, giáo trình, tài liệu, biện pháp và chế độ chính sách có liên quan đến công tác huấn luyện và sử dụng ngựa.

Theo Bộ Công an, từ khi thành lập tới nay, đàn ngựa của Đoàn Cảnh sát cơ động kỵ binh đã sinh được 4 ngựa con, tăng tổng số lên trên 100 con.

“Trong công tác huấn luyện đã nhanh chóng thuần hóa, huấn luyện và làm chủ được 65/71 ngựa hoang dã, nắm chắc các kỹ năng cơ bản và nâng cao, làm tốt công tác chăn nuôi, chăm sóc đảm bảo sức khỏe đàn ngựa trong giai đoạn nuôi thích nghi tại Việt Nam”, Bộ Công an nhấn mạnh.

Bộ Công an khẳng định, việc thành lập Đoàn Cảnh sát cơ động kỵ binh là vô cùng cấp thiết trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, đảm bảo an ninh, trật tự trong tình hình mới hiện nay tại Việt Nam.

Thảo luận