London cáo buộc Đức phản bội trong vụ “Dòng chảy phương Bắc - 2”

MOSKVA (Sputnik) - Ông Daniel Kawczynski, thành viên Quốc hội Anh lên tiếng cáo buộc nước Đức “phản bội” châu Âu khi hợp tác với Nga trong dự án “Dòng chảy phương Bắc-2”.
Sputnik

Chính trị gia này đã tuyên bố như vậy trong cuộc phỏng vấn với báo Daily Express trong bối cảnh liên quan đến bản dự luật mới của Mỹ đề xuất trừng phạt dự án đường ống khí đốt của Nga.

Dự luật về các biện pháp hạn chế đối với “Dòng chảy phương bắc -2” trước đó đã được trình lên Thượng viện Hoa Kỳ. Dự luật này đề xuất áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các công ty bảo hiểm, tham gia bảo hiểm cho các tàu thi công lắp đặt đường ống dẫn khí đốt nói trên.

Theo chính trị gia của Anh, ông đã thảo luận về các biện pháp hạn chế nhằm vào dự án của Nga với Thủ tướng Boris Johnson từ năm ngoái và cả đầu năm nay, kêu gọi chính phủ cần "hành động". Tuy nhiên, các bộ trưởng nói với ông rằng biện pháp trừng phạt đơn phương là không thể áp dụng trong giai đoạn quá độ này, và hiện nay Anh phải tuân theo chế độ trừng phạt của Brussels.

Berlin bác bỏ lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Dòng chảy phương Bắc-2
“Chính vì vậy, nên điều quan trọng hơn bao giờ hết hiện nay là Thủ tướng không nên trì hoãn nó. Chúng ta có nghĩa vụ, vì lợi ích của các đồng minh NATO của chúng ta, đặc biệt là những nước đang ở tuyến đầu tại Đông Âu, giành lại quyền kiểm soát chính sách đối ngoại, ủng hộ lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và làm sao để dự án “Dòng chảy phương Bắc-2” không bao giờ có thể hoàn thành được”, -  Kawczynski nói.

Theo nghị sĩ, số phận của nhiều nước "phụ thuộc vào điều này, vậy nên hiện nay, khi Anh đã rời khỏi EU, họ nên "bước lên sân khấu và chôn vùi đường ống đó một lần và mãi mãi".

"Thật khó mà đánh giá hết được quy mô sự phản bội mà đường ống này gây ra. Đức là thành viên của NATO, nước đã cam kết trung thành (bằng văn bản) với nghĩa vụ bảo vệ lục địa châu Âu khỏi sự can thiệp và ảnh hưởng mà Nga có thể gây ra",  - Kawczynski kết luận.

Nghị sĩ tỏ ý chắc chắn rằng nước Đức, với tư cách là một trong những thành viên quan trọng nhất của Liên minh châu Âu, đang trở nên dễ bị Nga gây ảnh hưởng nhiều hơn, khi nước này "liên kết sức mạnh công nghiệp" của mình với mạng lưới năng lượng của Nga.

Dự án “Dòng chảy phương Bắc - 2” đề ra việc xây dựng hai đường ống dẫn khí đốt có tổng công suất 55 tỷ mét khối khí mỗi năm, xuất phát từ bờ biển Nga qua biển Baltic đến Đức. Phản đối dự án kiên quyết nhất là Hoa Kỳ, nước đang xúc tiến xuất khẩu nguồn LPG của mình sang Liên minh châu Âu, cũng như Ukraina và một số nước châu Âu khác nữa.

Thảo luận