Chuẩn bị cho sự tồi tệ nhất: Trung Quốc bán ra nợ công của Mỹ do đồng đô la mất giá

Máy in của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hoạt động hết công suất: cơ quan quản lý đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng kinh tế, và đưa ra tràn ngập thị trường bằng tiền mặt. Chỉ trong quý đầu tiên, phát hành tiền mặt đã vượt quá 2 nghìn tỷ. Kết quả là một khoản nợ nhà nước 26 nghìn tỷ và rủi ro thừa đô la.
Sputnik

Trung Quốc — quốc gia chủ nợ nước ngoài lớn thứ hai của Hoa Kỳ - quyết định không chờ đợi sự mất giá và tích cực bán ra chứng khoán Mỹ.

Vận hành máy in tiền

Trong bối cảnh đại dịch coronavirus, Cục Dự trữ Liên bang đã thực hiện các biện pháp chưa từng có: gần như hủy bỏ lãi suất, đưa ra chương trình mua trái phiếu chính phủ và thế chấp chứng khoán không giới hạn. Trong quý đầu tiên, hơn 2 nghìn tỷ đô la đã được đổ vào nền kinh tế quốc gia. Đơn giản là in thêm tiền.

Nhà khoa học chính trị: Hoa Kỳ cần những gì để duy trì vị thế đứng đầu trong nền kinh tế?

Rõ ràng sự quan tâm của các nhà đầu cơ đối với đồng tiền tệ Mỹ đã giảm mạnh, nhưng FED không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục cắt giảm lãi suất.

Các nhà phân tích từ một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới, British Standard Chartered, cảnh báo FED sẽ chuyển sang lãi suất âm. Ngân hàng Goldman Sachs của Mỹ cũng ghi nhận thực tế kịch bản này có nhiều khả năng xảy ra, để chống lại bối cảnh suy thoái kinh tế sâu và kéo dài. FED sẽ đưa ra quyết định tiếp theo vào ngày 10 tháng Sáu.

Theo các nhà kinh tế của Standard Chartered, lãi suất liên bang ở mức âm 0,5 đến âm 1 phần trăm sẽ dẫn đến việc giảm đáng kể lợi suất trái phiếu chính phủ, tạo thuận lợi cho việc thanh toán nợ của Washington. Nhưng đồng đô la sẽ không được hưởng lợi từ đó - thâm hụt toàn cầu của tiền tệ Mỹ sẽ biến mất, và chắc chắn nó sẽ trở nên rẻ hơn.

Bán hết

Theo cổng thông tin Trung Quốc Sohu, chính quyền Trung Quốc quyết định không chờ đợi sự mất giá của đồng đô la và bắt đầu bán ra nợ công của Mỹ.

Cuộc rơi tự do kỷ lục: Kinh tế Hoa Kỳ sụp đổ 40%

Bắc Kinh đi đến kết luận Washington không thể giải quyết các vấn đề kinh tế của họ mà không in thêm tiền, vì vậy đầu tư vào nợ công của Mỹ là vô cùng rủi ro.

Thật vậy, nếu kể từ năm 2008, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ chỉ in ra khoảng 8 nghìn tỷ đô la, thì đến cuối năm 2020, sẽ thêm 5 nghìn tỷ nữa. Rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.

Năm ngoái, Trung Quốc đã bán ra khoảng 110 tỷ, gần đây — thêm 10 tỷ nữa. Hồi tháng 5, Washington đe dọa Bắc Kinh từ chối thực hiện nghĩa vụ nợ. Điều này, theo Nhà Trắng, là cái giá mà Trung Quốc phải trả cho sự lây lan coronavirus và che giấu thông tin về đại dịch.

Ngay cả sau đó, tờ báo tiếng Anh lâu đời nhất ở Hồng Kông, South China Morning Post, chỉ ra Trung Quốc sẽ tiếp tục bán ra trái phiếu Hoa Kỳ, tùy thuộc vào tình hình các yêu cầu về bồi thường phát triển như thế nào. Bây giờ, thêm vào đó là những rủi ro mất giá của đồng đô la, vốn chiếm một phần đáng kể trong dự trữ của Trung Quốc.

Theo các nhà phân tích, việc Trung Quốc bán một phần danh mục đầu tư nợ công là vô cùng khó chịu đối với Hoa Kỳ: Bắc Kinh sẽ tấn công thị trường trái phiếu chính phủ vào lúc này khi Washington tăng mạnh chi tiêu để tài trợ cho chương trình chống lại đại dịch và giải quyết hậu quả kinh tế.

Tổng thư ký LHQ dự đoán hậu quả kinh tế của đại dịch COVID-19

Vì cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ, Trung Quốc loại bỏ một cách có hệ thống các trái phiếu này. Đến tháng 6 năm 2019, vị trí dẫn đầu của chủ sở hữu nước ngoài đối với nợ công của Mỹ được chuyển sang Nhật Bản: Tokyo có lượng trái phiếu Mỹ 1,12 nghìn tỷ đô la. Như báo cáo mới nhất của kho bạc Hoa Kỳ cho thấy, vào tháng 2, danh mục đầu tư của Trung Quốc đã giảm xuống còn 1,09 nghìn tỷ - từ mức 1,32 nghìn tỷ vào tháng 11/2013.

Nga hồi tháng 3 cũng cắt giảm đầu tư vào trái phiếu chính phủ Mỹ xuống còn 3,8 tỷ USD, mặc dù hồi những năm 2010-2013 là 170 tỷ đô la. Moskva là một trong những nước nắm giữ lượng trái phiếu kho bạc Mỹ lớn nhất. Các quốc gia khác cũng đua nhau bán ra. Theo Bộ Tài chính, vào tháng 3, bán tháo của các nhà đầu tư nước ngoài - cả tư nhân và nhà nước là chưa từng có: giảm 256 tỷ USD, giảm tổng danh mục đầu tư xuống còn 6,81 nghìn tỷ USD.

Điều này không tốt cho Washington, vì thâm hụt ngân sách 1500 tỷ của đất nước được chi trả chủ yếu bằng việc bán trái phiếu chính phủ. Theo ước tính của các ngân hàng lớn nhất, năm 2020, chênh lệch giữa chi tiêu và doanh thu chính phủ sẽ đạt 4nghìn tỷ - cao nhất kể từ Thế chiến II.

Cán cân của Cục Dự trữ Liên bang vào cuối cuộc khủng hoảng coronavirus, theo các nhà phân tích, sẽ tăng lên tới 10 nghìn tỷ đô la. Vì tất cả con số này, trên thực tế, là kết quả của việc in tiền, do đó việc các nhà đầu tư tháo chạy sẽ không thể gia tăng sức mạnh của đồng tiền Mỹ.

Thảo luận