Hôm qua Ngân hàng Thế giới công bố một bản dự báo, theo đó suy giảm kinh tế toàn cầu trong năm nay sẽ lên tới 5,2%, thay vì mức tăng trưởng 2,5% được dự kiến hồi tháng 1. Sự suy giảm này sẽ là sâu nhất kể từ Thế chiến II, và sự sụt giảm trong sản xuất bình quân đầu người sẽ ảnh hưởng đến phần lớn các quốc gia.
Suy thoái sâu nhất kể từ Thế chiến II
"Tôi cho rằng, hiện tại, các dự báo của Ngân hàng Thế giới là khá đầy đủ. Tuy nhiên, thật khó tưởng tượng rằng 20 nền kinh tế toàn cầu chiếm 90% GDP thế giới, thực tế đã không hoạt động trong hai hoặc ba tháng hoặc chỉ hoạt động một phần, lại có thể ra khỏi suy thoái kinh tế - đó là điều gần như không thể", - ông Mikaelyan khẳng định.
"Có thể thấy là các nền kinh tế của Đông Nam Á đang phục hồi khá nhanh - họ là nước đầu tiên bước vào khủng hoảng coronavirus, và là những người đầu tiên thoát khỏi nó. Nhưng tôi cho rằng mức giảm 5% toàn cầu hoàn toàn thực tế, thậm chí sẽ phải xem xét lại một số dự báo", - ông Mikaelyan nói thêm.
Theo các nhà kinh tế của Ngân hàng Thế giới, đại dịch coronavirus và các biện pháp cách ly để ngăn chặn có tác động gây sốc mạnh và lan rộng đối với kinh tế toàn cầu, khiến nó rơi vào suy thoái sâu sắc.
Đồng thời, sự khôi phục lại kinh tế dự kiến sẽ diễn ra vào năm 2021 - theo WB, tăng trưởng GDP thế giới sẽ là 4,2%, chứ không phải 2,6%, như dự báo hồi tháng 1.