Mỹ chống lại những người hùng của nó. Tại sao ở đó họ muốn thoát khỏi cảnh sát?

Các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc và bạo lực cảnh sát đã làm rung chuyển nước Mỹ kể từ cuối tháng 5 khiến người Mỹ tự hỏi họ cần lực lượng thực thi pháp luật đến mức nào.
Sputnik

Sự độc đoán, mà các nhà hoạt động nói đếnvà giới truyền thông đưa tin, được đề nghị  ngăn chặn bằng nhiều cách khác nhau: thực hiện cải cách quy mô lớn, cắt tài trợ cho cảnh sát và thậm chí loại bỏ lực lượng này hoàn toàn. Liệu các biện pháp như vậy có thực thi hay không, Sputnik tìm hiểu vấn đề này.

Biểu tình chống phân biệt chủng tộc ở Mỹ đã chuyển thành chiến trận với những kẻ cướp bóc như thế nào?

Đã đến thời điểm cải cách

Đảng Dân chủ đã giới thiệu một dự luật trước Quốc hội để tạo điều kiện cho việc truy tố nhân viên thực thi pháp luật. Về bản chất, đây là về việc bãi bỏ quyền miễn trừ bảo vệ cảnh sát khỏi các thủ tục tố tụng nếu họ vi phạm nhân quyền trong thời gian  bắt giữ. Cảnh sát có quyền sử dụng vũ lực và vũ khí theo quyết định cá nhân - xét cho cùng, 43 phần trăm người Mỹ sở hữu súng.

"Vì không có một đường hướng duy nhất để xóa bỏ phân biệt chủng tộc có hệ thống và các biện pháp kiểm soát không cần thiết, đã đến lúc thay đổi cấu trúc thông qua cải cách",- như thông điệp của các nghị sĩ cho hay.

Tài liệu này được gọi là "Đạo luật Công lý -2020", là câu trả lời trước những vụ giết người Mỹ gốc Phi gần đây. Và, như các nhà phê bình nói, "sự can thiệp mạnh mẽ nhất vào công việc của cảnh sát từ phía  quốc hội" trong lịch sử hiện đại.

Nó khuyến nghị để tạo ra một hệ thống quốc gia kiểm soát cảnh sát. Cụ thể, họ sẽ được yêu cầu báo cáo về mỗi lần sử dụng vũ lực. Thủ thuật nghẹt thở sẽ bị cấm - chính vì điều này mà George Floyd đã chết. Họ sẽ giới thiệu các khóa đào tạo để ngăn chặn thái độ thiên vị đối với người phạm tội - nếu không sẽ không có khoản tài chính nào của nhà nước.

Mỹ chống lại những người hùng của nó. Tại sao ở đó họ muốn thoát khỏi cảnh sát?

Kể từ năm 1977, chi tiêu của chính quyền khu vực và địa phương cho cảnh sát đã tăng từ 42 lên 115 tỷ USD. Đồng thời, tỷ lệ quỹ ngân sách được phân bổ cho nhu cầu của các cơ quan thực thi pháp luật không thay đổi - khoảng gần 4%.

Cấu trúc  cơ quan công lực  tiêu tốn nhiều tiền. Chẳng hạn, sở cảnh sát thành phố Austin từ năm 2012 đến 2017 đã chi hơn một triệu đô la cho áo chống đạn, mũ bảo hiểm, dùi cui, lựu đạn khói, súng hơi và đạn dược khác. Đồng nghiệp ở El Paso và Denver cũng chi tiêu  khoản tiền tương đương như vậy.

Trang bị đầy đủ của một cảnh sát — quân phục, vũ khí, súng gây choáng, bộ đàm, áo giáp - khoảng 4,5 nghìn USD. Xe có radar, máy tính và hệ thống theo dõi - 25-50 nghìn, tùy thuộc vào kiểu máy. Mức lương của một cảnh sát là khoảng 82 nghìn một năm, cao gấp rưỡi so với thu nhập  trung bình  của một người Mỹ  bậc trung.

Vấn đề tiền bạc đã trở nên cấp bách vì suy thoái kinh tế do dịch coronavirus gây ra. Chẳng hạn, tại New York, các nhà chức trách đang yêu cầu giữ nguyên ngân sách cảnh sát trị giá 6 tỷ đô la, trong khi các cơ sở giáo dục và chương trình thanh thiếu niên sẽ mất tới 80% trợ cấp.

"Chứng trầm cảm mới". Cư dân thành phố Columbia mô tả tình hình ở Mỹ

Không tiền- không vấn đề

Lời kêu gọi cắt giảm tài trợ cho cơ quan thực thi pháp luật đã được thực hiện vào năm 2014 trong  thời gian diễn ra biểu tình chống lại bạo lực cảnh sát ở Missouri.

Những người ủng hộ biện pháp  triệt để này cho rằng kiểm soát và đào tạo không giúp ích gì:  cuối cùng thì số người chết đang gia tăng. Đúng, thống kê ở đây không phải là đối số lập luận mạnh nhất. Theo một số dữ liệu, người Mỹ da trắng chết thường xuyên hơn trong các cuộc đụng độ với nhân viên thực thi pháp luật. Trong các trường hợp khác, có gấp đôi số nạn nhân trong số những người Mỹ gốc Phi. Theo thông tin của CNN, cảnh sát Mỹ hung hăng hơn bất kỳ quốc gia phát triển nào khác: năm 2018, khoảng một nghìn người đã bị bắn chết ở Hoa Kỳ. Để so sánh, ở Đức - mười một, Úc - tám, Thụy Điển - sáu, Anh — ba người.

Do đó, điều duy nhất sẽ cho phép phá vỡ vòng luẩn quẩn là lấy lại tiền từ cảnh sát, nhiều người chắc chắn. Số tiền  giải phóng phải được gửi cho những người có nhu cầu. Như Patrice Kullors, người đồng sáng lập phong trào Black Lives Matter (Black Lives Matter), giải thích, "đó là về việc tái đầu tư vào các cộng đồng da đen đang nghèo đói." Điều này, theo Kullors, quan trọng hơn nhiều so với việc buộc nhân viên cảnh sát chịu trách nhiệm.

Ngoài ra, tiền có thể được trao cho các trường học và bệnh viện, những người liên quan đến bảo vệ sức khỏe tâm thần và phòng chống bạo lực gia đình.

Trật tự mà không cần cảnh sát

Một số người thậm chí còn đi xa hơn và đề nghị đơn giản là sa thải cảnh sát. Tại Minneapolis, nơi George Floyd thiệt mạng, mục tiêu này được đặt ra bởi tổ chức công cộng MPD150. Sĩ quan cảnh sát là "những người xa lạ  mang súng",  còn cần phải "làm việc với các tình huống khủng hoảng" là các nhà tâm lý học, nhân viên xã hội và luật sư cho các nạn nhân,- những nhà hoạt động nhân quyền giải thích.

Nếu cung cấp cho người nghèo một nền giáo dục tốt, bố trí công việc cho họ và  phòng ngừa sức khỏe tâm thần, thì các cơ quan thực thi pháp luật hoàn toàn sẽ không cần thiết.

Chuyên gia nhận định rằng uy tín của cảnh sát trên thế giới bị tổn hại sau vụ giết Floyd

Phải làm gì với những tên cướp có vũ trang, kẻ giết người và những kẻ hung ác khác? MPD 150 trả lời rằng các tội ác được thực hiện khi con người không thể đáp ứng các nhu cầu cơ bản theo những cách khác.

"Để đáp ứng với các hành động bạo lực, cần có một đội ngũ chuyên môn hạn chế,- các nhà xã hội lập luận. Hiện tại cảnh sát không chỉ làm việc này. Họ không cần cơ sở vẫn dừng xe trên đường, bắt giữ những người nghiện ma túy và đàn áp người da đen, điều này chỉ làm tăng cảm giác áp bức của mọi người đối với hệ thống luật hình sự".

Cựu công tố viên liên bang, dân biểu Trey Gaudi không đồng ý với logic này. "Khi bạn nhìn thấy một anh chàng chạy khỏa thân trên đường với con dao trên tay và nghĩ rằng anh ta là Jesus, không cần phải gọi dịch vụ hỗ trợ tâm lý, bạn cần liên hệ với cảnh sát,- ông nói- Các bạn hô hào: giải tán cảnh sát. Còn tôi quan tâm vấn đề: ai sẽ làm công việc của họ"?

Mỹ chống lại những người hùng của nó. Tại sao ở đó họ muốn thoát khỏi cảnh sát?
Những bước đầu tiên

Ở Minneapolis, không chỉ các nhà hoạt động nhân quyền, mà cả các quan chức cũng nghĩ về một thế giới không có các cơ quan thực thi pháp luật.

"Chúng tôi sẽ bãi bỏ sở cảnh sát. Chúng tôi sẽ xác định lại một cách triệt để cách tiếp cận của chúng tôi đối với  an toàn công cộng và các biện pháp khẩn cấp", - thành viên Hội đồng thành phố Jeremiah Ellison viết trên Twitter .

Một số đồng nghiệp khác  cũng đồng thuận với ông, bao gồm cả người đứng đầu hội đồng thành phố, Lisa Bender. Nhưng thị trưởng thành phố, Jacob Frey, người đã khóc, khi quỳ gối cạnh quan tài của Floyd, không ủng hộ ý kiến ​​này: "Tôi phản đối việc bãi bỏ toàn bộ sở cảnh sát, tôi sẽ thành thật về điều này". Tuy nhiên, ông tán thành" cải cách cơ cấu lớn để cải chính hệ thống phân biệt chủng tộc ".

Cảnh sát tin rằng các biện pháp như vậy sẽ chỉ làm tình hình tồi tệ hơn. Đây không phải là một câu trả lời cho những gì đang xảy ra, trung úy Gwen Gunter đã nghỉ hưu, nhấn mạnh. - Tôi cũng tò mò phải mất bao lâu trước khi họ sẽ nói: "Oh, không, chúng tôi cần cảnh sát".

Giới quan sát lưu ý: áp lực đối với cảnh sát càng lớn, họ càng cứng rắn tự bào chữa cho mình và đồng nghiệp bị buộc tội lạm quyền. Các công đoàn cảnh sát trước đây đã cản trở việc cải cách luật pháp và không có khả năng thay đổi lập trường của họ.

Đừng quên rằng cảnh sát cũng bị thương trong các cuộc biểu tình. Ở New York, có 292 nhân viên thực thi pháp luật bị thương, ở Chicago - 130 và ở Las Vegas, một người phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau khi một người biểu tình bắn anh ta.

Mỹ chống lại những người hùng của nó. Tại sao ở đó họ muốn thoát khỏi cảnh sát?

Việc bãi bỏ cảnh sát, ít nhất là trong những năm tới, là không thể, vì nó đòi hỏi một cấp độ tổ chức xã hội hoàn toàn khác,- theo bà Victoria Zhuravleva, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Bắc Mỹ tại "Viện nghiên cứu quốc gia về kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế  mang tên E. Primakov thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga" (IMEMO RAS).

Hàng trăm nhà ngoại giao và cựu quân nhân chỉ trích phản ứng Trump với biểu tình
"Có rất nhiều tổ chức công cộng địa phương trong nước,  à nói trong cuộc đàm thoại với Sputnik. Ví dụ, người dân địa phương bầu cảnh sát trưởng. Và các thị trấn nhỏ vẫn sống mà không có cảnh sát - họ  chỉ cần một cảnh sát trưởng là đủ. Vấn đề là ở trong các siêu đô thị sẽ như thế nào".

Theo chuyên gia, cải cách trong tương lai gần là đáng ngờ.

"Khả năng các đảng Cộng hòa và Dân chủ ở cấp liên bang sẽ đạt được thỏa hiệp là không cao. Đây là một chủ đề nóng liên quan đến các vấn đề giá trị, đặc biệt là quyền đối với vũ khí cá nhân,"- bà Zhuravleva nói.

Mặc dù thảo luận sôi nổi, các cuộc thăm dò cho thấy hơn 50% người Mỹ hài lòng với công việc của cảnh sát (chỉ có 16% không hài lòng). Do đó, xã hội dân sự cần trải qua một chặng đường dài để đi đến sự đồng thuận. Nhà Trắng đã lên tiếng khá dứt khoát. Tổng thống Donald Trump lưu ý rằng cảnh sát cho phép đất nước "sống trong hòa bình" còn "99% nhân viên là những người tuyệt vời". Do đó, sẽ không có sự cắt giảm về tài chính, chứ đừng nói đến việc giải thể, tổng thống Mỹ tin tưởng.

Thảo luận