ASEAN tìm kiếm “điểm tựa” sau đại dịch

Châu Á đang dần dần thoát khỏi tình trạng sốc do đại dịch Covid-19 gây ra. Tuần trước, đã diễn ra cuộc họp trực tuyến của các bộ trưởng kinh tế theo định dạng ASEAN+3, trong đó có đại diện của 10 quốc gia Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Sputnik

Đã thảo luận các vấn đề loại bỏ rào cản thương mại, bao gồm hạn chế thuế quan và phi thuế quan, thúc đẩy chuỗi cung ứng trong khu vực, sử dụng công nghệ và thương mại kỹ thuật số để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Bộ trưởng Công thương Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Tuấn Anh chủ trì cuộc họp, ông nhấn mạnh rằng các liên hệ bền vững ổn định trong Hiệp hội và với các đối tác bên ngoài là vô cùng quan trọng, bởi vì chỉ có hợp tác mới có thể đảm bảo tính hiệu quả cao và phát triển ổn định của mỗi quốc gia. 

Pháp hỗ trợ hơn 2 triệu USD cho Việt Nam và 4 nước ASEAN khác chống dịch Covid-19

Định dạng ASEAN + 3

Ngoài ý nghĩa kinh tế, cuộc họp này còn có ý nghĩa chính trị, như Viktor Sumsky, Giám đốc Trung tâm ASEAN tại trường MGIMO thuộc Bộ Ngoại Giao Liên Bang Nga đánh giá. Các nước ASEAN đang cố gắng tìm hiểu họ sẽ hành động như thế nào trong hoàn cảnh đối đầu ngày càng tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

«Có lẽ không ai muốn tách khỏi Washington một cách công khai, nhưng họ cũng sẽ không cắt đứt với Trung Quốc. Sự hiện diện trong  định dạng ASEAN + 3 của hai nước đồng minh của Mỹ - Nhật Bản và Hàn Quốc - trông giống như «yếu tố bảo hiểm» chống lại những cáo buộc các quốc gia Đông Nam Á đang nhìn về hướng Trung Quốc. Cách thức hoạt động của ASEAN dựa vào thỏa hiệp, tìm giải pháp cân bằng có thể chấp nhận cho tất cả các bên, giải quyết mâu thuẫn, giảm thiểu cạnh tranh - thực tế, đây là điều mà chính quyền Donald Trump từ chối một cách cố ý. Tìm kiếm sự hiểu biết lẫn nhau với mỗi Trung Quốc cũng không phù hợp. Do đó, lựa chọn đối thoại sâu sắc và hợp tác với ASEAN + 3 dường như là phương án tối ưu nhất».

Bộ trưởng Kinh tế ASEAN+3 ra Tuyên bố chung về đối phó dịch bệnh Covid-19
Mahathir Mohamad, Thủ tướng Malaysia đã từng đưa ra đề nghị hợp tác trong thành phần như vậy vào đầu những năm 90, ông tin rằng định dạng APEC với sự tham gia của Hoa Kỳ và các đồng minh ngoài châu Á đã mâu thuẫn với lợi ích cơ bản của các nước Đông Nam Á. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1998 khiến người ta phải nhớ lại những lập luận của ông. Vào thời điểm đó, Trung Quốc đã “bắt tay” với ASEAN, bằng việc kiềm chế phá giá đồng Nhân dân tệ, có thể hỗ trợ khả năng cạnh tranh cho hàng xuất khẩu, nhưng khiến tình hình của một số nước láng giềng càng trở nên phức tạp. Khi đó, định dạng ASEAN + 3 đã ra đời, nhằm mục đích đảm bảo sự ổn định tài chính và tiền tệ trong khu vực. Vào tháng 5 năm 2000, Sáng kiến ​​Chiềng Mai đã được công bố - kế hoạch ký kết một loạt thỏa thuận song phương giữa các ngân hàng trung ương về khả năng trao đổi tiền tệ quốc gia lấy ngoại tệ để giải quyết các vấn đề thanh khoản ngắn hạn trong  thanh toán giữa các nước thành viên. Hệ thống biện pháp này nhằm bảo đảm chống các cuộc khủng hoảng tương tự như châu Á mà không cần sự giúp đỡ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, đã và đang xác nhận khả năng của các quốc gia Đông Á trong tương tác độc lập và hiệu quả về các vấn đề quan trọng đối với mỗi quốc gia. 
Hoa Kỳ cố gây bất hoà giữa Trung Quốc và các láng giềng khu vực Mê Kông

Ly dị không văn minh

Trong bối cảnh đại dịch coronavirus, - Viktor Sumsky tiếp tục, hai cường quốc mạnh nhất thế giới đang «chín muồi» trước mắt chúng ta trước tình trạng ly hôn về tài chính, kinh tế, công nghệ và chính trị. Toàn cầu hóa, được thúc đẩy bởi Washington để củng cố vị thế thống trị của mình trong một thế giới đơn cực, trên thực tế đã dẫn đến sự xuất hiện của gã khổng lồ khác, đang nhanh chóng đạt được sức mạnh. Đáp lại, Hoa Kỳ đang cố gắng làm cho Trung Quốc “trệch khỏi đường ray”, phá hủy mô hình toàn cầu hóa tưởng chừng rất có lợi cho nó.

Bức tranh toàn cảnh về những gì đang xảy ra giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ và số phận của châu Á trong những điều kiện này được trình bày rất rõ ràng trong bài viết của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, vừa xuất hiện trên tạp chí Mỹ «Foreign Affairs» uy tín.

«Hoa Kỳ phải quyết định xem có nên coi tăng trưởng của Trung Quốc là mối đe dọa hiện hữu hay không và cố gắng kiềm chế Trung Quốc bằng mọi biện pháp có sẵn hoặc chấp nhận Trung Quốc với tư cách là một cường quốc theo đúng nghĩa của nó. Hoa Kỳ cần nỗ lực nghiêm túc để điều chỉnh nguyện vọng của Trung Quốc với hệ thống các quy tắc và chuẩn mực quốc tế hiện có. Các nước châu Á-Thái Bình Dương  không muốn bị buộc phải lựa chọn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, họ muốn phát triển mối quan hệ tốt với cả hai. Họ không đủ khả năng để đẩy Trung Quốc ra xa và sẽ làm mọi thứ có thể để không một tranh chấp nào chi phối mối quan hệ chung của họ với Bắc Kinh. Nhưng các nước châu Á này cũng công nhận rằng Hoa Kỳ là một siêu cường toàn cầu, với những vấn đề rộng lớn và các ưu tiên cấp bách trên toàn thế giới», - Thủ tướng viết. 
ASEAN tìm kiếm “điểm tựa” sau đại dịch

Đông Nam Á là vô cùng quan trọng đối với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc để duy trì chuyển động trôi chảy của dòng chảy ngoại thương. Tổng tiềm năng đầu tư của bộ ba này là rất lớn, đóng góp của họ trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng của khu vực có thể khá đáng kể - đặc biệt là vào thời điểm các vấn đề khắc phục hậu quả của đại dịch và khởi động lại nền kinh tế quốc gia trở nên nghiêm trọng ở Đông Nam Á, chuyên gia Nga lưu ý.

Thảo luận