Việt Nam trong kinh tế là danh thủ Cristiano Ronaldo trong bóng đá
Thật khó nói điều gì ở Việt Nam gây ngạc nhiên lớn hơn: tỷ lệ tử vong bằng 0 qua bão đại dịch COVID-19 so với dân số 96 triệu người, hoặc kỳ vọng của Chính phủ về tăng trưởng kinh tế năm nay là 5% trong bối cảnh suy thoái toàn cầu, - Axios viết. Phân tích nguyên nhân của những thành công đáng khâm phục này, tác giả bài báo lưu ý rằng kinh tế Việt Nam đang thắng, chí ít là theo hai hướng: là một trong những đất nước đầu tiên trên thế giới mở cửa sau đại dịch, ngay bây giờ đã có dòng đầu tư chảy vào Việt Nam do kết quả di chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang.
Brookings Institutioncó cách biểu đạt thú vị khi so sánh Việt Nam với... danh thủ bóng đá thế giới Cristiano Ronaldo! Ronaldo tỏa sáng như một ngôi sao trong bóng đá thế giới. Nhưng cả bây giờ, khi đã ở tuổi 35, anh vẫn là một trong những cầu thủ bóng đá giỏi nhất thế giới, có đầy đủ khả năng thích nghi với môi trường mới và những đòi hỏi mới. Trên «sân cỏ» phát triển kinh tế của thế giới, Việt Nam cũng ở đẳng cấp ngôi sao, tờ báo viết và đưa ra hàng loạt lời khuyên từ bài học của Việt Nam – nên thay đổi chiến lược phát triển như thế nào để không chỉ phát triển nhanh hơn mà còn đạt thành tựu tốt đẹp hơn. Cần quản lý sự giàu có của đất nước một cách khôn ngoan ra sao, để làm cho các công ty năng động hơn, cơ sở hạ tầng hiệu quả hơn, có đội ngũ công nhân lành nghề hơn, còn môi trường sinh thái xung quanh sẽ vững vàng hơn trước hoạt động của con người và tình hình biến đổi khí hậu.
Việt Nam phục hồi du lịch và khuyến khích kinh doanh
Báo chí từ các nước khác nhau có không ít bài viết kể về những ví dụ cụ thể cho thấy sự hồi sinh của nền kinh tế Việt Nam. Nikkei Asian Review viết về dự định của Hà Nội cho nối lại các chuyến bay quốc tế đến Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Lào kể từ đầu tháng 7. Để bắt đầu phục hồi nhanh chóng hơn với khối du lịch vốn đã mất tới 7 tỷ USD do đại dịch, hơn 40 nghìn doanh nghiệp bị thiệt hại và cắt giảm 4,5 triệu chỗ làm việc, Chính phủ Việt Nam muốn mở lại đảo Phú Quốc dành cho du khách quốc tế. Asia Travel Tips thông báo rằng từ ngày 18 tháng 6 hãng hàng không Vietjet sẽ khai thác 8 hành trình bay mới trong nội địa, tăng số lượng chung lên đến 53 tuyến.
Bloomberg đưa tin về dự định của Exxon Mobil Corp. - đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của Việt Nam. «Gã khổng lồ» Mỹ đang xem xét khả năng tham gia xây dựng hai nhà máy điện và cơ sở hạ tầng dành cho khí đốt nhập khẩu mà tập đoàn này sẽ cung cấp, cũng như dự phần vào hoạt động trong lĩnh vực chế biến dầu mỏ. Vietnam Briefing kể về những biện pháp của Chính phủ Việt Nam để dành hỗ trợ cho các doanh nghiệp và cấp xung lực kích thích tăng trưởng kinh tế. Chẳng hạn như giảm 15% tiền thuê mặt bằng, giảm 50% lệ phí đăng ký phương tiện vận chuyển, giảm mức lãi suất tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, miễn thuế cho quyền khai thác tài nguyên nước… Cũng dự trù rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ được giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp, cũng như giảm 30% thuế môi trường đối với nhiên liệu hàng không nhằm kích thích ngành hàng không. Tờ báo Geopolitical Monitor xuất bản bài viết thú vị về việc ứng nghiệm công nghệ kỹ thuật số để giúp đỡ nông dân đối phó với biến đổi khí hậu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Các giải pháp cho an ninh lương thực, chất lượng và bền vững cây trồng có thể tìm thấy trong nông nghiệp 4.0, - tác giả nhận xét.
The New Straits Times Online thông báo rằng đặc điểm có đường bờ biển dài và sức gió mạnh khiến làm cho Việt Nam trở thành thủ lĩnh toàn cầu tiềm năng về khai thác năng lượng gió ven biển. Như vậy có thể giúp đất nước sớm chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu khai khoáng, một trong những nguyên nhân cơ bản gây ô nhiễm môi trường và tác động biến đổi khí hậu. Lượng gạo Việt Nam cung cấp đã tăng 42% trong tháng 5, đó là mức kỷ lục trong 11 năm qua, - như BNN đưa tin. Còn Yahoo Finance Australia kể rằng người giàu nhất Việt Nam là tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã đầu tư sản xuất thiết bị mới rất có tính thời sự là máy trợ thở mà giá thành rẻ hơn 1/3 so với bản gốc và dự định xuất khẩu cho những nước cần đến.
Global Times tranh luận về ý kiến cho rằng Việt Nam có thể thay chỗ Trung Quốc trong thương mại với EU, còn tờ Financial Expressphàn nàn rằng sau khi FTA với EU đi vào hiệu lực, Việt Nam sẽ được tiếp cận miễn thuế vào thị trường may mặc EU, như vậy cũng có nghĩa là giáng đòn vào ngành xuất khẩu dệt may của Ấn Độ.
Pháp cần phải bồi thường cho Việt Nam
Chúng tôi kết thúc tổng quan điểm báo nước ngoài tuần này với bài viết lớn trên tờ Daily Sabahcủa Thổ Nhĩ Kỳ. Bài báo tái hiện lịch sử thực dân Pháp xâm chiếm biến Việt Nam thành thuộc địa, về sự cướp bóc đất nước và nỗi đau khổ của người dân Việt Nam thời đó. Việt Nam cần kiên quyết đòi Chính phủ Pháp trả bồi thường cho những thiệt hại to lớn trong những năm dưới ách cai trị thuộc địa, - tác giả bài báo kết luận.