Trung Quốc tiếp tục thực hiện thỏa thuận với Hoa Kỳ

Trung Quốc tiếp tục mua đậu nành của Mỹ, bất chấp mâu thuẫn chính trị ngày càng gia tăng giữa hai nước, theo Bloomberg dẫn tin từ tập đoàn kinh doanh nông nghiệp Mỹ Archer-Daniels-Midland. Cần lưu ý nhu cầu lớn nhất từ Trung Quốc đối với sản phẩm của nông dân Mỹ dự kiến vào quý IV năm 2020, khi nền kinh tế bước vào giai đoạn phục hồi tích cực.
Sputnik

Vào cuối tháng 5, Reuters cho biết chính quyền Trung Quốc bị cáo buộc đã đưa ra hướng dẫn cho các công ty nhà nước đình chỉ mua sản phẩm nông nghiệp Mỹ liên quan đến tinh thần chống Trung Quốc gia tăng ở Washington. Sau khi Trung Quốc thông qua dự luật an ninh quốc gia Hồng Kông, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố Washington sẽ chấm dứt chế độ hải quan, thị thực dành riêng cho khu vực hành chính đặc biệt của Trung Quốc. Do đó, việc đình chỉ mua các sản phẩm nông sản Mỹ được truyền thông đưa tin, như một phản ứng có thể của Trung Quốc trước các hành động của Mỹ.

Các công ty Trung Quốc từ chối niêm yết bán cổ phần của mình trên giao dịch Hoa Kỳ

Ở cấp độ trao đổi các tuyên bố, Trung Quốc thực sự đã không bỏ qua Hoa Kỳ và một số quốc gia khác, trong đó có Vương quốc Anh, về chủ đề Hồng Kông. Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhiều lần nhấn mạnh tuyên bố chung Anh - Trung Quốc năm 1984 không phải là một tài liệu ràng buộc, và năm 1997 Trung Quốc đã giành được chủ quyền hoàn toàn đối với khu vực hành chính đặc biệt, do đó bất kỳ nỗ lực nào của các nước khác phản đối việc thông qua bộ luật an ninh quốc gia mới là sự can thiệp trực tiếp vào công việc nội bộ Trung Quốc.

Nhưng những lời "cãi lộn" giữa các nhà ngoại giao Trung Quốc và nước ngoài về Hồng Kông không ảnh hưởng đến cam kết của Trung Quốc trong việc thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận thương mại "giai đoạn đầu" ký vào tháng 1 năm nay. Trong tháng 6, theo Bloomberg, các công ty Trung Quốc đã mua ít nhất 10 lô hàng đậu nành Hoa Kỳ. Bốn tháng đầu năm nay, Trung Quốc mua các sản phẩm nông nghiệp trị giá 4,65 tỷ USD từ Mỹ. Trong khi cả năm 2020, theo kế hoạch trước đó, Trung Quốc cần phải mua các sản phẩm nông nghiệp Mỹ trị giá 36,5 tỷ USD, và một số nhà phân tích lo ngại Trung Quốc sẽ không thể thực hiện nghĩa vụ của mình. Chen Fengying, chuyên gia từ Viện Kinh tế Thế giới thuộc Học viện Quan hệ Quốc tế hiện đại Trung Quốc, trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, cũng tỏ ra nghi ngờ việc thực hiện thỏa thuận giai đoạn đầu trong năm nay. Tuy nhiên, theo chuyên gia, yếu tố bất khả kháng đã đóng vai trò ở đây. Và không chỉ Trung Quốc, mà cả Hoa Kỳ cũng sẽ không thể đáp ứng tất cả các điều khoản đã thỏa thuận, chuyên gia nói.

Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ thảo luận về quyền sở hữu trí tuệ, rào cản và nông nghiệp
"Tôi cho rằng cả Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ không thể tuân thủ đầy đủ các điều khoản thỏa thuận. Do đại dịch coronavirus, hậu cần gián đoạn, sản xuất bị dừng lại. Có thể nói, cả 2 bên đều đang cực kỳ khó khăn. Nếu nói về việc vấn đề này sẽ được giải quyết như thế nào trong tương lai, thì đây có lẽ là sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tôi tin 2 nước chắc chắn sẽ tiếp tục đàm phán. Ngay cả khi Trung Quốc có thể mua lượng sản phẩm như đã thỏa thuận, Hoa Kỳ sẽ không thể cung cấp đủ với số lượng như vậy. Đây là vấn đề rất cấp bách. Hàng năm, Trung Quốc mua lượng lớn đậu nành, nhu cầu vẫn chưa biến mất. Tuy nhiên, do dịch bệnh, rất khó có khả năng để hai nước có thể tuân thủ đầy đủ tất cả các điều kiện thỏa thuận - đó là bất khả kháng. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn cần tới đậu nành, do vậy thương mại song phương giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đang và sẽ tiếp tục, sẽ không có sự gián đoạn".

Đậu nành là mặt hàng lớn nhất của xuất khẩu nông sản Hoa Kỳ sang Trung Quốc. Năm 2017, Trung Quốc đã mua 12 tỷ đô la sản phẩm này, sử dụng để nuôi gia súc. Do sự bùng nổ cuộc chiến thương mại, Trung Quốc, mặc dù ngừng mua từ Hoa Kỳ, bắt đầu nhập khẩu đậu nành từ các quốc gia khác. Trong điều kiện hiện tại, khi khôi phục đàn lợn nuôi sau đại dịch, Trung Quốc sẽ cần nhiều đậu nành hơn nữa. Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, trong vụ 2019-2020, Trung Quốc sẽ cần ít nhất 91 triệu tấn đậu nành nhập khẩu. Đồng thời, Brazil, nhà cung cấp lớn thứ hai trên thế giới, có thể xuất khẩu tối đa 84 triệu tấn đậu nành trong năm nay. Do đó, theo Archer-Daniels-Midland, Trung Quốc vẫn sẽ buộc phải tăng nhập khẩu sản phẩm nông sản Mỹ và đỉnh điểm mua hàng sẽ đến gần hơn trong quý IV. Tại thời điểm này, trước tiên, nền kinh tế Trung Quốc sẽ bước vào giai đoạn phục hồi tích cực. Và thứ hai, bắt đầu vụ thu hoạch chính ở Hoa Kỳ vào mùa thu, vì vậy giá sản phẩm sẽ ở mức tối thiểu.

Hoa Kỳ chỉ đích danh hai nước mới cho cuộc chiến thương mại

Do thỏa thuận "giai đoạn đầu tiên" giữa hai nước đạt được vào tháng 1, Trung Quốc cam kết tăng nhập khẩu hàng hóa Mỹ thêm 200 tỷ USD trong hai năm tới so với năm 2017, và Hoa Kỳ về phần mình, hủy bỏ một số dòng thuế quan. Theo các điều khoản, đàm phán về "giai đoạn thứ hai" cần được tiến hành, phụ thuộc vào cách thực hiện "giai đoạn đầu tiên".

Tháng trước, trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ Larry Cadlow, nói thỏa thuận này không còn quá quan trọng đối với Donald Trump, và việc tiếp tục đàm phán sẽ phụ thuộc vào cách Trung Quốc thực hiện các cam kết của mình như thế nào.

Trung Quốc là quốc gia đầu tiên bị ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, gây ra thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế và một loạt lĩnh vực. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn không sử dụng bất khả kháng làm cơ sở để sửa đổi các điều khoản thỏa thuận, mặc dù điều này được quy định trong thỏa thuận 2 nước ký kết vào tháng 1. Báo cáo của Thủ tướng Hội đồng Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Khắc Cường trong "hai phiên họp", có một mục riêng biệt cho biết Trung Quốc sẽ nỗ lực thực hiện thỏa thuận "giai đoạn đầu". Cho đến nay, các số liệu thống kê đã xác nhận điều này. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, doanh số bán ngô và thịt lợn cho Trung Quốc tăng gấp 8 lần và bông tăng gấp 3 lần so với mức 2017. Các lô hàng đậu tương Mỹ cung cấp cho Trung Quốc tăng một phần ba so với cùng kỳ.

Thảo luận