Đồng thời họ nhấn mạnh rằng, quyết định mới này không có nghĩa là Mỹ nới lỏng các biện pháp cấm vận Huawei mà chỉ nhằm duy trì sức cạnh tranh của các nhà sản xuất Mỹ.
Không chỉ các doanh nhân, mà ngay cả một số chính trị gia Mỹ, bao gồm hai thượng nghị sĩ có quan điểm diều hâu với Trung Quốc - Marco Rubio và Tom Cotton - cũng lo lắng rằng việc đưa Huawei vào danh sách đen của Bộ Thương mại có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các công ty Mỹ. Họ đã gửi thư đến Bộ Thương mại, Bộ Ngoại giao và Lầu Năm Góc, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết phải đảm bảo sự tham gia của Hoa Kỳ trong việc thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế cho 5G. Họ cũng thu hút sự chú ý của Bộ Thương mại đến việc các biện pháp trừng phạt đối với các công ty Trung Quốc không nên ngăn Mỹ chiếm vị trí hàng đầu trong việc phát triển các tiêu chuẩn công nghệ quốc tế.
Năm ngoái, tập đoàn Huawei bị liệt vào danh sách đen, kết quả là các công ty Mỹ đã từ chối mọi tương tác với các đối tác Trung Quốc để không đối mặt trực tiếp với các lệnh trừng phạt thứ cấp. Thật vậy, các quy tắc nghiêm ngặt của Bộ Thương mại Mỹ đã nhằm mục đích hạn chế việc chuyển giao cho phía Trung Quốc bất kỳ công nghệ và tài sản trí tuệ nào. Nhưng, để thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế các nước cần phải tiết lộ thông tin về công nghệ. Do đó, sự hợp tác giữa các công ty Mỹ và Trung Quốc trong việc phát triển các tiêu chuẩn quốc tế đã bị đình chỉ.
Hóa ra, quyết định này không ảnh hưởng đến Trung Quốc, mà chỉ gây hại cho các công ty Mỹ. Trung Quốc chiếm được vị thế quan trọng trong các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế. Trong vòng chưa đầy 10 năm, số đại diện của Trung Quốc trong các ủy ban kỹ thuật của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã tăng 73%. Số lượng công ty Trung Quốc với tư cách thành viên tham gia bỏ phiếu về Dự án đối tác thế hệ thứ 3 (viết tắt là 3GPP) đã lên tới 110. Con số này nhiều gấp đôi so với số công ty Mỹ tham gia bỏ phiếu. Các đại diện của Trung Quốc dẫn đầu bốn cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc: FAO, ICAO, ITU và Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hiệp Quốc (ECOSOC). Hơn nữa, không có quốc gia nào khác lãnh đạo nhiều hơn một cơ quan chuyên môn của LHQ.
Do đó, quyết định chấm dứt hợp tác với Trung Quốc chỉ dẫn đến việc chính Hoa Kỳ bị loại khỏi quá trình phát triển các tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm cả hệ thống tiêu chuẩn của các mạng 5G. Hiện tại, các công ty Trung Quốc chiếm tới 35% các bằng sáng chế 5G. Trong khi đó các công ty Mỹ chỉ chiếm 13%. Việc Hoa Kỳ cho phép các công ty của nước mình hợp tác với Huawei trong lĩnh vực phát triển các tiêu chuẩn quốc tế cho thấy rằng, nếu không có sự tham gia của Trung Quốc, không thể thiết lập hệ thống viễn thông toàn thế giới thế hệ thứ năm, - giáo sư Xu Canhao từ Viện Khoa học và Công nghệ Máy tính thuộc Đại học Tô Châu, nói trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
“Hiện tại, Huawei sở hữu rất nhiều bằng sáng chế toàn cầu trong lĩnh vực 5G. Đây là những bằng sáng chế cơ bản. Nói chung, các tiêu chuẩn 5G đã được thiết lập. Tất nhiên, Hoa Kỳ có thể phát minh lại chiếc bánh xe, nhưng, họ sẽ cần các tiêu chuẩn 5G mới. Mà đây là một nhiệm vụ bất khả thi".
Trước đây đã có một số trường hợp khi Hoa Kỳ áp dụng các tiêu chuẩn khác, kể cả trong lĩnh vực truyền thông di động. Ví dụ, châu Âu đã thông qua tiêu chuẩn GSM 900/1800, còn Hoa Kỳ áp dụng tiêu chuẩn GSM 850/1900. Ngoài ra, trong một thời gian dài, các nhà khai thác di động Mỹ đã tích cực phát triển chuẩn CDMA, còn ở châu Âu tiêu chuẩn này gần như ngay lập tức được thay thế bằng GSM. Tuy nhiên, các mạng 5G không chỉ cung cấp thông tin di động, mà còn tạo ra bước nhảy vọt trong lĩnh vực phát triển các ngành liên quan, như Internet vạn vật, thực tế ảo tăng cường, xe tự lái và trí tuệ nhân tạo. Việc hài hòa các tiêu chuẩn là chìa khóa cho sự phát triển thành công của chỉ số toàn cầu hóa .
Về phần mình, Trung Quốc đã sẵn sàng hợp tác quốc tế ngay cả trong những lĩnh vực mà quốc gia này có năng lực riêng. Ví dụ, China Unicom đã cung cấp cho Nokia cơ hội xây dựng khoảng 10% mạng gốc 5G của mình, mặc dù hai gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei và ZTE có thể cung cấp các giải pháp cạnh tranh trong lĩnh vực này và thiết bị của họ đang được sử dụng trên toàn thế giới để phát triển mạng 5G. Và Huawei đã ký hơn 90 hợp đồng thương mại với các quốc gia khác về cung cấp thiết bị mạng 5G cho họ. Quá trình xây dựng các mạng thế hệ thứ năm có phạm vi toàn cầu, và không một quốc gia nào có đủ khả năng để một mình đối phó với nhiệm vụ này, chuyên gia Xu Canhao chắc chắn.
“Theo tôi, vấn đề chính là hợp tác quốc tế. Bây giờ không một quốc gia nào có thể một mình hoàn toàn nhiệm vụ tạo ra mạng 5G. Xây dựng mạng 5G là một quá trình phức tạp và không chỉ Huawei có những năng lực trong lĩnh vực này. Ngoài ra còn có các công ty ZTE, Samsung, Nokia, Ericsson - tất cả họ đều có nhiều bằng sáng chế quan trọng không thể thiếu trong quá trình xây dựng mạng 5G. Vì thế, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này là một thành phần rất quan trọng. Không có một công ty nào có thể nắm giữ vị trí độc quyền trên thị trường mạng 5G”.
Xét theo mọi việc, Hoa Kỳ cuối cùng bắt đầu nhận thức điều này. Bộ Thương mại Mỹ giải thích rằng, các công ty đã chia sẻ công nghệ và tài sản trí tuệ khác với Huawei mà không cần giấy phép trước khi tập đoàn Trung Quốc bị liệt vào danh sách đen, giờ đây có thể tương tác tự do với đối tác Trung Quốc, nhưng chỉ để thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế. Bộ Thương mại Mỹ lưu ý rằng, Hoa Kỳ dự định duy trì vai trò dẫn đầu thế giới về công nghệ cho các mạng thế hệ tiếp theo. Tuy nhiên, Washington đã muộn. Trung Quốc có kế hoạch xây dựng 600 nghìn trạm gốc 5G vào cuối năm 2020. Còn Hoa Kỳ, theo dữ liệu của công ty phân tích Bernstein Research, đến thời điểm này chỉ có thể xây dựng 10 nghìn trạm gốc như vậy ngay cả trong trường hợp tốt nhất .