Tướng Cầu: Thời nay mà còn phải cắt điện nước để cưỡng chế thì quá bất lực và yếu kém

Sáng 18/6, Quốc hội đã tổ chức họp phiên toàn thể để thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Luật xử lý vi phạm hành chính. Đề xuất cắt điện nước và bổ sung hình phạt lao động công ích nhận được sự quan tâm đặc biệt của các ĐBQH.
Sputnik

Trong đó, Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, cho rằng, Việt Nam có đến 23 biện pháp mà giờ còn cắt điện, nước thì cơ quan công quyền quá yếu kém, bất lực, pháp luật không nghiêm.

Đại biểu Quốc hội đề xuất phạt lao động công ích khi vi phạm hành chính

Sáng 18/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Trong số các đề nghị bổ sung cho Luật Xử lý vi phạm hành chính, có biện pháp ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước. Điều này vẫn gây nhiều ý kiến trái chiều trong nghị trường Quốc hội.

Tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 9: Quốc hội biểu quyết thông qua nhiều dự án Luật

Cho ý kiến về dự thảo, ĐBQH Nguyễn Tạo (Đoàn Lâm Đồng) cho biết, cá nhân ông ủng hộ đề xuất ngừng cung cấp các dịch vụ thiết yếu như điện, nước tại địa điểm vi phạm đối với cá nhân, tổ chức vi phạm trong quá trình xây dựng công trình, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Tuy nhiên, theo ông Tạo, cần đề nghị quy định cụ thể và rõ ràng về đối tượng áp dụng, tránh tùy tiện, dễ phát sinh tiêu cực, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo đại biểu Nguyễn Tạo, chỉ nên áp dụng cắt điện, nước trong trường hợp đã có quyết định xử lý vi phạm nhưng đối tượng vẫn cố tình tái phạm.

“Như vậy vừa đảm bảo tính nghiêm minh, vừa đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh”, ĐBQH Nguyễn Tạo nhấn mạnh.

Tuy nhiên, về đề xuất này, nhiều ĐBQH lo ngại rằng việc áp dụng hình phạt này chưa thuyết phục và tính khả thi không cao. Cùng với đó, điện, nước không phải tang vật vi phạm hành chính nên không thể là công cụ cưỡng chế.

Đóng góp ý kiến cho phiên thảo luận, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Thị Mai Hoa (đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp), Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, đề nghị bổ sung quy định hình thức phạt lao động công ích vào dự thảo Luật.

Đây là hình thức xử phạt trước đó đã được quy định trong Nghị định 143 năm 1977 và Pháp lệnh 15 Quốc hội khóa X năm 1999 về lao động công ích.

Theo bà Hoa, hình phạt này có điểm đặc biệt là người bị phạt không thể thay thế được. Trong khi đó, tiền bạc hoàn toàn có thể thay thế, thậm chí vay mượn để nộp phạt.

Đại biểu Quốc hội tranh luận khi đề cập vụ Hồ Duy Hải

Việc phải lao động công ích sẽ có tác dụng tích cực hơn đối với người vi phạm trong việc hình thành ý thức pháp luật, giúp họ nhận thấy trách nhiệm, bổn phận của mình đối với cộng đồng và thúc đẩy quá trình tái hòa nhập xã hội.

Bà Hoa cũng cho biết, nhiều nước như Anh, Mỹ cũng áp dụng hình thức phạt lao động công ích đối với một số vi phạm. Qua tình hình thực tế, có thể thấy việc phạt tiền đối với những vi phạm như gây mất trật tự công cộng hay bạo lực gia đình không mấy đem lại hiệu quả.

“Thậm chí, những người là nạn nhân của bạo lực gia đình lại là nạn nhân kép khi họ vừa là nạn nhân, đồng thời dùng tiền gia đình đi nộp phạt thay cho chồng. Rất nhiều người cân nhắc phản ánh bạo lực gia đình vì sợ mất nguồn tiền của gia đình”, bà Hoa phân tích.

Do vậy, theo bà Hoa, nên áp dụng xử phạt lao động công ích, đồng thời kiến nghị phải có cơ chế giám sát rõ ràng và quy định rõ lao động công ích thì lao động những việc gì, thời gian lao động là bao lâu. Song song đó, phải có cơ chế bảo vệ người vi phạm nhằm tránh nguy cơ bị lạm dụng hình thức lao động công ích để xâm hại quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

Tướng Cầu: Thời nay mà còn phải cắt điện nước để cưỡng chế thì quá bất lực và yếu kém

Ý kiến của bà Nguyễn Thị Mai Hoa nhận được sự tán đồng từ đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định). Theo vị ĐBQH này, giải pháp cắt điện, nước sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của bên không liên quan.

“Lúc đó giải quyết một việc trái pháp luật nhưng lại gây ra hậu quả lớn hơn”, ông Cảnh lưu ý.

ĐQBH Nguyễn Văn Cảnh đề nghị bổ sung hình phạt buộc lao động công ích, hoàn thiện các hình thức xử phạt được quy định trong luật.

“Tôi đề nghị chỉ áp dụng hình phạt buộc lao động công ích với các đối tượng vi phạm từ 16-30 tuổi là độ tuổi thanh niên”, ông Cảnh nêu ý kiến.

Cắt điện, nước để cưỡng chế hành chính thể hiện sự bất lực và yếu kém

Theo đó, Chính phủ cho biết có 2 loại ý kiến: thứ nhất là đề nghị bổ sung biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính bằng cách “ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm đối với cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vi phạm” (dự thảo Luật thể hiện theo loại ý kiến này).

Quốc hội thảo luận về kinh tế – xã hội và Ngân sách Nhà nước

Thứ hai là đề nghị quy định biện pháp này là biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính.

Nhiều ý kiến đại biểu trong Uỷ ban Pháp luật ủng hộ ý kiến thứ hai, theo đó điện, nước được sử dụng làm công cụ, phương tiện vi phạm hành chính.

Đại biểu Lê Công Đỉnh (đoàn Long An) cho rằng, có nhiều trường hợp cố tình vi phạm mà chỉ sử dụng các biện pháp khác là chưa đủ. Do đó, đại biểu này ủng hộ quy định biện pháp này là biện pháp ngăn chặn, đồng thời bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính.

“Lập biên bản cứ lập, làm cứ làm, khi lực lượng đến thì họ ngừng, khi lực lượng đi họ lại làm, chưa kể có người nghĩ “phạt cho tồn tại”. Không lực lượng nào có thể làm hiệu quả nếu không bổ sung biện pháp ngừng cung cấp điện, nước”, đại biểu Lê Công Đỉnh nêu ý kiến.

Trong khi đó, đại biểu Trần Tất Thế (đoàn Hà Nam) bày tỏ phản đối biện pháp này. Theo ông Thế, việc cắt điện, nước sẽ ảnh hưởng đến các tổ chức, cá nhân khác trong khu vực, dù họ không vi phạm. Ngoài ra, điều này cũng trái với nguyên tắc tự thoả thuận, tự nhận trách nhiệm trong luật dân sự giữa bên cung cấp dịch vụ điện, nước và bên sử dụng.

“Không nên hành chính hoá quan hệ dân sự này, nhất là khi điện, nước không phải là công cụ, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Thiếu nước có thể mua, thiếu điện có thể dùng máy phát. Tại sao không ngừng cung cấp các dịch vụ viễn thông khi nó đóng vai trò ngày càng quan trọng trong sản xuất kinh doanh, thậm chí làm tê liệt hệ thống?”, – đại biểu Thế nhấn mạnh.

Quốc hội phê chuẩn 20 thành viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia
Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (đoàn Ninh Thuận) nhận định, việc bổ sung biện pháp ngưng cung cấp điện, nước thể hiện sự bất lực của chính quyền và lực lượng chức năng khi đối tượng bị xử phạt hành chính “chây ỳ” không thi hành.

“Đây là giải pháp thiếu tính nhân văn. Những người không liên quan đến hành vi vi phạm lại thành nạn nhân của việc cắt điện, nước. Chúng ta làm luật nhưng phải tính đến cái đó, trời nóng 39-40 độ mà cắt điện khi mình không liên quan thì không nên tí nào”, ông Cương nêu ý kiến.

Theo ông, nếu có giữ lại quy định này trong luật thì cũng chỉ nên áp dụng cho lĩnh vực xây dựng chứ không đề cập đến sản xuất, kinh doanh.

Tương tự, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (đoàn Nghệ An) cho biết theo luật hiện hành, có đến 23 biện pháp cho phép Nhà nước áp dụng để cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.

Tướng Cầu: Thời nay mà còn phải cắt điện nước để cưỡng chế thì quá bất lực và yếu kém
“Có đến 23 biện pháp mà giờ còn ngừng cung cấp điện, nước thì cơ quan công quyền quá yếu kém, bất lực, pháp luật không nghiêm. Bộ máy rộng lớn, được đào tạo bài bản và có nhiều biện pháp mà giờ còn thêm biện pháp này không đúng” – ông Cầu nói.

Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An đánh giá, nếu được bổ sung, biện pháp này sẽ rất dễ bị lạm dụng vì dễ làm nhất và để lại hậu quả rất lớn. Ví dụ một trại lợn ở Nghệ An với 4000 con mà bị cắt điện thì lợn sống thế nào? Nhà máy bia trong khu dân cư vi phạm và họ đang khắc phục mà cắt điện thì họ tồn tại ra sao?

Xử phạt vi phạm hành chính: Tăng mức phạt tiền là cần thiết

Đóng góp ý kiến tại phiên thảo luận, đại biểu Phan Thị Bình Thuận (TP.HCM) cho biết đồng ý với đề xuất tăng mức tiền phạt tối đa trong 10 lĩnh vực mà dự thảo đề nghị.

Quyết định nhân sự quan trọng của Quốc hội Việt Nam

Bên cạnh đó, bà Thuận nhận xét hiện quy định xử phạt bằng tiền vẫn là phổ biến nhất, do đó cần cân nhắc quy định mức cụ thể đối với từng hành vi, từng lĩnh vực cho phù hợp.

“Mức phạt phải đủ sức răn đe, phòng ngừa vi phạm, bởi phạt quá thấp thì không đủ sức răn đe nhưng phạt quá cao thì không đảm bảo khả thi”, bà Thuận nói.

Đề cập đến vấn đề quyền của người bị xử phạt, nữ đại biểu đoàn TP.HCM đề nghị bỏ quy định tổ chức, cá nhân không được giải trình vào biên bản vi phạm hành chính.

“Được giải trình là quyền của cá nhân, tổ chức vi phạm mà người có thẩm quyền không được từ chối việc này”, bà Thuận nhấn mạnh.

Theo bà, có thể trước lúc lập biên bản vi phạm hành chính thì tổ chức, cá nhân chưa kịp giải trình, sau đó mới thấy cần phải giải trình nên họ thực hiện quyền được giải trình của mình.

“Tôi cũng đồng tình với quy định nâng mức xử phạt để đảm bảo tính răn đe, qua tiếp xúc cử tri thì nhiều cử tri cũng kiến nghị như vậy”, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (đoàn Đồng Tháp) cho biết.
Nghiện ma túy không phải là vi phạm hành chính?

Mặc dù đại đa số đồng ý với việc cần phải có biện pháp đủ mạnh, hiệu quả đối với người nghiện ma tuý, các đại biểu cho rằng quy định buộc người nghiện phải cai nghiện tại cơ sở giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc và coi đây là biện pháp xử lý hành chính là không ổn.

“Nếu xác định nghiện ma túy là một loại bệnh đặc biệt thì biện pháp buộc đi cai nghiện không thể coi là một biện pháp xử phạt hành chính”, đại biểu Nguyễn Văn Hiển (đoàn Lâm Đồng) phát biểu.

Quốc hội Việt Nam bàn công tác nhân sự, miễn nhiệm ông Vương Đình Huệ
Trong khi đó, đại biểu Võ Đình Tín (đoàn Đăk Nông) nhấn mạnh, từ trước tới nay chính sách của Việt Nam coi người nghiện là bệnh, do đó họ cần được giúp đỡ, điều trị khỏi bệnh chứ không coi đây là tội. Càng không nên đưa người nghiện từ 12 đến dưới 18 tuổi vào trường giáo dưỡng vì đây không phải là cơ sở chữa bệnh, cơ sở cai nghiện.

Các đại biểu đều thống nhất rằng đây là vấn đề lớn liên quan đến quyền con người, quyền cơ bản của công dân, đến tính hiệu quả trong công tác cai nghiện ma túy. Ban soạn thảo nên bổ sung, đánh giá kỹ lưỡng của các nội dung được đề xuất đưa vào luật này để đại biểu có căn cứ, cơ sở quyết định.

Thảo luận