Aerosol – các vi hạt nguy hiểm trong khí thở
Chính quyền hầu hết các nước đều dựa trên các khuyến cáo khoa học để giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh. Trong số này, biện pháp chủ yếu là bắt buộc phải đeo khẩu trang và tuân theo quy định giãn cách xã hội.
Khi hít thở trong cuộc trò chuyện, chúng ta giải phóng các vi hạt (aerosol) ra xung quanh. Những hạt lớn lắng xuống các bề mặt như đồ vật và quần áo. Các hạt nhỏ dưới 5 micromet thì bốc lên và được gió tản xa. Virus lây lan theo hai cách chính: qua tiếp xúc, qua bề mặt và qua không khí khi chúng ta thở.
Các vi hạt (aerosol) rất nguy hiểm vì chúng có thể xâm nhập sâu vào đường hô hấp và mang virus đến đó. Theo tạp chí Science, bệnh viêm phổi cấp COVID-19 lây nhiễm theo cách như vậy. Các chuyên gia cảnh báo không nên đánh giá thấp phương thức lây nhiễm này. Khi ho, những giọt aerosol có thể bắn xa tới 6 mét. Trong không gian đóng kín, chúng lơ lửng hàng giờ, tích tụ và di chuyển theo dòng không khí.
Gió có thể mang khí giọt bắn từ bệnh nhân SARS-CoV-2 không có triệu chứng lan đi rất xa. Tất nhiên, nồng độ virus trên đường phố bị giảm đi, ngoài ra, virus bị chết vì bức xạ cực tím của Mặt trời, tùy theo nhiệt độ và độ ẩm. Mặt khác, các giọt bắn ra từ hơi thở còn dính vào các hạt gây ô nhiễm bầu khí quyển và lan rộng hơn nữa. Có thông tin rằng những người sống trong các đại đô thí, nơi không khí đặc biệt ô nhiễm sẽ bị ảnh hưởng COVID-19 nhiều hơn. Nhưng đây mới chỉ là lý thuyết – vẫn còn rất ít công trình thử nghiệm về vấn đề này.
Dựa trên bằng chứng gián tiếp, các nhà khoa học cho rằng giãn cách 2 mét rõ ràng là không đủ. Khoảng cách này được các nhà dịch tễ học thông qua vào những năm 1930 đối với các hạt có kích thước khoảng 100 micromet. Bây giờ chúng ta đã biết có những vi hạt nhỏ hơn rất nhiều. Rất khó xác định khoảng cách an toàn trong đại dịch. Các nhà khoa học đề xuất nên tránh những người không rõ tình trạng ở khoảng cách đủ xa, như khi họ đang hút thuốc, cho dù chúng ta không cảm thấy mùi khói thuốc.
"Thương xuyên đeo khẩu trang là định mệnh của tôi"
Giãn cách, nhưng không được bỏ khẩu trang. Ở các quốc gia ngay lập tức áp dụng chế độ đeo khẩu trang như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông… tỷ lệ mắc COVID-19 rất thấp. Tại Việt Nam, không có một trường hợp tử vong nào vì chủng coronavirus mới. Và tại đất nước Đài Loan 24 triệu dân, tính đến ngày 21 tháng 5, chỉ có 7 người thiệt mạng. Để so sánh, ở New York với dân số tương tự, con số tử vong do COVID-19 là 24 nghìn người. Các nhà khoa học giải thích "sự khác biệt nổi bật" này là do thiếu khẩu trang.
Nếu không có khẩu trang y tế, nguy cơ nhiễm bệnh lên đến khoảng 17%, khi đeo khẩu trang, con số này chỉ là 3%. Các nhà khoa học Canada và Liban, với sự hỗ trợ của WHO, đã tìm ra điều này. Họ đã phân tích 172 nghiên cứu từ 16 quốc gia, tuy nhiên, mức độ tin cậy của kết quả này là không cao.
Màng trong suốt bảo vệ mắt và vùng mặt cũng khá hiệu quả: cơ hội dính virus giảm từ 16% xuống còn 5%. Hiệu quả nhất là duy trì giãn cách (12% so với 2%).
Còn về găng tay cao su thì chưa có nghiên cứu nào. Virus không xâm nhập vào da nếu găng tay không bị rách. Nhưng virus có thể tích tụ trên găng tay, như trên các bề mặt khác. Chạm bàn tay đeo găng lên mặt, mắt, miệng thì rất dễ bị lây nhiễm. Thay vào đó, WHO khuyến cáo nên rửa tay thường xuyên khi đến những nơi công cộng.