"Chúng tôi đang làm việc cùng nhau về vấn đề đáp ứng cân bằng với tên lửa mới của Nga, chúng tôi coi đó là yếu tố nguy hiểm và gây bất ổn", - Stoltenberg nói trước cuộc họp.
"Mối đe dọa Nga"
Các tuyên bố về "mối đe dọa Nga" thường kỳ "phát ra từ miệng" chính trị gia phương Tây, nhất là từ các nước Baltic và Ba Lan. Moskva đã nhiều lần nhấn mạnh rằng Nga sẽ không bao giờ tấn công bất kỳ quốc gia NATO nào. Theo Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, NATO nhận thức rõ về việc Moskva không có kế hoạch tấn công bất cứ ai, mà chỉ đơn giản là lấy cớ để bố trí thêm thiết bị và triển khai tiểu đoàn quân gần biên giới Nga. Moskva đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về việc liên minh tăng cường lực lượng ở châu Âu.
Stoltenberg cũng lưu ý rằng Trung Quốc cần tham gia kiểm soát vũ khí.
"Chúng tôi hoan nghênh các cuộc đàm phán giữa Nga và Hoa Kỳ về kiểm soát vũ khí và chúng tôi đồng ý rằng Trung Quốc, với tư cách là một lực lượng đang phát triển, cũng nên tham gia kiểm soát vũ khí", - Tổng thư ký khối NATO nhấn mạnh.
Đàm phán về kiểm soát vũ khí giữa Nga và Mỹ
Các cuộc tham vấn Nga-Mỹ về sự ổn định chiến lược đã được tổ chức tại Vienna vào ngày 22-23 tháng 6. Các bên đã thảo luận về vấn đề mở rộng Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START-3), được ký kết vào năm 2010 và hết hạn vào tháng 2 năm 2021, duy trì sự ổn định và dự đoán trong bối cảnh Hiệp ước INF chấm dứt. Tại các cuộc tham vấn, các bên đã xác nhận việc khởi động nhóm làm việc về vũ trụ và một số vấn đề khác.
Chính quyền Mỹ ở các cấp độ nhấn mạnh sự cần thiết phải đưa Trung Quốc vào các cuộc đàm phán để phát triển thỏa thuận hạt nhân ba bên mới giữa Nga, Trung Quốc và Hoa Kỳ. Ở Bắc Kinh, ý tưởng này bị từ chối.
Trong cuộc họp vào ngày 17-18 tháng 6, các bộ trưởng quốc phòng NATO đã đồng thuận về gói biện pháp quân sự và chính trị chống lại tiềm năng mở rộng tên lửa của Nga. Những biện pháp này bao gồm tăng cường các hệ thống phòng không tích hợp của quân Đồng minh và tăng cường năng lực quân sự thông thường. Cũng như thu thập thông tin tình báo và biến thể tập trận quân sự.