Trung Quốc chờ “đèn xanh” từ ASEAN để tiếp tục hợp tác kinh tế

Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 diễn ra từ ngày 26 tháng 6. Sự kiện này được lên kế hoạch vào tháng Tư, nhưng bị hoãn lại do đại dịch. Hội nghị thượng đỉnh được tổ chức ở chế độ hội nghị truyền hình, nhưng về mặt tổ chức, sẽ không khác nhiều so với diễn đàn theo định dạng thông thường.
Sputnik

Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 diễn ra từ ngày 26 tháng 6. Sự kiện này được lên kế hoạch vào tháng Tư, nhưng bị hoãn lại do đại dịch.

Hội nghị thượng đỉnh được tổ chức ở chế độ hội nghị truyền hình, nhưng về mặt tổ chức, sẽ không khác nhiều so với diễn đàn theo định dạng thông thường. Các phiên họp toàn thể và đặc biệt đã được lên kế hoạch, bao gồm cả việc  mở rộng quyền và khả năng cho phụ nữ trong thời đại kỹ thuật số. Các cuộc họp cũng sẽ có sự tham gia của các nguyên thủ quốc gia ASEAN, Hội đồng Nghị viện ASEAN (AIPA) và các nhà lãnh đạo Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN (ASEAN-BAC). Tất cả những sự kiện này do Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc chủ trì. Năm nay Việt Nam là chủ tịch hiệp hội.

Khai mạc Hội nghị Quan chức cấp cao ASEAN tại Đà Nẵng

Trước thềm hội nghị thượng đỉnh, đã diễn ra một loạt các cuộc họp chuẩn bị. Bao gồm cả cuộc họp không chính thức của các bộ trưởng ngoại giao, Hội đồng điều phối ASEAN, cuộc họp cấp bộ về Quan hệ đối tác kinh tế khu vực toàn diện  RCEP. Tại đó bộ trưởng các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand đã quyết định ký thỏa thuận về việc thành lập RCEP trước cuối năm nay, sẽ dẫn đến việc thiết lập khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới.

Dự kiến chính sách hướng tới việc hình thành hiệp hội khu vực hội nhập mới sẽ phải được lãnh đạo các nước ASEAN xác nhận và phê duyệt. Và đây là một trong những lý do tại sao Trung Quốc rất quan tâm đến tiến trình các cuộc thảo luận và đi đến sự đồng thuận, kết quả theo truyền thống sẽ được ghi nhận bằng tuyên bố tổng kết.

Trung Quốc chờ “đèn xanh” từ ASEAN để tiếp tục hợp tác kinh tế

Điều quan trọng là Trung Quốc cần phải biết ASEAN sẽ đặt trọng tâm và ưu tiên của mình như thế nào trong việc phát triển hội nhập chính trị và kinh tế sau đại dịch. Trong những tháng gần đây, cuộc đối đầu Mỹ - Trung Quốc đã tăng cường, mức độ tin cậy chính trị giữa Trung Quốc và Úc giảm xuống, những mâu thuẫn mới nảy sinh trong quan hệ giữa EU và Trung Quốc. Tất cả những điều này phản ánh trong quan hệ thương mại, kinh tế của Trung Quốc với các đối tác này. Căng thẳng ở biên giới Trung - Ấn cũng bắt đầu ảnh hưởng đến nhịp điệu của quan hệ thương mại song phương. Tại Ấn Độ, một chiến dịch tẩy chay hàng hóa Trung Quốc đang bùng nổ. Một ví dụ mới về gia tăng cọ sát thương mại giữa Trung Quốc và Ấn Độ là việc thắt chặt thủ tục hải quan tại cảng Chennai (Ấn Độ) liên quan đến hàng hóa từ Trung Quốc, đó là một lô hàng phụ tùng ô tô của nhà sản xuất Ford Motor Co gủi từ Trung Quốc đến một nhà máy ở Ấn Độ. Theo Reuters, đại diện Ford Ấn Độ xác nhận một loạt các bộ phận cần thiết cho chế tạo sản phẩm để xuất khẩu đang bị đình trệ tại cảng.

Trung Quốc đề nghị Ấn Độ và Nga tạo "hành lang" để mọi người có thể đi lại

Trong những điều kiện này, Trung Quốc, rõ ràng, đang mong đợi những tín hiệu từ hội nghị thượng đỉnh ASEAN không chỉ về việc khôi phục quan hệ kinh tế trong hiệp hội với các đối tác truyền thống và lớn nhất sau đại dịch. Bắc Kinh có quyền mong đợi các quyết định của ASEAN nhằm quay trở lại theo giai đoạn để thực hiện các dự án đầu tư chung, khôi phục chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng mà có các doanh nghiệp Trung Quốc tham gia.

Phương hướng các cuộc thảo luận về sự thích ứng của ASEAN với các điều kiện mới sau cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch gây ra sẽ phụ thuộc rất lớn vào phản ứng của Hiệp hội đối với cuộc đối đầu Trung - Mỹ trong khu vực, Giám đốc Trung tâm ASEAN tại MGIMO Victor Sumsky nói trong cuộc phỏng vấn với Sputnik:

"Mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Quốc là một chủ đề  khó xử đối với ASEAN. Gần đây, gần như đã trở nên thời thượng khi nói rằng cả hai cường quốc đều không hài lòng với ASEAN, họ dường như không tin tưởng hoàn toàn theo một cách nào đó, để đặt cược vào một cửa. Trong khi đó, bất kể lời trách móc nào được đưa ra từ một bên cường quốc nào đó, có một sự khác biệt đáng kể trong chiến lược liên quan đến khu vực do Hoa Kỳ và Trung Quốc công bố: Hoa Kỳ nhấn mạnh các ưu tiên chính trị, quân sự, nhấn mạnh kiềm chế đối thủ mà họ đã xác định là cạnh tranh chiến lược, hay đơn giản hơn - là kẻ thù. Chính sách này nhằm mục đích bằng cách này hay cách khác để đẩy quốc gia mà họ không thích ra khỏi khu vực. Trung Quốc tiếp tục phát triển ý tưởng hợp tác quốc tế đa phương, với tất cả các nước. Tất nhiên, sự nhấn mạnh của Trung Quốc vào hợp tác, vào những nỗ lực chung thực sự để cải thiện cơ sở hạ tầng, mở rộng tự do thương mại, tất nhiên gây ra phản ứng tích cực rất lớn ở các nước ASEAN. Quan điểm chung của Trung Quốc về cách xây dựng các quy trình khu vực phù hợp hơn với nguyện vọng của các nước ASEAN so với cách tiếp cận của Mỹ".
Việt Nam nói về cấp visa điện tử cho người Trung Quốc, Hội nghị ASEAN, EVFTA

Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN đầu tiên trong đại dịch được tổ chức thông qua hội nghị truyền hình vào ngày 14 tháng 4. Cuộc họp  ASEAN + Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã được tổ chức cùng ngày. Trung Quốc sau đó tuyên bố ủng hộ các nỗ lực đa phương của ASEAN để chống lại đại dịch. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết Trung Quốc  ủng hộ ý tưởng tạo ra một quỹ phản ứng khẩn cấp ASEAN. Đồng thời, Trung Quốc cung cấp sự hỗ trợ cần thiết thông qua Quỹ Hợp tác Trung Quốc - ASEAN và Quỹ Hợp tác định dạng 10 + 3.

Thủ tướng Trung Quốc cũng đề xuất định dạng 10 + 3 tạo ra nguồn dự trữ vật tư y tế cần thiết nhất để đẩy nhanh ứng phó với đại dịch, cũng như tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn cần thiết trong các tình huống khẩn cấp.

Trung Quốc chờ “đèn xanh” từ ASEAN để tiếp tục hợp tác kinh tế

Ngoài ra, tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3, Trung Quốc đã ủng hộ đề xuất của AIIB về việc thành lập một quỹ khắc phục cuộc khủng hoảng do dịch Covid-19 gây ra. Khoản tài trợ ban đầu trị giá 5 tỷ USD đã được công bố. Rõ ràng, hướng tài chính ngân hàng này không thể được bắt đầu nếu không có sự hỗ trợ quyết định của Trung Quốc, vốn là người khởi xướng thành lập AIIB. Trước đó, AIIB đã cung cấp khoản vay 1 triệu đô la cho Indonesia để thực hiện hai dự án liên quan đến việc hỗ trợ quốc gia này khắc phục hậu quả của đại dịch.

Thảo luận