Đối đầu kinh tế với Trung Quốc khiến Ấn Độ thiệt hại nghiêm trọng

Mức độ tẩy chay kinh tế hàng nhập khẩu Trung Quốc ở Ấn Độ sẽ phụ thuộc vào cách giải quyết xung đột biên giới, cũng như việc ngành công nghiệp Ấn Độ sẵn sàng đến mức nào trong việc bù khoản thiếu hàng hóa Trung Quốc.
Sputnik

Dự báo như vậy được đưa ra bởi chuyên gia Viện kinh tế quốc tế vàquan hệ đối ngoại  thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga (IMEMO RAS) Alexei Kupriyanov trong  cuộc phỏng vấn  của Sputnik. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng những lời kêu gọi tẩy chay của chính trị gia khu vực không được chính phủ Narendra Modi ủng hộ. Chuyên gia Viện Quan hệ Quốc tế tại Đại học Tứ Xuyên Qiu Yonghui coi việc nền kinh tế Ấn Độ từ chối hợp tác với Trung Quốc chẳng khác gì “tự tử”.

Hoa Kỳ kích động căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc

Hiệp hội chủ sở hữu nhà hàng và khách sạn New Delhi đã cấm thành viên làm việc với khách Trung Quốc. Lệnh cấm áp dụng cho 75 nghìn phòng trong các khách sạn ba và bốn sao. Hiệp hội cũng kêu gọi giảm sử dụng sản phẩm của Trung Quốc. Được biết, hoạt động kinh doanh khách sạn và nhà hàng của thủ đô Ấn Độ đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong thời gian kiểm dịch. Thời điểm phục hồi du lịch và kinh doanh du lịch vẫn chưa thể xác định chắc chắn. Do đó, lời kêu gọi «đóng sầm cửa» trước mặt khách Trung Quốc,  ít nhất, trông giống như chủ nghĩa dân túy. Trong cuộc phỏng vấn bằng văn bản với Sputnik, chuyên gia  Viện Quan hệ Quốc tế tại Đại học Tứ Xuyên Qiu Yonghui gọi đó là biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc và hành động phân biệt chủng tộc:

"Mỗi lần, khó khăn trong quan hệ Trung-Ấn khiến gia tăng lời kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc ở Ấn Độ, cũng như các hành động khác nhau theo hướng này. Thông thường, điều này phần lớn là do thâm hụt Ấn Độ trong thương mại với Trung Quốc, mặc dù thâm hụt này là do cấu trúc mối quan hệ kinh tế song phương. Chiến dịch tẩy chay hiện nay là phạm vi mạnh mẽ và sâu rộng nhất cho đến nay, có khả năng là do cuộc xung đột biên giới gần đây giữa Trung Quốc và Ấn Độ ở khu vực Galvan".

Đối đầu kinh tế với Trung Quốc khiến Ấn Độ thiệt hại nghiêm trọng
"Các lực lượng dân tộc và cực đoan ở Ấn Độ  tiếp tục lên án chỉ trích hàng hóa Trung Quốc, cũng như cửa hàng và công ty Trung Quốc ở Ấn Độ. Nỗ lực đang được thực hiện để tấn công nền kinh tế Trung Quốc, cuối cùng nhằm phản đối Trung Quốc. Từ chối phục vụ người Trung Quốc trong các khách sạn là một hành động phân biệt chủng tộc, cũng là hành động  khó giải thích, đứng về mặt kinh tế. Bởi vì Ấn Độ đã có lúc đầu tư số tiền đáng kể vào phát triển mạng lưới đặt phòng khách sạn Ấn Độ ở Trung Quốc. Và hiện tại, khách sạn ở Ấn Độ đã đóng cửa do dịch bệnh. Hơn nữa, người Trung Quốc, như một quy luật, bỏ qua các khách sạn giá rẻ, và trong tương lai sẽ có ít người muốn nhận phòng ở đó".

Là một dạng “tự sát», - chuyên gia Qiu Yonghui nhận xét về những cố gắng của Ấn Độ chính trị hóa hợp tác đầu tư với Trung Quốc:

Ấn Độ mời chào các công ty Mỹ ở Trung Quốc
"Động thái phi lý của Ấn Độ là việc đình chỉ các dự án đầu tư với ba công ty kỹ thuật và chế tạo ô tô Trung Quốc. Thật vậy, hợp tác với Trung Quốc thúc đẩy công nghiệp hóa và việc làm ở Ấn Độ, chịu trách nhiệm hoàn toàn cho việc thực hiện kế hoạch của Modi - Make in India. Những hành động như vậy giống như tự sát kinh tế, chúng phá hủy môi trường kinh doanh ở Ấn Độ. Trong bối cảnh khủng hoảng liên quan đến đại dịch, những khó khăn trong nền kinh tế thế giới và biến động chính trị, những hành động như vậy chỉ được quyết định bởi chủ nghĩa dân túy chính trị và gây tổn hại cho Ấn Độ".

Thái độ như vậy thường được thúc đẩy bởi các yếu tố dân tộc. Gần đây, các phương tiện truyền thông Ấn Độ đã có một trường hợp khi  nhà hoạt động của Đảng Bharatiya Janata cầm quyền (BJP) ở Mumbai đe dọa sẽ " bẻ gãy chân" với bất kỳ ai mua hàng hóa Trung Quốc. Cảm xúc  bùng nổ đã xảy ra trong một cửa hàng bán đồ chơi Trung Quốc.

Đối đầu kinh tế với Trung Quốc khiến Ấn Độ thiệt hại nghiêm trọng

Cũng có tin tức rằng chính quyền ở các bang Haryana và Uttar Pradesh đã hủy hợp đồng nhập khẩu với các công ty Trung Quốc. Nhận xét về những điều này và một số  thông tin  tương tự khác, chuyên gia Alexei Kupriyanov lưu ý:

"Lời kêu gọi tẩy chay không được chính quyền trung ương ủng hộ.  Chúng được ủng hộ bởi các đảng đang cố gắng đạt được  điểm chính trị. Chúng được vận động bởi các hiệp hội kinh tế, được hưởng lợi từ  việc hàng hóa Trung Quốc rút khỏi thị trường trong các phân khúc riêng lẻ. Chúng được hỗ trợ bởi những công dân nhiệt tình yêu nước quá mức, những người ngồi ở nhà và đọc trên báo những gì đang xảy ra ở biên giới với Trung Quốc trong những tháng gần đây".
Đối đầu kinh tế với Trung Quốc khiến Ấn Độ thiệt hại nghiêm trọng

Chuyên gia lưu ý rằng có rất nhiều phong trào trong đảng cầm quyền, bao gồm các nhóm đối lập Narendra Modi. Đảng có nhiều chính trị gia cứng  rắn hơn và các chính trị gia ít cứng nhắc hơn. Nhưng điều này không có nghĩa là nếu ai đó kêu gọi chính phủ Narendra Modi tẩy chay, thì anh ta chắc chắn sẽ lắng nghe. Chính phủ có một không gian tự do nhất định cho các quyết định mà nó có thể sử dụng, Alexei Kupriyanov lưu ý:

"Việc tẩy chay hàng hóa Trung Quốc hiện nay là sáng kiến ​​địa phương cục bộ. Không phải Modi là người ra lệnh chấm dứt thương mại. Trước các cuộc đụng độ ở biên giới, trước đại dịch, Ấn Độ, ngược lại, coi thương mại với Trung Quốc là một cơ hội tuyệt vời cho chính nó. Các nhà kinh tế Ấn Độ coi cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ là một cơ hội tuyệt vời để vào thị trường Trung Quốc, một mặt, để thay thế một số hàng hóa của Mỹ bằng hàng hóa Ấn Độ tại thị trường này. Mặt khác, việc rút sản xuất của Mỹ khỏi Trung Quốc cũng có lợi cho Ấn Độ, bởi vì nó sẽ được rút từ Trung Quốc  đưa sang Ấn Độ. Từ quan điểm của chính quyền trung ương, Ấn Độ quan tâm đến việc gia tăng thương mại với Trung Quốc để thương mại này được kiểm soát nhất có thể".
Trung Quốc cấp cho Ấn Độ năng lượng mặt trời giá rẻ

Sự gia tăng trong chiến dịch tẩy chay xảy ra trong xung đột biên giới. Nếu nó được giải quyết, thái độ sẽ nguôi ngoai, sự tẩy chay sẽ dần dần trở nên vô ích,- chuyên gia dự đoán. Trong viễn cảnh toàn cầu, mọi thứ sẽ phụ thuộc vào mức độ tẩy chay bao trùm ngành công nghiệp Ấn Độ đến mức nào, và mức độ sẵn sàng thay thế cho việc thiếu hàng hóa Trung Quốc. Vẫn chưa rõ ngành công nghiệp nào sẽ phục hồi đầu tiên sau khi cách ly và nền kinh tế Ấn Độ có thể đủ khả năng tẩy chay quan hệ với Trung Quốc, chuyên gia lưu ý.

Một số trường hợp tò mò được biết khi người Ấn Độ sẵn sàng tẩy chay một số hàng hóa, và sau đó hóa ra là đơn giản là không có sự thay thế cho chúng. Trong mọi trường hợp, Ấn Độ sẽ cần hàng hóa Trung Quốc. Nước này cũng cần nguyên liệu Trung Quốc để sản xuất hàng hóa. Ngoài ra, Ấn Độ quan tâm đến đầu tư của Trung Quốc. Vì vậy, bất kỳ sự hạn chế hợp tác với Trung Quốc đều là xung đột rõ ràng với lợi ích quốc gia của Ấn Độ.

Thảo luận