Mỹ nói cần theo dõi Việt Nam về nạn buôn người, Hà Nội nêu điều kiện bay quốc tế trở lại

Tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng thông tin về các hoạt động kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Mỹ. Đồng thời, Việt Nam cũng lên tiếng về việc bị Mỹ xếp vào danh sách các quốc gia có vấn đề buôn người ở cấp độ 2 cần phải theo dõi.
Sputnik

Việt Nam cũng hoan nghênh việc Campuchia bãi bỏ hiệu lực công hàm số 698 về hạn chế xuất nhập cảnh qua biên giới hai nước, đồng thời nhấn mạnh cam kết không để dịch bệnh do coronavirus lây lan trong cộng đồng của cả hai bên.

Bên cạnh đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cũng bình luận về việc Việt Nam không nằm trong danh sách 14 nước được dỡ bỏ lệnh hạn chế đi lại vào Liên minh châu Âu cũng như điều kiện mở lại đường bay quốc tế của Hà Nội.

Bộ Ngoại giao thông tin hoạt động kỷ niệm 25 năm quan hệ Việt – Mỹ

Năm 2020, Việt Nam – Hoa Kỳ kỷ niệm 25 năm bình thường hóa quan hệ. Cả hai nước dự kiến triển khai nhiều hoạt động kỷ niệm đáng chú ý.

Kinh tế thương mại tiếp tục là trụ cột trong quan hệ Việt-Mỹ

Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 2/7, bà Lê Thị Thu Hằng cho hay, để kỷ niệm sự kiện quan trọng này, Việt Nam và Mỹ đã có kế hoạch dự kiến triển khai nhiều hoạt động ở cả hai nước, như trao đổi đoàn cùng các hoạt động khác như hội thảo, tọa đàm về quan hệ song phương, các hoạt động kinh tế, thương mại, các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, trao đổi đoàn giữa các địa phương của Việt Nam và Hoa Kỳ cũng như các hoạt động giao lưu, văn hóa nghệ thuật.

Tuy nhiên, trong thời điểm đại dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, việc triển khai các hoạt động trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 25 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng.

“Mặc dù vậy, hai nước sẽ vẫn quyết tâm thực hiện các hoạt động kỷ niệm với nhiều hình thức linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế”, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng nêu rõ.

Nói về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, người phát ngôn cũng khẳng định Việt Nam nhất quán kiên trì đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hóa quan hệ quốc tế, sẵn sàng làm bạn, làm đối tác tin cậy với các quốc gia trên toàn thế giới.

Mỹ đặc biệt coi trọng quan hệ với Việt Nam

Sau 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 6 năm thiết lập và triển khai quan hệ đối tác toàn diện, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã đạt được những bước tiến tích cực cả trên bình diện song phương và đa phương.

“Thời gian tới, hai bên sẽ hợp tác nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực cũng như trên thế giới”, bà Hằng nhấn mạnh.

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, sẵn sàng làm bạn, làm đối tác tin cậy với các nước trên thế giới. Qua thời gian 25 năm đặt quan hệ ngoại giao và 6 năm thiết lập, triển khai đối tác toàn diện, quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đã đạt được những bước tiến tích cực cả song phương lẫn đa phương. Trong thời gian tới, hai nước sẽ hợp tác nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực cũng như trên thế giới.

Việt Nam hoan nghênh Campuchia nới lỏng xuất nhập cảnh

Tại buổi họp báo, bà Lê Thị Thu Hằng cũng thông tin cho biết về bình luận của Việt Nam đối với việc Bộ Ngoại giao và hợp tác quốc tế Campuchia thông báo bãi bỏ hiệu lực công hàm 698 ngày 18/3 về việc hạn chế qua lại biên giới đối với công dân 2 nước

“Việt Nam đánh giá cao quyết định này của chính phủ Campuchia. Thời gian qua, Việt Nam và Campuchia đã và đang phối hợp chặt chẽ trong việc đảm bảo các hoạt động xuất nhập cảnh đối với đối tượng ưu tiên, nhất là học sinh, sinh viên và giao thương biên mậu bình thường giữa hai nước”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh.

Bà Hằng cho hay, nhà chức trách hai nước sẽ tiếp tục nghiên cứu, trao đổi về các hình thức nới lỏng xuất nhập cảnh trên cơ sở tình hình dịch bệnh, phù hợp với các quy định y tế của mỗi nước, nhằm mục tiêu cao nhất là kiểm soát tốt và không để dịch bệnh Covid-19 lây lan trong cộng đồng cả hai nước Việt Nam và Campuchia.

Bộ Công thương: Đề nghị Campuchia xem xét dỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh đối với người Việt Nam

Trước đó, ngày 22/6, Bộ Ngoại giao và hợp tác quốc tế Campuchia đã có thông báo gửi Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia về việc bãi bỏ hiệu lực công hàm số 698 MFA.IC/AP1 ngày 18/3/2020 liên quan tới việc hạn chế qua lại biên giới của các công dân Campuchia và Việt Nam

Thông báo ngày 22/6 khẳng định việc bãi bỏ hiệu lực công hàm số 698 MFA.IC/AP1 có hiệu lực ngay lập tức từ ngày 19/6.

Thông báo cũng khẳng định những biện pháp được quy định trong thông báo của Ủy ban liên bộ về phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 của Campuchia đề ngày 20/5/2020 và những biện pháp mới nhất có liên quan sau đó do ủy ban này đưa ra và có thể áp dụng được cho tất cả các quốc gia, sẽ được áp dụng cho hoạt động qua lại biên giới giữa Campuchia và Việt Nam.

Việt Nam phản ứng việc bị Mỹ xếp hạng phải theo dõi về buôn người

Ngày 25/6 vừa qua, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố báo cáo về tình hình nạn buôn người trên thế giới. Danh sách được chia làm 4 hạng, phân cấp từ Tier 1 (cấp độ 1 - nhẹ nhất), tới Tier 2 (cấp độ 2), Tier 2 Watch List (cấp độ 2 cần theo dõi) và Tier 3 (cấp độ 3 - tệ nhất). Việt Nam được xếp vào danh sách các quốc gia có vấn đề buôn người ở cấp độ 2 cần theo dõi.

Hà Lan điều tra đường dây buôn lậu người Việt

Theo đó, Tier 2 Watch List là danh sách các nước không đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn để loại bỏ nạn buôn người, nhưng đã thể hiện nỗ lực đáng ghi nhận.

Bình luận về báo cáo trên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng khẳng định Báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ về tình hình mua bán người trên thế giới năm 2019 nêu trên không phản ánh khách quan, chính xác về tình hình và những nỗ lực phòng, chống mua bán người của Việt Nam.

“Chính phủ Việt Nam chủ trương thúc đẩy di cư hợp pháp, an toàn và trật tự, kiên quyết đấu tranh phòng chống di cư trái phép và mua bán người và đã ban hành, triển khai nhiều chính sách, pháp luật nhằm thực hiện chủ trương này. Mới đây nhất, ngày 20-3-2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 402/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp an toàn và trật tự của Liên Hợp Quốc, trong đó đề ra các giải pháp toàn diện và bao trùm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý di cư, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người di cư”, bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Theo đại diện Bộ Ngoại giao, Việt Nam hiện đang tiến hành rà soát, nghiên cứu xây dựng Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021-2025 nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nguy cơ mua bán người, giảm tội phạm mua bán người, tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ hiệu quả nạn nhân bị mua bán.

Việt Nam sẵn sàng trao đổi, phối hợp với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, trong đó có Mỹ, nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả hợp tác phòng, chống loại hình tội phạm này.

Việt Nam không nằm trong 14 quốc gia EU nối lại đường bay

Trả lời báo chí về việc Việt Nam không nằm trong danh sách 14 quốc gia mà Liên minh châu Âu (EU) dỡ bỏ lệnh hạn chế đi lại cũng như việc xem xét mở lại đường bay quốc tế. Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho hay, quan điểm của Chính phủ Việt Nam là sẽ xem xét nối lại đường bay đối với một số nước, nhưng trước tiên phải đảm bảo tuân thủ các biện pháp về phòng dịch với các điều kiện cụ thể, không để lây lan dịch bệnh.

Quốc hội Việt Nam chính thức thông qua EVFTA – sự kiện mong chờ từ lâu

Tuyên bố của đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng trả lời câu hỏi về việc EU kêu gọi Việt Nam khôi phục đường bay quốc tế khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực từ tháng sau.

“Trước mắt tạo điều kiện ưu tiên cho một số nhóm đối tượng nhập cảnh là công dân Việt Nam, các đối tượng là người nước ngoài là các chuyên gia, nhà đầu tư, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động có tay nghề cao, người vào với mục đích ngoại giao và công vụ cùng một số các trường hợp đặc biệt khác”, bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao, những người nhập cảnh vào Việt Nam phải tuân thủ nghiêm túc các quy định về kiểm dịch y tế và thực hiện cách ly phù hợp với những quy định về phòng chống dịch.

Hôm 30/6, Hội đồng châu Âu thông qua đề xuất dỡ bỏ các hạn chế tạm thời đối với việc đi lại vào khu vực liên minh châu Âu. Các nước nằm trong danh sách này gồm Algeria, Australia, Canada, Georgia, Nhật Bản, Montenegro, Morocco, New Zealand, Rwanda, Serbia, Hàn Quốc, Thái Lan, Tunisia, Uruguay.

Việt Nam sẽ mở lại đường bay quốc tế ngay cuối tháng 7?

Đáng chú ý, Trung Quốc cũng nằm trong danh sách này tuy nhiên phải đi kèm một số điều kiện nhất định, trong đó có việc mở cửa biên giới với công dân EU.

Ngày 10/6/2020, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc có chỉ đạo về việc Việt Nam cân nhắc mở một số đường bay quốc tế khi Covid-19 đã được kiểm soát. Các quốc gia, vùng lãnh thổ trong danh sách dự kiến có Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Lào và đảo Đài Loan.

Thảo luận