Hoa Kỳ đang cố gắng gây căng thẳng thêm trong quan hệ Trung-Ấn?

Căng thẳng ở biên giới với Trung Quốc đang làm tăng «khẩu vị vũ khí» của giới quân sự Ấn Độ. New Delhi dự kiến mua các máy bay không người lái tấn công Predator-B của Hoa Kỳ. Điều này được rõ vài ngày sau chuyến đi của Thủ tướng Narendra Modi thị sát kiểm tra khu vực xung đột giáp giới với Trung Quốc ở phía đông Ladakh.
Sputnik

Theo phản ánh của tờ Hindustan Times, hiện giờ New Delhi xem xét khả năng mua lô máy bay không người lái tấn công Predator của Mỹ để nâng cao khả năng chiến đấu cho đội quân của mình trong khu vực tuyến kiểm soát thực tế. Chuyện ở đây nói về các phương tiện có thời gian hoạt động tầm trung, không chỉ tiến hành theo dõi và trinh sát, mà còn phát hiện và tiêu diệt mục tiêu với sự hỗ trợ của tên lửa hoặc bom có laser dẫn đường. Tờ báo còn cho biết rằng phía Mỹ mời chào cung cấp 30 bộ thiết bị bay Sea Guardian với giá hơn 4 tỷ USD. Đó là phiên bản Predator-B chưa có vũ khí do General Atomics sản xuất, được sử dụng trong Hải quân. Trong khi đó, các chuyên viên an ninh quốc gia của Ấn Độ cho rằng tốt hơn hết là sở hữu những UAV có khả năng đồng thời vừa theo dõi mục tiêu vừa giáng đòn tấn công.

Truyền thông: Quân đội Ấn Độ và Trung Quốc tháo dỡ các công trình tạm thời ở Ladakh

Hiện tại ở miền đông Ladakh, Ấn Độ đang sử dụng các máy bay không người lái Heron do Israel sản xuất. Kế hoạch tăng cường nhóm UAV bằng các máy bay không người lái của Mỹ được công bố vài ngày sau khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đích thân thực hiện chuyến đi kiểm tra tới khu vực này hôm 3 tháng 7. Đó là lần đầu tiên sau khi tại đó nổ ra cuộc xung đột giữa lính biên phòng Ấn Độ và Trung Quốc vào ngày 15 tháng 6, kết quả là có người chết và bị thương.

Tháp tùng Thủ tướng trong chuyến đi biên giới có các quan chức quân sự cấp cao, cũng như Cố vấn An ninh Quốc gia Aji Doval. Ông này là đại diện đặc biệt của Ấn Độ trong các cuộc đàm phán biên giới với Trung Quốc. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã gặp ông Aji Doval hồi tháng 12 năm ngoái. Theo tin của truyền thông Ấn Độ, vòng tham vấn mới đang được chuẩn bị với sự tham gia của những quan chức ngoại giao cấp cao này.

Hoa Kỳ đang cố gắng gây căng thẳng thêm trong quan hệ Trung-Ấn?

Quyết định tiến hành chuyến đi thị sát «tại trận» của Thủ tướng Ấn Độ được giữ bí mật đến phút chót, cho đến khi chiếc trực thăng bất ngờ hạ cánh xuống phi trường Kushok Bakula Rimpochee ở Leh. Mục tiêu chính trong sứ mệnh vi hành của ông Thủ tướng 69 tuổi đến khu vực không khí loãng ở độ cao hơn 3 km là phân tích mức sẵn sàng phản ứng của lực lượng biên phòng và cổ vũ tinh thần các binh sĩ. Truyền thông Ấn Độ cho biết, Thủ tướng đã nói rõ với các chỉ huy chiến trường trên tuyến kiểm soát thực tế rằng không nên khởi xướng bất kỳ hoạt động nào gây leo thang căng thẳng, mà chỉ thực hiện các biện pháp đáp trả hành động của phía bên kia.

Ấn Độ cho máy bay chiến đấu và trực thăng tấn công tới biên giới tranh chấp với Trung Quốc

Báo chí Ấn Độ, cụ thể là tờ «Indian Express», dẫn các nguồn không chính thức, đã đăng bài nói về sự hỗ trợ mà Hoa Kỳ dành cho Ấn Độ trong thời gian cuộc khủng hoảng mới đây ở biên giới Trung-Ấn, cũng như lời hứa của Washington rằng sẽ cung cấp cho New Delhi mọi thông tin tình báo về hành động của phía Trung Quốc. Nếu tin được vào bài viết này, thì dường như là đã có cuộc thảo luận kín qua điện thoại giữa Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo và Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar. Cuộc điện đàm mật như vậy được cho là đã diễn ra khoảng 10 ngày trước. Vẫn không có xác nhận chính thức với  thông tin về liên hệ này của các ông Pompeo và Jaishankar. Thực ra kể từ tháng 3 các nhà ngoại giao này đã trò chuyện với nhau ít nhất ba lần, nhưng cuộc điện đàm mà báo ám chỉ, nếu thực sự diễn ra, thì là cuộc đầu tiên sau vụ việc đụng độ ở thung lũng Galvan.

Có lẽ thông tin về cuộc điện đàm mật được loan báo có phần muộn màng, là do phía Ấn Độ không muốn sớm bộc lộ sự bực tức mới trong quan hệ với Trung Quốc, và đã thoả thuận để đối tác Mỹ tạm thời giữ kín câu chuyện trong giai đoạn diễn ra đàm phán giữa các nhà quân sự và ngoại giao về khả năng xuống thang trên biên giới. Dù sao chăng nữa, Hoa Kỳ hoàn toàn có thể lợi dụng sự bất hoà giữa Trung Quốc và Ấn Độ để củng cố liên hệ giữa Washington và New Delhi, - chuyên gia Andrei Volodin từ Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Nga nêu nhận xét. Trả lời phỏng vấn của Sputnik, ông Volodin gọi đây là «nước đi chờ đợi» từ phía người Mỹ:

«Hoa Kỳ đang đau đầu bởi những vấn đề nội bộ của nước mình, vì nhiều lý do, họ khó có thể dành hỗ trợ hiện thực cho Ấn Độ trong cuộc xung đột với Trung Quốc. Tuy nhiên, dưới góc độ quan điểm chính sách đối ngoại hiện tại của Hoa Kỳ, những lời hứa hẹn như vậy của Ngoại trưởng Mike Pompeo có vẻ dễ đoán trước và hợp lý. Sẽ chẳng lo có hậu quả gì ở đây. Nếu thông tin được xác nhận, cùng lắm thì tình hình có thể chỉ dẫn đến chỗ Trung Quốc đưa công hàm phản đối sự can thiệp của Mỹ vào quan hệ Trung-Ấn».

Từ lâu nay, người Mỹ đã cố gắng kích động làm trầm trọng thêm quan hệ Trung-Ấn, - chuyên gia nói thêm. Để làm như vậy, trong nhiều thứ khác, có chuyện khởi xướng dự án Đối tác Ấn Độ-Thái Bình Dương. Dự án này do Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đề xuất và được sự ủng hộ nhiệt tình của chính quyền Donald Trump.

Ông Trump sẵn sàng làm trung gian hòa giải trong cuộc xung đột giữa Ấn Độ và Trung Quốc

Hoa Kỳ sử dụng chiêu thức tương tự để kích động căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng ở khu vực Biển Đông. Sự can thiệp của bên thứ ba trong cuộc tranh chấp này hay cuộc xung đột khác chỉ gây phức tạp cho việc giải quyết. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Thôi Lôi (Tsui Lei) từ  Viện Các vấn đề quốc tế Trung Quốc cho biết rằng Hoa Kỳ đang tạo ra những cản trở với việc hoá giải vấn đề trong quan hệ Trung-Ấn:

«Trước đây, Hoa Kỳ với tư cách là đồng minh của Nhật Bản vẫn giữ trung lập trong cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản về quần đảo Điếu Ngư. Lần này chúng ta đang thấy rằng trong vấn đề giữa Trung Quốc và Ấn Độ, người Mỹ đứng về phía Ấn Độ, cáo buộc rằng Trung Quốc đang xâm phạm chủ quyền của Ấn Độ. Hoa Kỳ đang bộc lộ sự thiên vị rõ ràng, chắc chắn sẽ tác động tiêu cực đến việc giải quyết vấn đề Trung-Ấn. Phía Ấn Độ cho rằng có Hoa Kỳ hùng mạnh chống lưng, và sử dụng sự hỗ trợ của họ. Mặc dù Hoa Kỳ và Ấn Độ sẽ không chính thức thành lập bất kỳ liên minh nào, nhưng sự tương tác của họ dưới hình thức này hay dạng khác có thể làm phức tạp tình hình xung quanh tranh chấp biên giới Trung-Ấn và tạo ra những trở ngại trong việc giải quyết vấn đề chủ quyền lãnh thổ giữa Trung Quốc và Ấn Độ». 

Các quan sát viên đã ghi nhận cả sự hỗ trợ công khai của Ngoại trưởng Mike Pompeo về lệnh cấm ở Ấn Độ đối với hơn 59 ứng dụng di động của Trung Quốc. Ông Pompeo tuyên bố rằng biện pháp này sẽ tăng cường an ninh quốc gia của Ấn Độ.

Nhiều chuyên gia cũng đánh giá, lời phúc đáp của Tổng thống Mỹ Donald Trump với thông điệp của Thủ tướng Narendra Modi nhân kỷ niệm Ngày Độc lập của Hoa Kỳ, như là nỗ lực của phía Mỹ nhằm thúc đẩy hâm nóng thêm quan hệ với Ấn Độ. Trước kia, hẳn là những văn kiện ngoại giao hình thức này chẳng mấy thu hút sự chú ý nào của các chuyên gia. Thế nhưng bây giờ trong bối cảnh Ấn Độ đang hút vào cuộc xung đột với Trung Quốc ở biên giới, nhiều người thấy câu trả lời của ông Trump như là cử chỉ khích lệ bổ sung từ nước Mỹ. Tổng thống Trump gọi Thủ tướng Modi là «người bạn» và còn thổ lộ rằng «nước Mỹ yêu mến Ấn Độ».

Thảo luận