Nguy cơ bệnh dịch hạch lây lan ở mức nào?

VLADIVOSTOK (Sputnik) - Bệnh dịch hạch có thể lây nhiễm từ người sang người chỉ khi một cá nhân tiếp xúc gần với người khác, và chỉ trong những trường hợp hiếm gặp bệnh này có thể lây lan ngoài phạm vi sinh sống của sóc đất - trung gian truyền bệnh dịch hạch, cô Galina Kompanets cho biết trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
Sputnik

Cô Galina Kompanets là nhà nghiên cứu hàng đầu trong Phòng thí nghiệm về virus học thuộc Viện dịch tễ học và vi trùng học mang tên Somov.

Theo thông tin báo chí, chính quyền khu tự trị Nội Mông của Trung Quốc đã xác nhận một người chăn gia súc tại thành phố Bayan Nur mắc bệnh dịch hạch. Ngoài ra, ở phía tây Mông Cổ tại khu vực giáp với Cộng hòa Altai của Nga đã phát hiện hai ca mắc bệnh dịch hạch. Dịch vụ báo chí của Đại sứ quán Nga tại Ulan Bator cho biết, chính quyền Mông Cổ ngay lập tức thực hiện các biện pháp cần thiết, không có lý do gì để lo ngại.

Nguy cơ bệnh dịch hạch lây lan ở mức nào?

Đâu là các ổ bệnh thiên nhiên của bệnh dịch hạch?

"Trên thực tế, những ổ bệnh thiên nhiên của bệnh dịch hạch có khắp nơi trên thế giới. Ở Á-Âu, những ổ bệnh thiên nhiên của bệnh dịch hạch có ở phía bắc Trung Quốc, ở khu tự trị Nội Mông, ở Mông Cổ và lãnh thổ trên biên giới với nước này. Sóc đất marmot được cho là gây ra dịch bệnh. Mầm bệnh dịch hạch lây truyền qua cả tiếp xúc trực tiếp và vết cắn của bọ chét. Con người nhiễm vi khuẩn do bị bọ chét cắn hoặc do chạm vào các động vật bị bệnh", - chuyên gia Kompanets nói.
Gia Lai phát hiện thêm 9 ca dương tính với bạch hầu

Theo cô, trong trường hợp gần đây nhất ở Nội Mông, người chăn gia súc mắc bệnh dịch hạch vì đã săn và nấu sóc đất marmot cho bữa tối, tức là đã tiếp xúc với một con vật bị bệnh.

"Sống hay chết, không có sự khác biệt. Vi khuẩn sống đủ lâu trong máu và chất tiết. Do mầm bệnh này rất dễ lây nhiễm - một số tế bào vi khuẩn là đủ để con người mắc bệnh - bệnh dịch hạch được coi là một bệnh nhiễm trùng đặc biệt nguy hiểm. Bệnh này có thể lây nhiễm từ người sang người chỉ khi một cá nhân tiếp xúc gần với người khác hoặc nếu người bị bệnh ở dạng nặng hơn - ví dụ như dạng dịch hạch viêm phổi", - cô Kompanets giải thích.

Chuyên gia nói thêm rằng, nhân viên y tế có thể bị lây nhiễm trong quá trình chăm sóc bệnh nhân, nhưng, hàng xóm của bệnh nhân không thể bị nhiễm bởi vì bệnh này không lan truyền qua các giọt nhỏ trong không khí.

Nhà virus học lưu ý rằng, mầm bệnh xâm nhập vào máu qua vết thương trên da và chuyển đến hạch bạch huyết - đây là rào cản đầu tiên đối với mầm bệnh. Trong hạch bạch huyết, nó bắt đầu nhân lên. Những hạch bạch huyết sưng lên được gọi là các "bong bóng", chúng lớn đến mức có thể được nhìn thấy dưới da.

CNN so sánh Đại dịch hạch và coronavirus — cả hai trận dịch đều đến từ Trung Quốc
"Trong điều kiện bình thường, vi khuẩn không thể tiến xa hơn và dừng lại ở đó. Nhưng, nếu nó xâm nhập sâu hơn vào máu, vào phổi, thì có thể phát triển dạng dịch hạch viêm phổi và bệnh này rất nguy hiểm. Nó có thể lây truyền qua các giọt trong không khí".

Chuyên gia lưu ý rằng, những ca mắc bệnh dịch hạch thỉnh thoảng được ghi nhận ở Nam và Bắc Mỹ và ở Trung Quốc. Các trường hợp địa phương thường xảy ra vì có người săn và nấu sóc đất marmot.

Thế nào là bản chất của nhiễm trùng?

Nhà virus học lưu ý rằng, bản chất của ổ bệnh thiên nhiên là nó tự phát triển mà không có các yếu tố con người.

Tại sao vi khuẩn dịch hạch không thể bị diệt trừ hoàn toàn trên hành tinh
"Những con sóc đất chạy khắp nơi và thường bị bệnh. Nhưng, con người không bị nhiễm trùng chừng nào chưa gặp phải chúng. Trong những thế kỷ trước, khi loài gặm nhấm hoang dã đã tiếp xúc với chuột, và chuột cắn gây bệnh trong thành phố, đã có những đợt bùng phát bệnh dịch hạch, bao gồm cả bệnh dịch hạch viêm phổi. Nhưng, sau đó các loại thuốc kháng sinh đã ra đời, và bây giờ chúng ta có thể kiểm soát căn bệnh này - thuốc kháng sinh là loại thuốc quan trọng giúp ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh dịch hạch. Song, chúng ta vẫn không thể loại bỏ hoàn toàn bệnh này", - chuyên gia thích thêm.

Theo cô, sóc đất không phải là một loài di cư và nó không thể truyền bệnh sang các khu vực rộng lớn. Nguy hiểm chỉ có thể phát sinh nếu con vật này buộc phải di chuyển do những thay đổi sâu sắc quang cảnh và điều kiện đất, ví dụ, nếu có lũ lụt hoặc động đất. Nhưng, phạm vi sinh sống của chúng vẫn sẽ bị giới hạn bởi việc tìm kiếm thức ăn, khí hậu và một số yếu tố khác.

"Có những trường hợp hiếm hoi khi khách du lịch cố gắng nhập khẩu động vật kỳ lạ từ nước ngoài, mà không biết rằng động vật hoang dã có thể mang mầm bệnh. Các chuyên gia theo dõi liên tục các khu vực gần ổ bệnh thiên nhiên trên biên giới phía bắc của Trung Quốc, và thỉnh thoảng phát hiện những động vật "dương tính", - chuyên gia nói thêm.
Thảo luận