Phản ứng kỳ quặc của một số người Trung Quốc dịp lễ hội Vladivostok

Ngày 2 tháng 7, thành phố Vladivostok thủ phủ vùng Primorsky thuộc LB Nga kỷ niệm 160 năm tạo lập. Nhân dịp này, chính quyền thành phố phát hành huy hiệu «160 năm Vladivostok» còn ban nhạc nổi tiếng của Nga «Mumiy Troll» tổ chức buổi hòa nhạc, theo phản ánh trong bài viết của chuyên gia phân tích Piotr Tsvetov từ Sputnik.
Sputnik

Có gì sâu xa trong ký ức lịch sử Trung Hoa?

Sau khi Đại sứ quán Nga tại Bắc Kinh phổ biến thông tin về các hoạt động kỷ niệm ở Vladivostok, lập tức trên mạng xã hội xuất hiện phản hồi của một số công dân Trung Quốc về sự kiện.

Phản ứng kỳ quặc của một số người Trung Quốc dịp lễ hội Vladivostok
«Chẳng lẽ nơi đó trong quá khứ không phải là Haishenwai (Hải Sâm Uy – «Đầm lầy Hải sâm») của chúng ta hay sao?» - Chương Hạc Khánh (Zhang Heqing) một nhà ngoại giao Trung Quốc đang làm việc tại Pakistan đặt câu hỏi đầy khiêu khích.
Một người khác dùng mạng xã hội Trung Quốc thì viết: «Hôm nay chúng ta chỉ có thể chịu đựng, nhưng nhân dân Trung Quốc sẽ truyền đời từ thế hệ này sang thế hệ khác rằng đó là đất của ai».
Một công dân Trung Quốc ẩn danh còn đi xa hơn nữa: «Chúng ta cần tin chắc rằng vùng đất ruột thịt này sẽ trở về cố quốc trong tương lai!».

Phản ứng kỳ quặc như vậy của những người Trung Quốc không thể không khiến cộng đồng quốc tế chú ý. Hãng truyền hình Ấn Độ Wion TV bình luận về những phát ngôn này như sau: «CHND Trung Hoa chọn lối bác bỏ những hiệp ước bất lợi cho họ», và nhắc nhớ về các cuộc tranh chấp lãnh thổ của Trung Hoa với 20 nước khác, bao gồm Nga, Ấn Độ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Mông Cổ, Lào, Philippines, Malaysia, Indonesia, Nam và Bắc Triều Tiên và v.v...

Phản ứng kỳ quặc của một số người Trung Quốc dịp lễ hội Vladivostok

Thực ra lời lẽ của một số công dân Trung Quốc riêng biệt như trên chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Chuyên gia Nga Grigory Lokshin nhớ lại rằng khi ông đến Vladivostok hồi cuối những năm 1960, khi bắt đầu mỗi buổi phát sóng, Đài phát thanh Bắc Kinh luôn nói với các cư dân Primorye một định đề như sau: «Thưa các công dân thành phố Vladivostok đang tạm trú trên lãnh thổ Trung Quốc…» (!)

Từ đó đến nay có bao nhiêu biến đổi xoay vần? Năm 2012, tại Bắc Kinh xuất bản bộ sách nhiều tập «Lịch sử CHND Trung Hoa». Cụ thể, trong những trang nói về lịch sử thời tiền cách mạng của Trung Quốc có ghi: «Sa hoàng Nga đã chia cắt và chiếm giữ vùng đông-bắc Trung Quốc, tây-bắc Trung Quốc». Nếu ba người Trung Quốc nêu ý kiến trích dẫn ở trên từng đọc bộ sách này, thì thật chẳng đáng ngạc nhiên về những phát ngôn hàm hồ của họ.

Lịch sử thành phố Vladivostok

Lịch sử đích thực của thành phố Vladivostok như sau. Ngày 2 tháng 7 năm 1860, hải đội vận tải Siberia «Manjur» dưới sự lãnh đạo của Trung uý Thuyền trưởng Alexei Shefner đã đưa những người lính của Sa hoàng Piotr Đại đế đến vịnh Zolotoi Rog (Sừng Vàng) lập ra đồn quân đầu tiên. Nơi đây nhận được tên gọi Vladivostok và quy chế đô thị được cấp vào năm 1880.

Phản ứng kỳ quặc của một số người Trung Quốc dịp lễ hội Vladivostok

Nhưng ngay cả khi trước đó ở điểm này từng có một thôn làng người Hoa, thì hôm nay cũng không một ai có quyền đòi lấy địa bàn thuộc lãnh thổ Nga. Vấn đề là ở chỗ, bằng một loạt thỏa thuận, Matxcơva và Bắc Kinh đã giải quyết xong các tranh chấp cũ về biên giới trước đây. Còn Hiệp ước về láng giềng thân thiện, hữu nghị và hợp tác được những người đứng đầu Nga và Trung Quốc ký kết tại Matxcơva ngày 16 tháng 7 năm 2001 đã quy nhận hai bên không còn yêu sách lãnh thổ đối với nhau.

Tàu khổng lồ chở năm nghìn khách du lịch từ Trung Quốc đến Vladivostok

Phải chăng người ta ở Bắc Kinh bác bỏ Hiệp ước này vì không có lợi cho họ, như các nhà báo Ấn Độ nhận xét? Chuyên gia Piotr Tsvetov nêu ý kiến: «Không, tôi không nghĩ vậy, bởi thực ra Hiệp ước này là thoả thuận có lợi cho Trung Quốc, như chính phía Bắc Kinh từng nhiều lần tuyên bố. Chỉ đơn giản là thật khó để những đối tượng theo chủ nghĩa dân tộc vĩ đại bá quyền vẫn hiện hữu trong cộng đồng cư dân Trung Quốc cũng chấp nhận sự thật này. Nhưng thiết nghĩ ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước CHND Trung Hoa cần suy nghĩ về điều đó. Tâm thế dân tộc chủ nghĩa nếu có cơ hội mở rộng sẽ có thể đẩy nhà cầm quyền đến hành động gây hấn. Nên chăng cơ quan kiểm duyệt Bắc Kinh có biện pháp «quét dọn khu chợ ngôn từ bát nháo» nêu yêu sách lãnh thổ vô căn cứ đối với các nước láng giềng.

Còn về Vladivostok, phải chăng những người cộng sản Trung Quốc đang cai quản đất nước nên nhớ lại lời vị lãnh tụ vĩ đại của chủ nghĩa cộng sản toàn thế giới V.I. Lenin đã nói từ năm 1922: «Vladivostok rất xa, nhưng đó là thành phố chúng ta tìm thấy và tạo lập…».

Thảo luận