Theo hãng tin này, chính sách trên đang được thảo luận. Một mặt, nó sẽ bảo vệ người dùng khỏi nội dung liên quan đến bầu cử có thể gây hiểu lầm. Tuy nhiên, lãnh đạo Facebook lo ngại rằng lệnh cấm quảng cáo có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các chiến dịch bỏ phiếu hoặc hạn chế khả năng ứng viên phản hồi những tin tức mới nhất hoặc thông tin mới.
Vào tháng 6, người sáng lập mạng xã hội Facebook Mark Zuckerberg tuyên bố rằng công ty ông đã phát động chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới và đưa ra tùy chọn ẩn quảng cáo chính trị. Theo ông, trong khuôn khổ sáng kiến này, công ty đang lập ra một trung tâm thông tin đặc biệt sẽ cung cấp "thông tin đáng tin cậy, bao gồm cách thức và nơi bỏ phiếu, cũng như chi tiết về đăng ký cử tri, bỏ phiếu qua thư và bỏ phiếu sớm". Theo Zuckerberg, thông tin từ trung tâm sẽ được đăng ở đầu bảng tin trên Facebook và Instagram.
Tại sao các tổ chức bảo vệ nhân quyền phản đối quảng cáo Facebook?
Trước đây, Hiệp hội quốc gia vì sự tiến bộ của người da màu (NAACP), Tổ chức dân quyền Color of Change, Tổ chức bảo vệ nhân quyền Anti-Defamation League (ADL) và nhiều nhà bảo vệ nhân quyền khác đã kêu gọi các doanh nghiệp ngừng đăng quảng cáo trên Facebook vào tháng 7 để phản đối các thông tin “gây thù hận, bạo lực và phân biệt chủng tộc”. Sau đó, North Face, Coca-Cola, PepsiCo, Unilever, Starbucks, Volkswagen và SAP tuyên bố rằng họ sẽ không quảng cáo trên Facebook. Một vài trong số họ cho biết cũng sẽ không quảng cáo trên các mạng xã hội khác. Có hơn một nghìn doanh nghiệp hưởng ứng lời kêu gọi này.