Coronavirus buộc Thủ tướng Johnson tuyên chiến với thực phẩm có hại

Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ thực hiện bước đầu tiên trong cuộc chiến chống bệnh thừa cân cho người dân. Cụ thể, ông Johnson có kế hoạch cấm quảng cáo thực phẩm không lành mạnh trong siêu thị, tờ The Times viết.
Sputnik

Ông Johnson, người vẫn tự gọi mình là "người theo chủ nghĩa tự do lớn" về mặt lựa chọn chế độ ăn uống, cho biết rằng chính coronavirus đã thúc giục ông rằng London cần phải khẩn trương bước vào cuộc chiến chống thừa cân.

Đại dịch ở Anh: Coronavirus đã giết chết 19 y bác sĩ

Theo kế hoạch, các cửa hàng sẽ không được tổ chức các hoạt động khuyến mãi “mua một, tặng một” đối với một số danh mục hàng hóa nhất định. Ngoài ra, chính quyền dự kiến sẽ áp đặt lệnh cấm đặt đồ ngọt và sô cô la ở hai đầu trên kệ hàng hóa và lối vào siêu thị. Phố Downing cũng đang xem xét việc buộc các điểm bán thực phẩm chú thích rõ lượng calo trong thực đơn.

Anh đứng thứ hai ở châu Âu về tỷ lệ béo phì, và điều này đã góp phần làm tăng tỷ lệ tử vong do coronavirus. Những người béo phì có nguy cơ tử vong gấp đôi do virus, trong khi đối với những người thừa cân thì con số này là 26%. Đồng thời, hai phần ba dân số trưởng thành của Anh bị thừa cân; hơn một phần tư trong số họ bị béo phì. Trong bối cảnh này, ngay cả Thủ tướng Boris Johnson cũng thừa nhận rằng việc thừa cân khiến ông cảm thấy tồi tệ hơn sau khi mắc COVID-19.

Nước Anh chống béo phì như thế nào?

“Virus đã cho thấy tầm quan trọng của việc sống lành mạnh và giữ gìn sức khỏe”, - Bộ trưởng Bộ Văn hóa Caroline Dinenage nhấn mạnh.

Dự kiến, chiến dịch nhằm thuyết phục người Anh duy trì thói quen tập thể dục ở nơi có bầu không khí trong lành, nơi họ được cách ly, sẽ được lặp lại trong cuộc chiến chống quảng cáo đồ ăn không lành mạnh.

Các bác sĩ Anh nêu ra dấu hiệu bất thường khi nhiễm coronavirus

Tuy nhiên, ông Johnson đã phải đối mặt với sự không hài lòng của những người phản đối quảng cáo đồ ăn độc hại sau khi hủy bỏ điều khoản cấm quảng cáo thực phẩm có hàm lượng calo cao từ 9 giờ tối. Rõ ràng, biện pháp này không hoàn toàn bị loại bỏ, nhưng Thủ tướng không chắc chắn về tính đúng đắn của động thái đó, vì các kênh truyền hình, cơ quan quảng cáo và những người ủng hộ trong giới chính phủ đã tấn công ông bằng những lời chỉ trích gay gắt.

Đồng thời, theo một số nguồn tin, 40% chi phí thực phẩm có liên quan đến những sản phẩm được quảng cáo tích cực, làm tăng khả năng cấm các hoạt động khuyến mãi đối với sản phẩm có chứa lượng lớn đường, muối và chất béo, theo The Times.

Thảo luận