Liệu Trung Quốc có gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương?

Sau phiên họp mới đây của nghị viện Trung Quốc - (Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc, gọi tắt là Nhân Đại) - đã xuất hiện thông báo rằng Trung Quốc đang xem xét khả năng tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), như chuyên gia phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik cho biết.
Sputnik

Chỉ những ngôn từ chung chung

Các phương tiện truyền thông loan tin rằng tại cuộc họp báo sau khi kết thúc phiên họp thường kỳ của Quốc hội, Thủ tướng Quốc vụ viện CHND Trung Hoa, ông Lý Khắc Cường đã tuyên bố rằng Trung Quốc có thái độ tích cực đối với CPTPP và đang xem xét vấn đề liên kết vào tổ chức này. Sau đó, vị đại diện chính thức của Bộ Thương mại Trung Quốc cũng phát biểu với tinh thần tương tự.

Sự thật buồn: Hơn 70% doanh nghiệp dân doanh Việt Nam "không biết gì" về CPTPP và EVFTA

Tuy nhiên, các nước kỳ cựu của thỏa thuận là Mexico và New Zealand chẳng hạn vẫn chưa hề nhận được thông tin nào như kiểu một yêu cầu chính thức từ Bắc Kinh về vấn đề này.

Có cơ sở nào chăng để Bắc Kinh phấn đấu tham gia CPTPP? Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương, thậm chí cả sau khi Hoa Kỳ rút khỏi vào năm 2017, vẫn là một nhóm kinh tế hùng mạnh bao gồm 11 nước: Australia, Brunei, Việt Nam, Canada, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Chile, Nhật Bản. Đó sẽ là một thị trường tự do to lớn. Việc có quan hệ mật thiết với những nước này, đặc biệt là theo hiệp định, là rất đáng giá. Ngày hôm nay, có vẻ chỉ tuyên bố về nguyện vọng tham gia CPTPP cũng là hữu ích, khi mà hàng loạt nước, ví dụ như Australia, Canada, đang gay gắt chỉ trích Trung Quốc trong tương quan đại dịch Covid-19 và những sự kiện ở Hồng Kông. Còn những lời của Thủ tướng Trung Quốc khá lọt tai có thể khiến ai đó có cảm tưởng yên bình.

Chuyên gia Mỹ Barbara Weisel cho rằng Bắc Kinh trở nên quan tâm đến CPTPP do thực tế là đại diện của Đài Loan đã tiến hành đàm phán với tổ chức này. Và đó là chuyện có thể. Mà Bắc Kinh thì luôn bằng mọi cách cố gắng cản trở quan hệ quốc tế của Đài Bắc.

Sự phản đối Trung Quốc sẽ chẳng phải chuyện đùa

Chắc hẳn sẽ không ít người phản đối ý tưởng để Trung Quốc tham gia vào CPTPP. Ngay trong Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng có những đồng chí trọng trách sẽ phản đối việc gia nhập thứ tổ chức với các quy tắc nghiêm ngặt dự trù hạn chế sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế, làm suy yếu vị thế của các doanh nghiệp Nhà nước và áp dụng các quy định điều phối lao động theo tinh thần chuẩn mực tự do phương Tây. Trong tương quan với chi tiết điều phối lao động, người ta thấy rằng chính quyền Trung Quốc sẽ buộc phải chấp nhận sự tồn tại của các công đoàn độc lập với chính quyền.

Mexico đánh giá Việt Nam là thị trường tiềm năng trong CPTPP

Những nước đã ký thỏa thuận về CPTPP có thể cũng không mấy vui mừng trao tấm thẻ chứng nhận tư cách thành viên của CHND Trung Hoa trong tổ chức của họ. Do không hiện hữu hàng rào thuế quan giữa các nước thành viên, có viễn cảnh dễ thấy là Bắc Kinh sẽ làm ngập lụt các nước đối tác bằng các sản phẩm Trung Quốc, xông vào cạnh tranh với nhiều nước trong số đó. Ví dụ, cạnh tranh với Việt Nam trên thị trường hàng dệt may, với Nhật Bản và Malaysia trong ngành điện tử dân dụng. Do vậy, chắc chắn sẽ xuất hiện những «cuộc biểu tình» chống lại việc kết nạp Trung Quốc vào CPTPP. Ở đây nên nhớ lại trường hợp điển hình với một tổ chức kinh tế khu vực khác, mà Trung Quốc đã là thành viên, đó là Hiệp định đối tác kinh tế khu vực toàn diện (RCEP). Hồi năm ngoái, Ấn Độ đã từ chối tham gia tổ chức này vì e ngại «cơn lũ» hàng hóa Trung Quốc tràn vào.

Yếu tố trấn an các nước thành viên CPTPP cần phải là sự cân nhắc xem xét, củng cố bằng kinh nghiệm lịch sử còn tươi mới về việc Trung Quốc gia nhập WTO. Các đại diện Trung Quốc ưa thích tiến hành đàm phán và do đó sẽ kéo dây dưa thương lượng trong thời gian dài.

Thảo luận