Vì sao Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở?
Ông Ryzhkov nhận xét rằng Mỹ muốn kiểm soát toàn bộ phương diện không gian vũ trụ, bao gồm cả các hệ thống liên lạc và dẫn đường, rác vũ trụ, viễn thám Trái đất, cũng như tăng thu nhập nhờ nguồn này trong tương lai thông qua việc “bán vật tư thiết bị liên quan”.
Nguyên nhân thứ hai, theo ý kiến chuyên gia, - đó là không muốn để cho lãnh thổ nước mình bị thanh sát. Ông Ryzhkov nhắc lại rằng Washington lần đầu tiên vào tháng 9/2013 cố sức hạn chế Nga trong chuyến bay thanh sát theo Hiệp ước Bầu trời mở bằng máy bay An-30B của Nga có trang bị thiết bị giám sát kỹ thuật số. Ông lưu ý rằng vào thời điểm đó, Mỹ là quốc gia duy nhất tham gia hiệp ước từ chối ký báo cáo để máy bay Nga bay thanh sát theo thỏa thuận.
Khi đó Hoa Kỳ thậm chí không bận tâm đến việc đưa ra một cái cớ để biện minh cho hành động của mình. Mãi 8 tháng sau họ mới buộc phải thừa nhận kết quả thanh sát.
Ông nhấn mạnh rằng Nga sẵn sàng đối thoại với các đối tác Mỹ trên cơ sở có đi có lại.
Tổng thống Donald Trump ngày 21 tháng 5 tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở.
Đầu tháng 7, sau các cuộc đàm phán về OST, Nga và Mỹ đã không thể xích lại gần nhau hơn, tuy nhiên, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nói rằng cho đến nay không có dấu hiệu nào cho thấy những nước thành viên khác cũng sẽ theo gương Washington rút khỏi thỏa thuận.
Về phần Nga, ông Oleg Bushuev, người đứng đầu bộ phận kiểm soát vũ khí thông thường thuộc cơ quan phụ trách vấn đề không phổ biến và kiểm soát vũ khí của Bộ Ngoại giao Nga, nhấn mạnh rằng Nga sẽ không thuyết phục Hoa Kỳ ở lại OST.