Ai không hài lòng với tiến độ phát triển vắc-xin COVID-19?

Nga đã hoàn tất quá trình thử nghiệm vắc-xin phòng, chống coronavirus trên người. Mẫu vắc-xin ngừa COVID-19 do các nhà khoa học của Trung tâm Dịch tễ học và Vi sinh học mang tên Gamaleya phát triển có thể được phê duyệt cho dùng rộng rãi vào ngày 14 tháng 8.
Sputnik

Hai loại vắc-xin cũng đang được thử nghiệm ở Trung Quốc và Vương quốc Anh, và một số mẫu vắc xin khác đã cho thấy kết quả tuyệt vời ở động vật và tình nguyện viên tại Mỹ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hài lòng với điều này. Trào lưu chống vắc-xin đang gia tăng trên thế giới.

Những người "anti vaccine" tin rằng, vắc-xin là cần thiết chỉ để lây nhiễm càng nhiều người càng tốt, để giảm số người nghỉ hưu và cấy chip vào mọi người.

Bước đột phá của Nga

Tại Đại học Sechenov, kể từ ngày 18 tháng 6, những người tình nguyện không có kháng thể với SARS-CoV2 đã được tiêm một mẫu vắc xin được tạo ra bởi các chuyên gia từ Trung tâm Nghiên cứu Liên bang Dịch tễ học và Vi sinh mang tên Gamaleya (NITSEM). Một số tình nguyện viên được tiêm một liều, phần còn lại – hai liều.

Theo bà Elena Smolyarchuk, người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu lâm sàng về thuốc tại Đại học Sechenov, các tình nguyện viên thực tế không có phản ứng sinh lý tiêu cực với thuốc tiêm. Chỉ có một số tình nguyện viên với tăng thân nhiệt nhẹ trong mấy ngày đầu tiên.

Bây giờ tất cả họ đều cảm thấy tốt. Các tình nguyện viên được tiêm một liều thuốc đã xuất viện, những người được tiêm hai lần dự kiến sẽ được xuất viện vào ngày 20 tháng 7.

Anh cáo buộc Nga cố gắng đánh cắp dữ liệu về vắc-xin ngừa COVID-19

Đồng thời, Giám đốc Trung tâm Dịch tễ học và Vi sinh mang tên Gamaleya, ông Alexander Gintsburg, nhấn mạnh rằng, vắc-xin đã tạo ra phản ứng miễn dịch cho các tình nguyện viên, đã xuất hiện các kháng thể.

Người đứng đầu bộ phận trị liệu của Bệnh viện Quân đội Burdenko ở Matxcơva, bác sĩ Svetlana Volchikhina cũng cho biết rằng, khả năng miễn dịch của các tình nguyện viên đang hoạt động tốt.

"Các kháng thể đã được tạo ra và những người tình nghuyện đang được bảo vệ chống coronavirus", - bác sĩ Volchikhina cho biết sau khi nhóm người đầu tiên tham gia thử nghiệm giai đoạn một được xuất viện.

Vào giữa tháng 8, thử nghiệm giai đoạn hai mà Bệnh viện lâm sàng quân sự Burdenko thực hiện song song với Đại học Sechenov sẽ được hoàn thành. Sau đó, một lượng nhỏ vắc-xin sẽ được đưa ra lưu hành.

Như Alexander Gintsburg chỉ định trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, đây có thể được coi là giai đoạn thứ ba của các thử nghiệm lâm sàng.

"Nếu có bất kỳ tác dụng phụ của vaccine, Bộ Y tế có quyền thu hồi giấy phép", - ông Guntsburg nói.

Nhóm các nhà hoạt động chống tiêm chủng

Sự xuất hiện của vắc-xin COVID-19 trong nước đã gây ra phản ứng tiêu cực của những nhà hoạt động “anti vaccine”, những người chống lại bất cứ việc tiêm chủng nào vì họ cho rằng, tiêm chủng phá hủy khả năng miễn dịch.

“Khi đối mặt với một chủng khác, khả năng miễn dịch còn lại sau khi tiêm vắc-xin có thể tăng cường phụ thuộc kháng thể (ADE), dẫn đến các dạng nặng của nhiễm trùng", - một nhà hoạt động “anti vaccine” cảnh báo trên trang mạng xã hội Nga VKontakte.
WHO không hy vọng sẽ sớm có vắc-xin ngừa COVID-19
"Vắc-xin chống COVID-19 không khác gì việc cấy chip. Hiện có chip dạng lỏng. Đã từ lâu Trung Quốc dùng vắc xin để cấy chip dạng lỏng", - một người dùng khác nhận xét.

Những người khác cảnh báo rằng, mẫu vắc xin đã được phát triển rất nhanh, điều đó có nghĩa là tính an toàn và hiệu quả của nó là đáng ngờ.

"Những cuộc tranh luận về nội dung này vẫn đang tiếp tục kể từ khi bác sĩ Edward Jenner thực hiện cuộc thí nghiệm đầu tiên nhằm phát triển vaccine giúp thế giới thoát khỏi đậu mùa. Khi đó đã có những câu chuyện kinh dị rằng sau khi tiêm thuốc, bệnh nhân sẽ mọc sừng, đuôi và móng guốc. Không có gì mới trong những tranh luận này, nhưng, nỗi sợ hãi không có căn cứ. Không ai bác bỏ các yêu cầu được đưa ra đối với các lọai vắc xin, kể cả vắc xin phòng, chống COVID-19. Trước khi sản xuất công nghiệp, các chuyên gia thực hiện thử nghiệm lâm sàng trên các tình nguyện viên. Đây là giai đoạn thứ hai. Trước đó, tác dụng của thuốc đã được thử nghiệm trên động vật. Các bác sĩ kiểm tra tính an toàn và khả năng miễn dịch của vắc-xin cũng như thời gian tồn tại của các kháng thể", - Giáo sư Alexander Gorelov, Phó giám đốc phụ trách nghiên cứu khoa học của Viện nghiên cứu dịch tễ học trung ương của Rospotrebnadzor nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

Nói về việc cấy chip, hiện nay điều này thậm chí không khả thi về mặt kỹ thuật, nhà khoa học giải thích thêm.

"Điểm tiếp theo: liệu có nguy cơ lây nhiễm trong quá trình tiêm chủng vắc-xin hay không? Chắc chắn là không. Thời kỳ sử dụng các loại vắc xin chứa các phiên bản suy yếu của vi khuẩn và virus đã qua từ lâu. Ngày nay, trong hầu hết các trường hợp, các chuyên gia sử dụng phương pháp khác: vắc xin tổng hợp, vắc xin vectơ không có virus mà chỉ có những mảnh nhỏ của nó, ví dụ như protein S, để gắn vào tế bào. Có nghĩa là loại vắc-xin như vậy không thể gây ra quá trình lây nhiễm và tái nhiễm", - giáo sư Alexander Gorelov nhấn mạnh.

Thuyết phục và tiêm phòng

Tuy nhiên, trào lưu chống vắc-xin đang gia tăng. Trên mạng lan truyền một đoạn video mang tên Plandemic có nội dung nói về thuyết âm mưu và đại dịch Covid-19. Đoạn video này đã đạt được vài triệu lượt xem. Và danh sách các chất được cho là có thể biến vắc-xin phòng chống Covid-19 đang được phát triển thành chất độc đã được đăng lại trên Facebook vài nghìn lần.

Trên thực tế, số người ủng hộ tiêm chủng và những người chưa có lập trường nhất định về vấn đề này là nhiều gấp mấy lần, các nhà nghiên cứu Mỹ cho biết. Chỉ có việc, những người chống vắc-xin đang hoạt động tích cực hơn. Do đó có ấn tượng rằng, xã hội được chia thành hai phe gần bằng nhau. Nhưng, thực tế không phải vậy.

Công bố kết quả thử nghiệm vắc-xin đầu tiên của Mỹ chống COVID-19

Theo Giám sát toàn cầu Wellcome 2018 về khoa học và y tế quốc tế, trong tổng số 140.000 người tham gia khảo sát, chỉ có 7% cho biết họ phản đối mạnh mẽ bất kỳ tiêm chủng nào.

Tuy nhiên, các tác giả nhấn mạnh rằng, không nên bỏ qua hoạt động tích cực của những người chống vắc-xin. Dịch sởi bùng phát báo động ở một số nước châu Âu hồi năm ngoái là kết quả của chiến dịch chống vắc-xin, vì những người “anti vaccine” đã thuyết phục được nhiều người đang "do dự". Điều gì đó tương tự có thể xảy ra với vắc-xin COVID-19.

Theo ông Alexander Gorelov, những người phản đối việc tiêm phòng hầu như không có ảnh hưởng ở Nga.

"Hầu hết mọi người đều có ý thức và tinh thần trách nhiệm, tuy nhiên, luôn có những người hoài nghi. Điều quan trọng là cung cấp thông tin đầy đủ và đáng tin cậy cho công chúng. Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy vắc-xin COVID-19 có thể gây ra bất kỳ tác hại nào. Nếu có những thông tin như vậy, vắc-xin sẽ không được đăng ký và hơn nữa sẽ không được đưa vào sản xuất", - chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm nhấn mạnh.

Theo ông, bây giờ thật khó để nói khi nào vắc-xin phòng, chống coronavirus sẽ được đưa vào sử dụng. Song, các nhà khoa học Nga có một khởi đầu tốt và hy vọng rằng, điều này sẽ sớm xảy ra. Trong trường hợp này, trước tiên cần phải bảo vệ các nhóm rủi ro - nhân viên y tế, người trên 65 tuổi. Các chuyên gia có thể mất nhiều năm để tạo ra một loại vắc-xin phù hợp cho mọi lứa tuổi, cả trẻ em và người lớn.

Thảo luận