Bán dầu ra từ các kho dự trữ: Trung Quốc có thể khiến giá dầu thế giới sụp đổ

Trung Quốc bắt đầu bán ra dầu thô mà họ đã mua vào mùa xuân với giá tối thiểu. Theo Bloomberg, hành động của Trung Quốc trên thị trường dầu mỏ có thể khiến giá dầu thế giới sụp đổ, đặc biệt sau khi các nước OPEC+ nâng hạn ngạch sản lượng. Liệu Bắc Kinh có thể khiến thị trường dầu mỏ sụp đổ? Sau đây là bài của Sputnik về nội dung này.
Sputnik

Lưu trữ một kho dầu khổng lồ

Vào đầu tháng Tư, giá dầu thô Brent đã giảm xuống dưới 15 USD/thùng trong bối cảnh áp lực thừa cung, thiếu cầu. Khi giá dầu giảm mạnh gần 60%, Trung Quốc bắt đầu tích cực mua dầu thô để lấp đầy các kho dự trữ. Bloomberg lưu ý rằng, ngoài các cơ sở dự trữ chiến lược Trung Quộc đã sử dụng các kho chứa thương mại.

Giá dầu giảm xuống dưới 60 đô la vì coronavirus Trung Quốc

Mục tiêu ban đầu của Bắc Kinh là nâng lượng dầu nắm giữ ở các kho dự trữ chiến lược lên mức tương đương 90 ngày nhập khẩu ròng tương đương khoảng 900 triệu thùng dầu. Mặc dù lượng dầu ở các kho dự trữ chiến lược của Trung Quốc vẫn là một ẩn số, nhưng, theo ước tính của các thương nhân SIA Energy và các nhà phân tích của Wood Mackenzie, Bắc Kinh đã mua thêm từ 80-100 triệu thùng dầu trong năm nay.

Bây giờ Trung Quốc bắt đầu bán ra một phần dự trữ của mình ngay vào lúc OPEC + đang chuẩn bị nâng hạn ngạch sản lượng. Kể từ ngày 1 tháng 8, các nước này sẽ thực hiện cắt giảm sản lượng 7,7 triệu thùng/ngày.

Bắc Kinh đã bán được gần một triệu thùng dầu thông qua Sàn giao dịch năng lượng quốc tế Thượng Hải (INE). Dầu thô đã được vận chuyển từ các kho lưu trữ trên bờ biển phía đông của đất nước và được bán cho khách hàng trước đây vốn chỉ mua từ thị trường Trung Đông hoặc châu Phi. Có chú ý đến điều đó, Bloomberg lo ngại rằng, hành động này có thể khiến giá dầu mỏ sụp đổ.

Giao dịch thị trường

Các nhà phân tích Nga không có thái độ bi quan như vậy. Trung Quốc không phải là một nhà sản xuất dầu lớn, ngược lại, nước này là người tiêu dùng chính do nhu cầu kinh tế. Bắc Kinh không có khả năng thay đổi hoàn toàn cán cân quyền lực trên thị trường, chuyên gia Maxim Fedorov, phó chủ tịch công ty tài chính QBF nhận xét.

Các hành động của Trung Quốc cho thấy sự phục hồi nhu cầu nhiên liệu là vô cùng mong manh. Không nên nói về Trung Quốc như một đối thủ cạnh tranh nghiêm trọng, chuyên gia Igbal Guliyev, phó giám đốc của Viện Chính sách Năng lượng và Ngoại giao Quốc tế thuộc Trường Đại học Quan hệ quốc tế quốc gia Matxcơva (MGIMO) xác nhận.

Trung Quốc giành quyền kiểm soát giá dầu
"Sau khi tăng lượng dầu dự trữ gấp mấy lần, Trung Quốc quyết định bán ra lượng dầu dư thừa để kiếm lời, đồng thời không cho phép OPEC + tăng đáng kể giá bán dầu", - nhà kinh tế giải thích.

Vitaly Mankevich, Chủ tịch Liên minh các nhà công nghiệp và doanh nghiệp Nga - châu Á lưu ý rằng, dự trữ dầu thô của Trung Quốc chiếm 69% tổng dự trữ toàn cầu. Nhưng, Bắc Kinh đã mua nhiên liệu không phải để đầu cơ mà để tăng trưởng, tức là, để đáp ứng nhu cầu hậu khủng hoảng, nhưng, hóa ra sự phục hồi nhu cầu nhiên liệu là khá mong manh.

"Do đó, Trung Quốc sẽ không bán ra nhiều dầu và không thể vượt trước các nhà cung cấp như Nga, Ả Rập Saudi và Hoa Kỳ. Chắc là, Bắc kinh sẽ chỉ bán ra lượng dầu dư thừa", - ông Mankevich nói.

Trong cuộc trò chuyện với Sputnik, các chuyên gia cũng lưu ý đến việc, Trung Quốc đang mở rộng kho lưu trữ dầu, các cơ sở lưu trữ mới đang được xây dựng rất nhanh. Theo ước tính của hãng tư vấn năng lượng Kpler, vào cuối tháng 6, trong các kho lưu trữ thuộc sở hữu của các công ty tư nhân và nhà nước cũng như INE đã có đủ chỗ để trữ thêm 330 triệu thùng dầu. Hơn nữa, trong nửa cuối năm nay, Trung Quốc sẽ đưa vào vận hành các cơ sở lưu trữ với công suất 74,85 triệu thùng.

"Nếu tính toán của Kpler là chính xác, các công ty Trung Quốc sẽ tiếp tục mua dầu thô trong điều kiện thị trường thuận lợi", - ông Artem Deev, người đứng đầu bộ phận phân tích của AMmarket, cho biết.

Theo ông, việc bán ra một triệu thùng dầu là một giao dịch thị trường bình thường không ảnh hưởng đến báo giá dưới bất kỳ hình thức nào.

Nga sẽ được hưởng lợi

Như vậy, hành động của Trung Quốc, vốn là động lực tăng giá dầu trong những tháng gần đây, sẽ không dẫn đến sự sụp đổ, mà sẽ chỉ làm chậm sự tăng trưởng ổn định của báo giá.

Trung Quốc và Hoa Kỳ đồng ý văn bản phần đầu của hiệp định thương mại

Mặt khác, Trung Quốc hiện có một đòn bẩy để ảnh hưởng đến giá dầu. Ví dụ, nếu Washington áp đặt bất kỳ lệnh trừng phạt mới nào ảnh hưởng đến việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, Bắc Kinh có thể phản ứng gay gắt: bắt đầu bán phá giá lượng dầu dư thừa.

Tuy nhiên, ông Deev cảnh báo, một cuộc chiến thương mại kiểu như vậy giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không thể mang lại điều gì tốt. Nhưng, Matxcơva sẽ được hưởng lợi bởi vì nguyên liệu thô của Nga được cung cấp cho Trung Quốc không phải bằng đường biển, mà bằng đường ống.

Thảo luận