Có đường dây đưa người Trung Quốc vào Việt Nam giữa lúc dịch Covid-19?

Công an Việt Nam hiện đang điều tra vụ 21 người Trung Quốc lưu trú bất hợp pháp ở Quảng Nam. Có hay không đường dây đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Đà Nẵng, Quảng Nam? Giữa tâm dịch Covid-19, những công dân Trung Quốc này vào Việt Nam bằng đường nào?
Sputnik

Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho biết, 6h sáng nay, 21/7, Bộ Y tế ghi nhận thêm 12 ca dương rính với coronavirus trở về từ Nga và được cách ly ngay sau nhập cảnh. Việt Nam có 396 người nhiễm nCoV.

Theo Bộ GTVT, việc đưa công dân nhiễm coronavirus từ Guinea Xích Đạo hồi hương không đơn giản và cần nhiều phương án do sân bay Bata của nước này không đủ điều kiện đón máy bay thân rộng. Vấn đề xin cấp phép bay ở nhiều nước cũng gây trở ngại.

Việt Nam có thêm 12 ca mắc virus corona nhập cảnh từ Nga

Theo bản tin lúc 6h ngày 21/7 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 xác nhận, Việt Nam có thêm 12 người mắc SARS-CoV-2. Nâng tổng số ca nhiễm coronavirus của cả nước lên thành 386 bệnh nhân.

Tướng Vịnh: Vừa chống Covid-19 thành công, vừa đảm bảo gìn giữ hòa bình

Bộ y tế cho hay, сác trường hợp này trở về từ Nga, được cách ly ngay khi nhập cảnh, không có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng.

Cụ thể, đây là trường hợp này đều được cách ly ngay sau nhập cảnh, liên quan đến chuyến bay VN5062 từ Liên Bang Nga (quá cảnh Belarus) về sân bay Vân Đồn ngày 17/7.

Thông báo chi tiết, Bộ Y tế cho biết, bệnh nhân số 385 là nữ, 51 tuổi ở Thanh Tuyền, Phủ Lý, Hà Nam. Bệnh nhân số 386 là nam, 53 tuổi cũng ở tại Thanh Tuyền, TP Phủ Lý, Hà Nam.

Ca bệnh số 387 là nam thanh niên 25 tuổi, ở Giao Thịnh, Giao Thủy, Nam Định. Bệnh nhân số 388 cũng là nam, 24 tuổi ở Cửa Lò, Nghệ An.

Theo thông báo của Bộ Y tế, cả 4 trường hợp này sau nhập cảnh được cách ly ngay tại Nam Định, được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh lấy mẫu xét nghiệm, kết quả xét nghiệm ngày 19/7 nghi ngờ dương tính với coronavirus.

Việt Nam có thêm 8 ca mắc Covid-19: Tất cả đều là chuyên gia Nga

Sau đó, ngành y tế Nam Định đã gửi mẫu đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương xét nghiệm tham chiếu.

Đến ngày 20/7, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương khẳng định, có 4 mẫu dương tính với SARS-CoV-2. Hiện cả 4 người mắc nCoV vừa từ Nga về được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định.

8 trường hợp tiếp theo, Bộ Y tế cho biết, đều được cách ly ngay sau khi nhập cảnh ở Ninh Bình và được lấy mẫu xét nghiệm ở tỉnh này.

Kết quả xét nghiệm khẳng định, 8 mẫu dương tính với coronavirus. Hiện cả 8 bệnh nhân này đều được cách ly, điều trị tại Phòng khám Đa khoa khu vực Cầu Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

Thông tin chi tiết về các bệnh nhân này, Bộ Y tế cho biết, ca bệnh số 389 là nam, 34 tuổi, ở Hoằng Quỳ, Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Nam bệnh nhân số 390 đã 41 tuổi, trú phường Phước Hải, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Nam bệnh nhân số 391 là nam, 24 tuổi ở xã Cấp Tiến, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng.

Bệnh nhân số 392 là nữ, 24 tuổi ở Độc Lập, Hưng Hà, Thái Bình, Ca bệnh số 393 là nam, 26 tuổi ở Trung An, Vũ Thư, Thái Bình. Ca bệnh số 394 là nam, 25 tuổi xã Phương Định, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.

Ca mắc Covid-19 số 395 là nam thanh niên 26 tuổi ở xã Hồng Quang, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội.

Nam bệnh nhân số 396 38 tuổi ở Cam Nghĩa, Cam Ranh, Khánh Hòa.

Việt Nam mở cửa sau Covid-19: Khôi phục vận chuyển hàng không với Trung Quốc

Hiện Việt Nam đang có tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 11.088, trong đó, Cách ly tập trung tại bệnh viện là 11 trường hợp, cách ly tập trung tại cơ sở khác là 9.949, cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 1.028 người.

Thông báo về tình hình điều trị, Bộ Y tế cho biết, đến thời điểm này Việt Nam đã có 360/396 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, chiếm  90,9% tổng số ca bệnh Covid-19 trong nước.

Tính đến sáng ngày 21/7, trong số các bệnh nhân nhiễm coronavirus đang điều trị, theo dõi sức khoẻ tại các cơ sở y tế, hiện có 5 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1- 2 lần với virus corona.

Hiện, Việt Nam vẫn còn 31 bệnh nhân dương tính với nCoV. Trong các bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế hiện nay, đa số đều có sức khoẻ ổn định.

Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 đang điều trị đông bệnh nhân nhất với số lượng 10 ca bệnh.

Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa- Vũng Tàu điều trị 9 trường hợp. Trung tâm y tế huyện Bình Sơn-Quảng Ngãi điều trị một ca bệnh.

Phòng khám Đa khoa khu vực Cầu Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình điều trị 8 ca.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu hai người. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau điều trị 1 ca. Bệnh viện Lê Lợi, TP Vũng Tàu điều trị 1 ca, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định điều trị 4 ca.

Việt Nam đưa công dân mắc Covid-19 từ Guinea Xích Đạo về như thế nào?

Ngày 20/7, Bộ Giao thông Vận tải (Bộ GTVT) cho biết đã có văn bản gửi Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) nêu các phương án thực hiện việc đưa công dân Việt Nam mắc Covid-19 từ Guinea Xích Đạo về nước.

Việt Nam phát hiện thêm 2 trường hợp nhiễm Covid-19

Trước đó, phát biểu tại cuộc họp với Thủ tướng, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh cho biết, hiện đang có 219 người lao động Việt Nam làm việc tại Guinea Xích Đạo.

Theo thống kê của Bộ LĐ,TB&XH, trong số này, Công ty Lilama 10 là 49 người, Công ty CM Vietnam 164 người, Công ty TNHH Đầu tư sản xuất thương mại dịch vụ Tân Đại Lợi 6 người. Người lao động đang làm việc tại công trình Nhà máy thủy điện Sendje, tỉnh Littorial, nước Cộng hòa Guinea Xích đạo theo hợp đồng giữa ba công ty với Công ty tổng thầu Duglas Alliance Ltd (Anh).

Theo đó, cuối tháng 6/2020, sau khi có biểu hiện ho, sốt, một số người lao động cơ quan y tế xét nghiệm Covid-19. Kết quả xét nghiệm ngày 30/6 nêu rõ có 16 lao động người Việt Nam dương tính với virus SARS-CoV-2 và 20 người nghi nhiễm.

Những người này được đưa đi chữa trị và cách ly theo quy định của cơ quan y tế sở tại. Qua theo dõi và điều trị, đến nay, sức khoẻ một số người lao động đã tạm thời ổn định.

Đến các ngày 1-2/7, nhóm lao động tiếp tục được lấy mẫu xét nghiệm coronavirus. Đến ngày 9/7, Công ty CM Việt Nam báo cáo có thêm 74 người nhiễm bệnh, nâng số tổng số người Việt Nam nhiễm bệnh tại công trường lên đến 90 người.

Báo động: Gần 1/3 dân số Việt Nam thất nghiệp, giảm thu nhập vì Covid-19

Công ty Lilama 10 và Công ty Tân Đại Lợi có 23 người nhiễm SARS-CoV-2. Như vậy, tổng số có 112/219 người lao động nhiễm Covid-19. Hiện tất cả các trường hợp nhiễm bệnh đã được đưa đi chữa trị theo quy định của Guinea Xích Đạo.

Ngay sau khi nhận được thông tin, ngày 3/7, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã gửi văn bản lên Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Angola kiêm nhiệm Cộng hoà Guinea Xích Đạo, báo cáo Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, tạo điều kiện để doanh nghiệp đưa lao động về nước theo nguyện vọng của người lao động.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề nghị Thủ tướng Chính phủ tổ chức chuyến bay cứu hộ công dân để đưa toàn bộ số lao động trên về nước, đồng thời đảm bảo cách ly y tế và  điều trị theo quy định. Chi phí chuyến bay do doanh nghiệp và nhà thầu chịu chi phí. Bộ này đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét, khảo sát chuyến bay thẳng đưa công dân về nước.

Căn cứ vào tình hình này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tổ chức ngay chuyến bay đưa công dân ở Guinea Xích Đạo về nước.

Trong văn bản của Bộ GTVT do Thứ trưởng Lê Anh Tuấn ký nêu rõ, Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam Vietnam Airlines đã xây dựng 4 phương án điều động máy bay và đang chờ sân bay Bata của Guinea Xích đạo xác nhận về khả năng tiếp đón chuyến bay.

Theo đó, phương án thứ nhất, Vietnam Airlines (VNA) sẽ sử dụng một máy bay thân rộng A350 bay thẳng từ Hà Nội đến sân bay Bata và từ đó bay về Hà Nội.

“Vấn đề khó khăn hiện nay là sân bay Bata hiện không đủ khả năng cung ứng nhiên liệu cho máy bay bay về. Sân bay cũng cần bổ sung 1 xe cứu hỏa để đảm bảo cứu hỏa cấp 8 - cấp cần thiết để khai thác máy bay A350”, Bộ GTVT nêu rõ.

Với tình hình này, Vietnam Airlines có thể triển khai phương án 2 là thay đổi lộ trình thành Hà Nội - Bata - Malabo - Hà Nội. Về ưu điểm, phương án này sẽ không cần khả năng cung ứng nhiên liệu của sân bay Bata, nhưng sân bay này vẫn phải đáp ứng thêm một xe cứu hỏa.

Liên Hợp Quốc khen Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Việt Nam chống dịch Covid-19 hàng đầu

Phương án thứ ba mà Vietnam Airlines đưa ra là sử dụng máy bay A350 di chuyển theo lộ trình Hà Nội - Malabo - Hà Nội. Ưu thế của phương án này là không cần sử dụng sân bay Bata nhưng đổi lại công dân sẽ phải di chuyển từ nơi ở đến sân bay Malabo.

Còn phương án cuối cùng là sử dụng 2 máy bay thân hẹp A321, trong đó một máy bay chở bệnh nhân dương tính Covid-19, còn máy bay chở hành khách bình thường.

“Do máy bay thân hẹp không bay được xa nên lộ trình phải chia nhỏ thành Hà Nội - Dubai - Bata - Jeddah - Ahnedabad - Hà Nội”, phía Vietnam Airlines cho biết thêm.

Nói về phương án này, Bộ GTVT cho biết, trở ngại của phương án này là vấn đề xin cấp phép bay tại nhiều nước trong khi chuyến bay lại chở người bệnh. Điều kiện nghỉ ngơi của tiếp viên cũng không đủ tiêu chuẩn vì chuyến bay kéo dài với nhiều điểm cất hạ cánh.

Bộ GTVT yêu cầu Bộ Ngoại giao đề nghị chính quyền sở tại sớm cấp phép bay cho các chuyến bay nêu trên để phối hợp thực hiện các chuyến bay thành công.

Gần 96% bênh nhân mắc Covid-19 tại Việt Nam được công bố khỏi bệnh

Đồng thời, Bộ Ngoại giao cũng phải làm việc với gia đình các bệnh nhân để xử lý tình huống phát sinh trên máy bay.

Bộ Y tế được yêu cầu cung cấp trang thiết bị y tế cho toàn bộ hành khách và phi hành đoàn, đảm bảo phòng chống dịch trên máy bay và xử lý các tình huống có thể xảy ra với hành khách. Theo đó, sau khi hành khách về nước, Bộ Y tế phải bố trí tiếp nhận người bệnh và cách ly hành khách theo quy định.

Bộ GTVT cũng yêu cầu Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao hướng dẫn hành khách phòng chống dịch và tập hợp hành khách lên máy bay.

Công an điều tra đường dây đưa người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam giữa dịch Covid-19

Hiện nay, Công an tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng đang cùng phói hợp điều tra nghi án nhóm người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam đi bằng đường bộ, đường mòn, lối mở, nhiều khả năng, có đường dây để đưa hàng loạt người Trung Quốc nhập cảnh và lưu trú trái phép tại Việt Nam.

Việt Nam còn 12 trường hợp dương tính với Covid-19

Sáng ngày 21/7, trả lời báo chí, Thiếu tướng Nguyễn Đức Dũng, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam thông tin cho biết, hiện nay, Công an hai địa phương là tỉnh Quảng Nam và Công an TP. Đà Nẵng đang phối hợp điều tra làm rõ việc 21 người Trung Quốc ở chui tại Quảng Nam và 27 công dân nước láng giềng ở Đà Nẵng trước đó đã nhập cảnh vào Việt Nam bằng cách nào.

Riêng tại Quảng Nam, Thiếu tướng Nguyễn Đức Dũng cho biết, các đơn vị chức năng vẫn đang phối hợp với Sở Ngoại vụ tỉnh để điều tra, làm rõ vụ việc 21 người Trung Quốc bỏ chạy tán loạn khi bị phát giác ở một biệt thự du lịch tại Quảng Nam.

Qua thông tin lời khai ban đầu của nhóm 21 người Trung Quốc ở Quảng Nam, họ nhập cảnh vào Việt Nam bằng đường bộ (đường mòn lối mở). Họ đi theo đường bộ từ phía Bắc và phía Nam, rồi lưu trú tại Quảng Nam.

“Ban đầu nhóm người này khai đi bằng đường bộ, đường mòn, lối mở. Cơ quan chức năng sẽ kiểm tra lại việc kiểm soát biên giới”, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam nêu rõ.

Thiếu tướng Nguyễn Đức Dũng nêu nghi vấn của lực lượng chức năng: Trong số 21 người Trung Quốc lưu trú tại Quảng Nam, có 17 người không có giấy tờ, hộ chiếu, chỉ có 4 người mang theo giấy tờ tùy thân. Công an hiện nghi vấn có đường dây đưa người từ Trung Quốc sang Việt Nam.

“Khả năng đây là một đường dây đưa người vượt biên và có một người làm “đầu nậu” giữ hết hộ chiếu của những người này”, đại diện Công an tỉnh Quảng Nam cho hay.
“Tuy nhiên lời khai còn mâu thuẫn và chúng tôi đang làm rõ thêm. Công an Quảng Nam đặt nghi vấn có thể nhóm người này được đường dây đưa người vượt biên sang Quảng Nam”, Thiếu tướng Nguyễn Đức Dũng cho biết.
Cơ quan chức năng Quảng Nam hiện đang làm rõ, đối tượng nào đã đưa nhóm người Trung Quốc này vào? 21 người Trung Quốc ở Quảng Nam và 27 người Trung Quốc ở Đà Nẵng có liên quan đến nhau hay không? Họ vào Việt Nam với mục đích gì?

Từ những thông tin điều tra ban đầu, Thiếu tướng Dũng nhận định: Khả năng cao có một nhóm đối tượng đứng ra tổ chức để đưa người trái phép vào Việt Nam. Qua sự việc cho thấy, không thể nào người Trung Quốc ở nhiều nơi khác nhau lại có thể tụ tập thành một nhóm rồi đi đông như vậy được.

“Nghi vấn đường dây đưa người trái phép sang Việt Nam là có căn cứ vì họ không thể tập trung đông rồi đi một lúc như vậy”, Thiếu tướng Nguyễn Đức Dũng nhấn mạnh.

Đã 76 ngày Việt Nam không ghi nhận ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng
Ngoài 21 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào địa bàn được phát hiện vào ngày 18/7, thì đến nay, tại Quảng Nam vẫn chưa phát hiện thêm trường hợp người Trung Quốc nào.

“Do nhóm người Trung Quốc ở nhiều nơi khác nhau nên công tác phiên dịch đang gặp khó khăn dẫn đến việc lấy lời khai của những đối tượng này cũng gặp nhiều khó khăn”, Thiếu tướng Dũng cho biết.

Trước đó, trưa 20/7, Thượng tá Nguyễn Thành Long, Phó Giám đốc Công an tỉnh cũng cho biết hiện nay Công an tỉnh Quảng Nam đang điều tra những người Trung Quốc nói trên nhập cảnh vào Việt Nam bằng con đường nào và Công an tỉnh sẽ có báo cáo gửi đến Bộ Công an để xin ý kiến.

“Hiện vụ việc đang được tập trung làm rõ vì liên quan đến công tác đối ngoại. Khi nắm chắc sự việc, thông tin cụ thể, rõ ràng chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ cho báo chí”, Thượng tá Long nhấn mạnh.

Trước đó, chiều 18/7, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam đã phát hiện một nhóm người Trung Quốc đang ở khu lưu trú – biệt thự du lịch Hà My Villa ở phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn.

Khi bị lực lượng chức năng ập vào kiểm tra, nhóm người Trung Quốc đã bỏ chạy tán loạn. Cơ quan chức năng đã tạm giữ 4 người tại chỗ và sau đó truy tìm được 17 người tại TP Hội An, Quảng Nam, tất cả được đưa vào cách ly, lấy mẫu xét nghiệm và cho kết quả âm tính với virus corona.

Việt Nam quyết tâm không để có làn sóng Covid-19 thứ hai

Cùng thời điểm, tại TP. Đà Nẵng, lực lượng chức năng cũng phát hiện một nhóm người Trung Quốc lưu trú tại đây ngày 18/7 khi công an kiểm tra hành chính một khách sạn. Cơ quan công an sau đó đã đưa họ vào cách ly tại một khách sạn trên đường Loseby, quận Sơn Trà. Rất may là cả 24 người Trung Quốc này đều âm tính với SARS-CoV-2.

Phát biểu về 24 trường hợp này, Thượng tá Phan Minh Mẫn, Trưởng công an quận Sơn Trà, cho biết đơn vị mới tiếp nhận 17 khách Trung Quốc do Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an TP Đà Nẵng bàn giao.

“Nhiệm vụ của Công an Sơn Trà là quản lý những người này để họ không đi ra cộng đồng. Còn việc xác minh thông tin những người này nhập cảnh bằng đường nào, có hợp pháp hay không thì do Phòng Quản lý xuất nhập cảnh thụ lý”, Thượng tá Phan Minh Mẫn cho biết.
Thảo luận