Mưa lũ, sạt lở đất ở Hà Giang: 5 người chết, thiệt hại nghiêm trọng

Cập nhật tình hình mưa lũ ở Hà Giang và các tỉnh phía Bắc Việt Nam: Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai tại các địa phương, mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất gây thiệt hại nặng nề. Ít nhất đã có 5 người tử vong tại Hà Giang.
Sputnik

Mưa lũ lớn ở Hà Giang cũng làm hai nhà máy thủy điện bị vùi lấp toàn bộ hệ thống máy móc, nhiều tuyến đường bị ngập, giao thông chia cắt.

Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân các tỉnh đã khẩn trương chỉ đạo di dời nhân dân đến nơi an toàn, đồng thời, các lực lượng vũ trang, công an, quân đội, các ngành cùng tập trung tham gia ứng cứu, có phương án đảm bảo giao thông thông suốt, hạn chế tối đa thiệt hại về người và của do mưa lũ, sạt lở đất gây ra.

Quốc lộ 2 nối Hà Giang - Tuyên Quang sạt lở khiến giao thông tê liệt

Chiều 21/7, Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai cho hay, từ đêm qua đến chiều nay, nhiều tỉnh miền núi phía Bắc có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, phổ biến từ 30-60mm, gây sạt lở đất, lũ quét.

Đảm bảo an toàn ở Trị An trong mùa mưa lũ năm 2019

Trong thời gian từ đêm ngày 20/7 đến sáng ngày 21/7, do mưa lớn kéo dài, trên ta-luy dương tuyến Quốc lộ 2 nối từ Hà Giang - Tuyên Quang, đoạn thuộc khu vực đầu thành phố Hà Giang và huyện Vị Xuyên đã xảy ra sạt lở đất, khiến tuyến đường này bị chia cắt hoàn toàn.

Chia sẻ với phóng viên, ông Đinh Văn Hòa, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Đường bộ 1.8, Cục Quản lý Đường bộ (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) thông tin cho biết, khối lượng đất đá sạt lở ước tính lên đến hàng nghìn mét khối, làm vùi lấp hoàn toàn mặt đường khiến các phương tiện lưu thông trên Quốc lộ 2 từ Hà Giang đi Tuyên Quang, Hà Nội và ngược lại đều bị ách tắc nhiều giờ từ đêm 20/7 đến chiều 21/7.

Chi cục Quản lý Đường bộ 1.8 hiện đang cùng với các đơn vị thi công huy động các phương tiện, máy móc khẩn trương xử lý khu vực sạt lở. Việc dọn dẹp dự kiến sẽ còn kéo dài vì trời vẫn mưa, khối lượng sụt và sạt lở lớn. Trong điều kiện thời tiết không mưa, dự kiến đến khoảng 20 giờ ngày 21/7 các phương tiện mới có thể lưu thông trở lại.

Ngoài việc đường bị sạt lở, hàng trăm ngôi nhà ở thành phố Hà Giang và một số địa phương trong tỉnh cũng chịu thiệt hại nặng, bị ngập, đất đá sạt lở tràn vào nhà.

Nhiều gia đình không kịp di chuyển đồ đạc do lượng nước từ trên núi đổ xuống và từ các sông, suối tràn vào ban đêm và rạng sáng.

Mưa lũ tại Khánh Hòa: 28 người thương vong

Tại nhiều căn nhà, nước ngập lên cao đến 1 mét, thậm chí có căn nhà chìm sâu dưới nước, khiến nhiều tài sản có giá trị hư hỏng nặng. Ngoài ra, hoa màu, vườn tược của các hộ dân ở thành phố Hà Giang, huyện Hoàng Su Phì, huyện Vị Xuyên, huyện Bắc Quang cũng bị thiệt hại nghiêm trọng.

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn cho hay, trong bối cảnh mưa lũ gây nhiều thiệt hại tại các địa phương ở tỉnh Hà Giang và dự báo sẽ còn diễn biến phức tạp, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã chỉ đạo UBND các huyện, thành phố khẩn trương triển khai các giải pháp để ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương tổ chức động viên, thăm hỏi, hỗ trợ mai táng phí cho người chết theo chế độ quy định. Cơ quan chức năng cũng bố trí chỗ ở tạm thời cho hộ gia đình có nhà ở bị vùi lấp; cấp ủy, chính quyền các địa phương cần lựa chọn, xác định địa điểm và hỗ trợ làm nhà ở mới cho hộ bị thiệt hại để đảm bảo an toàn, bền vững.

Về công tác thủy điện, Sở Công Thương Hà Giang đã cử các đoàn công tác khẩn trương đi kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện quy trình vận hành đón, xả lũ của các nhà máy thủy điện trên địa bàn, nhất là trên hệ thống sông Miện và sông Lô.

Mưa lũ, sạt lở đất ở Hà Giang: 5 người chết, thiệt hại nghiêm trọng

Các đơn vị như Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang đã huy động hàng trăm cán bộ, chiến sỹ và bố trí nhiều phương tiện, trang thiết bị hỗ trợ cho nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Giang và một số địa phương cứu hộ cứu nạn, khẩn trương khắc phục thiệt hại do mưa lũ.

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang yêu cầu các ngành chức năng của tỉnh phối hợp với các địa phương thống kê tình hình thiệt hại.

Các đơn vị cũng được yêu cầu theo dõi, bám sát tình hình thời tiết, tổ chức trực nghiêm túc 24/24 giờ để xử lý thông tin kịp thời. Trong trường hợp phát sinh tình huống, cần khẩn trương thực hiện tốt phương án đã xây dựng và phương châm "4 tại chỗ" để hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra.

Cập nhật mưa lũ ở Hà Giang: Thêm 3 người chết, 500 hộ dân bị ngập nặng

Mới đây, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Giang đã ghi nhận thêm 3 trường hợp thiệt mạng do mưa lũ, nâng số người chết lên 5 người và 500 hộ dân bị ngập nặng.

Bộ đội, công an lội bùn, lội suối giúp dân khắc phục mưa lũ

Ba nạn nhân mới được ghi nhận gồm có: cháu Nguyễn Tú Minh Ánh (13 tuổi, tại tổ 9, xã Phương Độ, TP Hà Giang) chết do sạt lở đất, cháu Trịnh An Vy (2 tuổi, tại thôn Vĩnh Ngọc, xã Tân Quang, Bắc Quang, Hà Giang) chết do nước lũ cuốn và anh Nông Văn Chiến (27 tuổi quê xã Minh Ngoc, huyện Bắc Mê, Hà Giang) là lái xe Công ty Trí Hưng bị lũ cuốn khi đi xe qua đập tràn thôn Nà Sáng, xã Minh Sơn, huyện bắc Mê.

Trước đó, hai nạn nhân thiệt mạng là bà Lý Già Tin (44 tuổi) và Lý Thị Ơn (15 tuổi, con bà T., trú tại thôn Cóc Nắm, xã Bản Nhùng, huyện Hoàng Su Phì). Cả hai bị đất đá vùi lấp.

Tính đến nay, mưa lũ tại tỉnh Hà Giang đã khiến 5 người chết, 2 người bị thương.

Theo cập nhật, 524 nhà bị ngập lụt (thành phố Hà Giang và các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì); tại Tổ 6 phố Đinh Tiên Hoàng, phường Quang Trung, thành phố Hà Giang lũ ống làm sập một số nhà dân (hiện địa phương đang thống kê thiệt hại). 

Mưa lũ, sạt lở đất ở Hà Giang: 5 người chết, thiệt hại nghiêm trọng

Đến thời điểm này, các tuyến đường bị ngập nước cơ bản đã rút, giao thông đi lại bình thường.

Trước diễn biến mưa lũ phức tạp, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Đặng Quốc Khánh đã trực tiếp đi kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả mưa lũ tại một số điểm, như: Khu vực ngập úng thuộc tổ 3, phường Minh Khai, tổ 2, phường Ngọc Hà, thôn Châng, xã Phương Thiện…

Ông Đặng Quốc Khánh yêu cầu các ngành chức năng khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện, máy móc giúp đỡ nhân dân và khắc phục thiệt hại, khẩn trương triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân; thực hiện nghiêm túc phương án ứng phó và phương châm “4 tại chỗ” giúp nhân dân khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra; kịp thời quan tâm, động viên người dân.

Các đơn vị cần phải thường xuyên theo dõi, bám sát tình, thực hiện đồng bộ các giải pháp hạn chế tối đa thiệt hại trong đợt mưa lũ.

Thiệt hại do mưa lũ tiếp tục gia tăng, Thanh Hóa còn gần 100 điểm sạt lở, ngập lụt

Sáng 21/7, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn cũng ra Công điện khẩn số 2275-CĐ/CTUBND, gửi Chủ tịch UBND – Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các huyện, thành phố; các thành viên Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh về việc thực hiện các biện pháp khắc phục và phòng, chống thiên tai.

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang chỉ đạo UBND các huyện, thành phố có điểm bị ngập úng cục bộ, lũ ống, sạt lở đất (TP Hà Giang, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì) chỉ đạo và huy động ngay lực lượng, phương tiện tại chỗ để cùng với lực lượng cơ sở, nhân dân kịp thời khắc phục hậu quả; triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản.

Hà Giang: Khẩn cấp di dân đến nơi an toàn

Theo báo cáo, một số khu vực của thành phố Hà Giang bị ngập sâu đến 1,2m, 5 thôn của xã Yên Định, huyện Bắc Mê bị ngập.

28 người chết, 11 người mất tích do mưa lũ

Ngoài ra, mưa lớn gây sạt lở 3 điểm tại Quốc lộ 2, dự kiến, đến 0 giờ ngày 22/7 sẽ thông xe, ngập lụt 4 điểm trên Quốc lộ 4C đoạn qua thành phố Hà Giang, 2 điểm trên Quốc lộ 34C,  sạt lở 2 điểm trên Tỉnh lộ 176B đoạn qua xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh (hiện đã thông xe) và sạt lở, ngập lụt một số tuyến đường liên xã và thành phố Hà Giang, huyện Vị Xuyên.

Theo TTXVN, mưa lũ cũng làm ngập úng 215 ha lúa mới cấy và hoa màu; 5 ha cây lâm nghiệp, 23,8 ha ao cá truyền thống bị thiệt hại, 11 con gia súc bị chết. Hai nhà máy thủy điện Thuận Hòa (huyện Vị Xuyên) và Thái An (huyện Quản Bạ) dừng hoạt động do bị đất đá vùi lấp.

Ngày 21/7, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai thông tin cho biết, tại khu vực miền núi phía Bắc đang có mưa to đến rất to. Đặc biệt, tại Hà Giang mưa tới 350mm trong 10 giờ (từ 0h-10h ngày 21/7), gây thiệt hại lớn về người và của.

Số liệu của cơ quan khí tượng của Việt Nam cho thấy, từ ngày 21-22/7, vùng núi phía Bắc tiếp tục có mưa 50-100mm/24h, có nơi trên 150mm/24h; lũ thượng lưu sông Lô có khả năng đạt mức BĐ2-BĐ3.

26 người chết và mất tích do mưa lũ, thiệt hại 141 tỷ đồng
Tại các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn đang có nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ.

Trong bối cảnh mưa to, lũ lớn bất thườngm Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn yêu cầu các tỉnh miền núi phía Bắc theo dõi sát diễn biến mưa, lũ quét, sạt lở đất, triển khai ngay các lực lượng cứu hộ, di dời dân vùng bị ngập sâu.

Bên cạnh đó, chính quyền cơ sở và lực lượng xung kích phòng chống thiên tai được yêu cầu kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, hạ lưu hồ, đập, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất chủ động di dời, sơ tán dân đến nơi an toàn. Khơi thông dòng chảy, nhất là trên các suối, khe cạn, các ao hồ có nguy cơ mất an toàn.

Các địa phương triển khai phương án phòng chống lũ, đảm bảo an toàn theo cấp báo động. Tổ chức tuần tra canh gác, kiểm tra, rà soát việc chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện theo quy định.

Ban chỉ đạo Trung ương cũng lưu ý về đảm bảo an toàn các công trình đang xây dựng trên, ven sông, suối; các chủ phương tiện vận tải thuỷ, khai thác khoáng sản.

Mưa lũ, sạt lở đất ở Hà Giang: 5 người chết, thiệt hại nghiêm trọng

Kiểm tra các hồ đập, nhất là các hồ đập xung yếu, hồ thuỷ điện nhỏ, công trình đang thi công, sửa chữa, bố trí lực lượng, vật tư, máy móc, thiết bị sẵn sàng ứng phó, xử lý khi có tình huống.

Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đề nghị Bộ TN&MT theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời về diễn biến mưa lũ, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất để các cơ quan có liên quan và người dân biết chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

Những hình ảnh tang thương trong 2 ngày mưa lũ lịch sử hoành hành
Đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo, kiểm tra công tác bảo đảm an toàn hồ đập thuỷ điện, đặc biệt là các thủy điện nhỏ; kiểm tra công tác bảo đảm an toàn đối với hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản, không để xảy ra các sự cố gây thiệt hại về người.

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn hồ đập thủy lợi, nhất là hồ đập xung yếu, công trình đang thi công sửa chữa, không cho phép tích nước nếu hồ đập không đảm bảo an toàn.

Đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo việc kiểm soát, hướng dẫn giao thông tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết khi có mưa lũ lớn, bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để kịp thời khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.

Thảo luận