Kiềm chế ở Biển Đông: Việt Nam đề nghị Trung Quốc kiểm soát tốt bất đồng

Trao đổi với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh thẳng thắn nêu quan ngại về tình hình Biển Đông và đề nghị hai bên kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không làm phức tạp tình hình và đề nghị Bắc Kinh tôn trọng chủ quyền, lợi ích hợp pháp của Việt Nam.
Sputnik

Đặc biệt, cũng tại Phiên họp lần thứ 12 của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc, Ngoại trưởng Vương Nghị đã cảm ơn sự hỗ trợ của Chính phủ và nhân dân Việt Nam về cả vật chất lẫn tinh thần đối với việc khắc phủ hậu quả do lũ lụt nặng nề.

Cuộc họp đáng mong đợi của Bộ trưởng Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Vương Nghị

Thời gian gần đây, căng thẳng ở Biển Đông không ngừng leo thang khi nguy cơ đối đầu trực diện Mỹ - Trung gia tăng khi cả Bắc Kinh và Washington đều liên tục có những màn khẩu chiến qua lại nảy lửa, chỉ trích lẫn nhau về tuyên bố chủ quyền cũng như lợi ích, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên tuyến đường hàng hải này.

Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper: Mỹ sẽ tiếp tục hiện diện ở Biển Đông

Đối với quan hệ ngoại giao Việt Nam và Trung Quốc, tình hình Biển Đông cũng có những ảnh hưởng nhất định. Hà Nội đã nhiều lần phải trao đổi thông qua nhiều kênh ngoại giao, đối thoại, trao công hàm sau hàng loạt vụ việc Bắc Kinh vi phạm chủ quyền, quyền tài phán và có hành vi gây hấn ở vùng biển tranh chấp.

Điển hình như việc tàu Hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá ngư dân Việt Nam ở gần Hoàng Sa, việc Bắc Kinh liên tục đưa tàu nghiên cứu, khảo sát Hải dương Địa chất HD4 và HD8 vào khu vực Bãi Tư Chính cũng như vùng đặc quyền EEZ của Việt Nam, quyết định thành lập các quận Nam Sa, Tây Sa thuộc thành phố Tam Sa của chính quyền Chủ tịch Tập Cận Bình cũng như hàng loạt cuộc tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông của Trung Quốc khiến Hà Nội phải liên tục lên tiếng phản đối.

Kiềm chế ở Biển Đông: Việt Nam đề nghị Trung Quốc kiểm soát tốt bất đồng

Trong bối cảnh ấy, có thể nói, cuộc họp trực tuyến Phiên họp lần thứ 12 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc do lãnh đạo Bộ Ngoại giao hai nước đồng chủ trì là sự kiện vô cùng được mong đợi. Đây được bước đi cần thiết để cải thiện quan hệ song phương giữa Bắc Kinh và Hà Nội trong tình hình hiện nay.

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam, vấn đề biên giới lãnh thổ trên đất liền và tranh chấp, bất đồng trên Biển Đông được thảo luận trong hội nghị trực tuyến Phiên họp lần thứ 12 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc, do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cùng Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đồng chủ trì.

Phía Việt Nam ngoài đồng chí Phạm Bình Minh còn có đại diện lãnh đạo nhiều Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, UBND TP.Hà Nội, Hải Phòng cùng 7 tỉnh biên giới phía Bắc cùng tham dự.

Mỹ giúp Việt Nam thắng Trung Quốc ở Biển Đông hay Hà Nội sẽ bị trừng phạt?

Tại hội nghị ngày 21/7, hai bên nhất trí cho rằng, kể từ sau Phiên họp lần thứ 11 (09/2018) đến nay, quan hệ Việt - Trung về tổng thể duy trì xu thế phát triển tích cực.

Cụ thể, giao lưu gặp gỡ lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam – Trung Quốc luôn được duy trì bằng các hình thức linh hoạt: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình điện đàm, trao đổi thư, điện mừng. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự một số diễn đàn kinh tế tại Trung Quốc (Vành đai và Con đường), cùng Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường điện đàm về hợp tác phòng chống Covid-19.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm chính thức Trung Quốc và có nhiều chuyến thăm, trao đổi của lãnh đạo hai nước trong thời gian qua, góp phần vun đắp quan hệ Hà Nội – Bắc Kinh theo phương châm “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”.

Tại cuộc họp, hai bên cũng ghi nhận những kết quả đạt được trong 10 cuộc đàm phán liên quan đến phân định và hợp tác cùng phát triển trên biển, được tiến hành từ sau phiên họp lần thứ 11 của ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương, cũng như các thành quả về hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển.

Việt Nam đề nghị Trung Quốc cùng kiểm soát tốt bất đồng ở Biển Đông

Như đã nêu, một trong những chủ đề đáng quan tâm nhất tại Phiên họp lần thứ 12 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc chính là những trao đổi thẳng thắn về tình hình Biển Đông thời gian qua và “những điểm còn khác biệt” trong lập trường về tranh chấp lãnh thổ, biển đảo, an ninh hàng hải giữa Bắc Kinh và Hà Nội.

Tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông: Trung Quốc ngụy biện, Việt Nam nói thẳng

Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, về các vấn đề trên biển, hai bên ghi nhận những kết quả đạt được của 10 cuộc đàm phán liên quan đến phân định và hợp tác cùng phát triển trên biển được tiến hành từ sau Phiên họp lần thứ 11 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương đến nay.

Hai Bộ trưởng Phạm Bình Minh và Vương Nghị cũng ghi nhận các thành quả về hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển.

“Hai bên đã trao đổi thẳng thắn về tình hình trên biển thời gian qua và những điểm còn khác biệt về vấn đề trên biển”, thông cáo của Bộ Ngoại giao nêu rõ.

Theo đó, trao đổi với Ngoại trưởng Vương Nghị, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã nêu quan ngại trước những diễn biến phức tạp ở Biển Đông gần đây.

Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đề nghị hai bên kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp tình hình, mở rộng tranh chấp, tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

“Hai bên nhất trí tuân thủ nhận thức chung cấp cao và thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, thúc đẩy các cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển đạt kết quả thực chất; thực hiện toàn diện, hiệu quả DOC; thúc đẩy đàm phán COC sớm đạt kết quả thực chất”, Bộ Ngoại giao cho biết.

Cũng tại Hội nghị hôm 21/7, lãnh đạo hai Bộ Ngoại giao Việt Nam và Trung Quốc đều đánh giá tình hình biên giới trên đất liền cơ bản ổn định. Đường biên, mốc giới và các cặp cửa khẩu được quản lý tốt, thúc đẩy hoạt động kinh tế biên giới, kể cả trong thời gian Covid-19 diễn biến phức tạp.

Hai bên cũng nhất trí tăng cường phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới, nghiêm túc tuân thủ các quy định của ba văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền cùng những thỏa thuận liên quan.

“Điểm sáng” – “điểm tối” trong quan hệ Việt -Trung

Có thể nói, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc về tổng thể được đánh giá đã duy trì xu thế phát triển tích cực.

Việt Nam ủng hộ Mỹ bác bỏ yêu sách chủ quyền Trung Quốc ở Biển Đông?

Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định, hợp tác giữa các Bộ ngành, đặc biệt là giao lưu địa phương phát triển cả về số lượng tham gia, lĩnh vực hợp tác và ngày càng đi vào chiều sâu.

Dù bị ảnh hưởng nặng nề vì đại dịch do coronavirus (Covid-19), tuy nhiên, hợp tác về thương mại trong nửa đầu năm 2020 giữa hai bên vẫn tăng trưởng 4,5%.

Đặc biệt, nhiều mặt hàng nông sản có ưu thế của Việt Nam như sữa, măng cụt đã đến với thị trường Trung Quốc và thêm nhiều sản phẩm tiềm năng của Việt Nam có cơ hội đi sâu hơn nữa, khai thác thị trường tỷ dân này.

Về đầu tư, FDI của Trung Quốc vào Việt Nam năm 2019 có bước tăng trưởng lớn, hiện đứng thứ 7/132 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam.

Như đã biết, trước khi dịch Covid-19 bùng phát, Trung Quốc liên tục nhiều năm liền dẫn đầu về lượng du khách quốc tế đến Việt Nam, trong khi đó Việt Nam là một trong những nước ASEAN có số lượng du khách đến Trung Quốc lớn nhất.

Trung Quốc không sợ bị Mỹ trừng phạt vì vấn đề Biển Đông

Đồng thời, Hà Nội và Bắc Kinh cũng đã triển khai hợp tác, ủng hộ lẫn nhau trong phòng chống dịch Covid-19. Các hoạt động giao lưu nhân dân tiếp tục được triển khai. Hai bên đã tiến hành nhiều hoạt động nhân kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1950 - 2020).

Tuy nhiên, theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, hợp tác giữa hai nước vẫn còn một số vấn đề tồn tại. Điển hình như vấn đề nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc tăng mạnh (31 tỷ USD năm 2019, tăng hơn 40%), một số dự án do Trung Quốc đầu tư, nhận thầu ở Việt Nam (ví dụ như dự án đường sắt đô thị trên cao Cát Linh – Hà Đông) và việc triển khai các khoản vay ưu đãi, viện trợ không hoàn lại của Trung Quốc dành cho Việt Nam tiến triển còn chậm.

Tăng cường quan hệ Việt - Trung thời gian tới như thế nào?

Tại Hội nghị giữa lãnh đạo hai Bộ Ngoại giao, hai bên đi sâu trao đổi và xác định một số trọng tâm công tác thời gian tới nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển bền vững.

Trung Quốc bị ghét ở Biển Đông: Mỹ, Nhật đồng loạt “mắng xối xả” Bắc Kinh

Theo đó, Hà Nội và Bắc Kinh nhất trí thúc đẩy tổ chức các chuyến thăm cấp cao khi điều kiện cho phép và duy trì tiếp xúc với hình thức phù hợp khi tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, đồng thời triển khai hiệu quả hợp tác giữa hai Đảng.

Đồng chí Phạm Bình Minh và người đồng cấp Vương Nghị nhất trí phát huy vai trò quan trọng của hai Bộ Ngoại giao trong việc điều phối, thúc đẩy quan hệ hai nước.

Ngoài ra, hai bên thống nhất sẽ triển khai tốt các cơ chế giao lưu, hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, thực thi pháp luật, trao đổi kinh nghiệm và triển khai hợp tác về phòng chống dịch Covid-19.

Việt Nam và Trung Quốc cũng xem xét nối lại các chuyến bay thương mại, tạo thuận lợi cho việc qua lại về người và hàng hóa, tiếp tục triển khai các hoạt động kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Tại Hội nghị, hai bên nhất trí tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, đầu tư phát triển bền vững.

Theo thông cáo phát đi cho biết, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đề nghị Trung Quốc tạo điều kiện để hoạt động thương mại Việt - Trung, trong đó có thương mại biên giới được triển khai thuận lợi.

Việt Nam nêu lập trường về Biển Đông, luật an ninh Hồng Kông, ASEAN-Trung Quốc
Hà Nội đề nghị Bắc Kinh nhập khẩu nhiều hơn nữa các mặt hàng có ưu thế của Việt Nam, nhất là nông sản phẩm.

Việt Nam cũng khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, cũng như chỉ đạo giải quyết triệt để các vướng mắc, tồn đọng tại một số dự án hợp tác.

Về phần mình, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị khẳng định sẽ thúc đẩy các cơ quan chủ quản xem xét tích cực các đề xuất của Việt Nam.

Hai bên nhất trí đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, môi trường, giao thông vận tải, nông nghiệp, y tế, mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, du lịch và giao lưu nhân dân, tăng cường ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và đa phương.

Trung Quốc cảm ơn Việt Nam giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần

Đáng chú ý, cũng tại Phiên họp lần thứ 12 của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc, Ngoại trưởng Vương Nghị đã gửi lời cảm ơn trước sự hỗ trợ của Chính phủ và nhân dân Việt Nam về cả vật chất lẫn tinh thần đối với Chính phủ và nhân dân Trung Quốc trong giai đoạn khó khăn này.

Trung Quốc lập ADIZ ở Biển Đông: Việt Nam cẩn thận

Phát biểu tại phiên họp với người đồng cấp Vương Nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho rằng, với sự chuẩn bị chu đáo của hai Bộ Ngoại giao, cơ quan thường trực Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc và sự tham gia ý kiến của các Bộ, Ngành, địa phương của hai nước thì phiên họp sẽ đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo động lực thúc đẩy quan hệ hai nước vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, duy trì đà phát triển thời gian tới, nhất là năm 2020 chúng ta kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh cho biết, được tin từ đầu tháng 6 đến nay, mưa lớn và lũ lụt, động đất xảy ra ở nhiều nơi của Trung Quốc gây ra tổn thất lớn, thiệt hại về người và của, Chính phủ Việt Nam quan tâm và chia sẻ với những khó khăn mà Chính phủ và nhân dân Trung Quốc gặp phải.

Cùng với đó, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã gửi điện thăm hỏi tới Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.

“Đồng thời xuất phát từ tình hữu nghị truyền thống và tinh thần tương trợ lẫn nhau trong lúc khó khăn, Chính phủ Việt Nam đã quyết định ủng hộ Chính phủ và nhân dân Trung Quốc số tiền trị giá 100.000 USD như cử chỉ để chia sẻ khó khăn do hậu quả của thiên tai gây ra”, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nhấn mạnh.

Đáp lại phát biểu của lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã bày tỏ sự cảm ơn, đánh giá cao phía Việt Nam với tư cách là nước Chủ tịch ASEAN đã thúc đẩy các Bộ trưởng Ngoại giao của ASEAN ra tuyên bố bày tỏ sự cảm thông và chia buồn sâu sắc tới chính phủ và nhân dân Trung Quốc trước những tổn thất to lớn về tính mạng, nhà cửa, tài sản do mưa lũ gây ra.

Trồng rau, đưa người ra ở Biển Đông: Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ tranh chấp với Việt Nam

Ủy viên Quốc vụ, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng cảm ơn lãnh đạo cấp cao Việt Nam đã gửi điện chia buồn, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã hỗ trợ Bắc Kinh cả về vật chất lẫn tinh thần góp phần giúp Trung Quốc vượt qua khó khăn vì mưa lũ, thiên tai.

Kết thúc cuộc họp, hai bên đánh giá Phiên họp thành công tốt đẹp, đạt nhiều thành quả cụ thể, nhất trí sau Phiên họp sẽ trao cho nhau danh mục các vấn đề cần phối hợp thúc đẩy giải quyết trong thời gian tới.

Thảo luận