EU lập danh sách trừng phạt chống lại tin tặc từ Nga và Trung Quốc

EU có kế hoạch áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với tin tặc từ Nga và Trung Quốc, theo Der Spiegel. Tờ báo tiếng Đức đã tiếp cận được với danh sách trừng phạt tuyệt mật, được chấp thuận bởi đại sứ của các quốc gia thành viên EU.
Sputnik

Danh sách liệt kê bốn điệp viên Nga "tham gia" vào cuộc tấn công mạng vào Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học hồi tháng 4 năm 2018. Vào thời điểm đó, họ đang nghiên cứu chất độc mà cựu điệp viên Nga Sergei Skripal bị đầu độc.

Gói trừng phạt của Mỹ chống Nga vì vụ Skripal bắt đầu có hiệu lực

Danh sách này bao gồm Trung tâm Công nghệ đặc biệt của GRU, theo thông tin cho biết, chịu trách nhiệm về vụ tấn công các hệ thống năng lượng của Ukraina vào mùa đông 2015-2016. Ngoài ra còn có hai thành viên của nhóm hacker Trung Quốc APT10. Trong Chiến dịch Cloud Hopper năm 2016, họ đã đánh cắp bí mật thương mại và dữ liệu khách hàng ở hàng chục quốc gia. Các biện pháp trừng phạt cũng sẽ được áp dụng cho công ty Trung Quốc, nơi được cho là có liên quan đến hoạt động này. Việc trừng phạt sẽ ảnh hưởng đến một doanh nghiệp Bắc Triều Tiên liên quan đến sự lây lan của virus WannaCry.

"EU nên dựa vào đối thoại, không đối đầu"

Hiện tại, tài liệu đã được 19 quốc gia thành viên EU chấp thuận. Các nước khác vẫn đang nghiên cứu những bằng chứng do Đức cung cấp. Nhưng Der Spiegel tin rằng việc phê duyệt danh sách sẽ chỉ là một hình thức. Theo đó, lần đầu tiên EU sẽ áp dụng cơ chế pháp lý đã thỏa thuận vào tháng 5 năm 2019 để áp dụng biện pháp trừng phạt đối với những cuộc tấn công mạng. Hiện vẫn chưa rõ chính xác điều gì sẽ đe dọa những đối tượng trong danh sách. Brussels có thể đóng băng tài sản của các đối tượng này, từ chối nhập cảnh vào EU hoặc từ chối cung cấp tiền và dịch vụ.

Hoa Kỳ treo giải 5 triệu USD săn đầu tin tặc Nga

Tuy nhiên, không phải ai cũng thích cách tiếp cận này, tờ báo cho biết. Các biện pháp trừng phạt đối với người Nga và người Trung Quốc là quá "vội vàng và do đó rất nguy hiểm", Andrei Hunko, một thành viên cánh tả của Bundestag nói. Ông tin rằng các bằng chứng được cung cấp là không thuyết phục và không thể kiểm chứng.

"Thay vì thù địch, Berlin, với tư cách là chủ tịch Hội đồng EU, nên dựa vào đối thoại, chứ không phải đối đầu", - chính trị gia Đức kêu gọi.
Thảo luận