Theo quan điểm của ông, London và Brussels tồn đọng quá nhiều vấn đề gây tranh cãi, vì nguyên nhân này mà các công ty ở cả hai phía của eo biển Manche cần «chuẩn bị cho khả năng thương mại song phương mà không có thỏa thuận như quy định của WTO».
«Công nghiệp Đức cho rằng Vương quốc Anh sẽ không kịp hoàn thành việc chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho thương mại xuyên biên giới, - ông Lang nói thêm. - Các công ty đang đối mặt với mối đe dọa thuế quan mới, tệ quan liêu bổ sung và thảm họa kinh tế tiềm ẩn».
Liệu có giao kèo giữa London và Brussels?
Tuyên bố như vậy chỉ nhấn mạnh tâm thế bi quan đang gia tăng ở Đức về triển vọng thỏa thuận vào cuối năm nay. Cụ thể, trước đó Thứ trưởng Ngoại giao Đức Michael Roth cáo buộc Vương quốc Anh không hoàn thành các nghĩa vụ mà họ đã cam kết trong khuôn khổ thỏa thuận về Brexit hồi năm ngoái.
Ngoài ra, nhà đàm phán chính của EU là ông Michel Barnier tuyên bố hiện tại giữa các bên «có sự khác biệt lớn», và nói thêm rằng giao kèo giữa London và Brussels là chuyện «khó có thể», nếu như Chính phủ Anh vẫn không chịu thay đổi cách tiếp cận tới công việc.
Đồng thời, trong các cuộc đàm đạo riêng, các quan chức thể hiện quan điểm có phần nhẹ nhàng hơn, điều đó nói lên thực tế là Vương quốc Anh và EU sẽ đạt được một vài tiến bộ trong các lĩnh vực chủ chốt.
«London nhiều lần đi chệch khỏi các tuyên bố chính sách về những vấn đề chủ chốt như quy tắc cạnh tranh trong tương lai. Chính phủ Đức và EU nhất thiết phải hợp lực và tập trung hoàn toàn vào các biện pháp khẩn cấp», - người đứng đầu Liên đoàn Công nghiệp Đức kết luận.