Nhập cảnh trái phép, nguy cơ Việt Nam lây nhiễm Covid-19: Ai phải chịu trách nhiệm?

Báo động nhập cảnh trái phép vào Việt Nam: Gần hai tháng qua, Việt Nam đã có khoảng 4.000 người xuất nhập cảnh trái phép bị bắt giữ, trong đó phần lớn là người Trung Quốc.
Sputnik

Đây là mối nguy hại, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro lây lan coronavirus, phá hủy nỗ lực phòng chống dịch Covid-19 của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và người dân. Hàng loạt vụ án bị khởi tố thời gian qua, các đối tượng vì lợi ích cá nhân đã cấu kết, thậm chí hối lộ, ăn chia để tổ chức đưa người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.

Dư luận đặt câu hỏi, có hay không sự chủ quan, lơ là để còn nhiều lỗ hổng đưa người qua đường mòn, lối mở, giả mạo giấy tờ nhập cảnh trái phép vào Việt Nam?

Lạng Sơn: Hai phụ nữ Việt Nam đưa 9 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép

Những đường dây đưa người nước ngoài nhập cảnh trái vào vào Việt Nam có thể biến mọi nỗ lực của cả hệ thống chính trị Đảng, Nhà nước, Chính phủ và người dân trong cuộc chiến đẩy lùi dịch Covid-19 đổ sông đổ bể, thành “công cốc”.

Việt Nam khởi tố vụ đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Quảng Nam và đưa hối lộ

Ở thời điểm này, Việt Nam đang bước vào giai đoạn 2 của công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19. Nguy cơ xâm nhiễm dịch bệnh từ bên ngoài là rất cao. Trong bối cảnh đó, hành vi tổ chức đưa người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam đã và đang tạo ra nhiều mối nguy hiểm, đe dọa dập tắt kết quả những nỗ lực phòng dịch mà cả nước đã đạt được trong suốt thời gian qua.

Theo thông tin từ các cơ quan chức năng, Lạng Sơn lại vừa triệt phá đường dây đưa người Trung Quốc vào Việt Nam.

Theo đó, chiều 26/7, tại mốc 1219 thuộc thôn Cốc Nhãn, xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình, Lạng Sơn, tổ tuần tra kiểm soát của Đồn biên phòng Chi Ma đã phát hiện và bắt giữ hai đối tượng gồm Hoàng Thị Thơm (sinh năm 1980) và Đinh Thị Từ (sinh năm 1983) về hành vi đưa 9 người Trung Quốc xuất nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Cả hai cùng trú tại thôn Cốc Nhãn, xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình, Lạng Sơn.

Nhập cảnh trái phép, nguy cơ Việt Nam lây nhiễm Covid-19: Ai phải chịu trách nhiệm?

Trong số 9 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép, thì có đến 8 người trú tại tỉnh Quảng Tây.

8 người này gồm Trương Tiểu Mai, trú tại tỉnh Tứ Xuyên; Uông Kiến Ba, trú tại tỉnh Phúc Kiến; Vi Hiểu Quần, Trương Kỳ, Tôn Thụy Tuyết, trú tại Sơn Đông; Diệp Đại Huy, Hứa Lạc, Lý Xuân Tuệ.

Đồn biên phòng Chi Ma cho biết, 8 người Trung Quốc này nhập cảnh trái phép qua biên giới theo nhiều đợt, 3 người nhập cảnh ngày 20/7, 1 người nhập cảnh ngày 22-7 và 4 người nhập cảnh 24/7.

Cả 8 người này khai nhận mục đích nhập cảnh trái phép vào Việt Nam là để đến Hà Nội du lịch. Nhóm đối tượng này bị lực lượng biên phòng phát hiện, bắt giữ trên đường ra biên giới để xuất cảnh về Trung Quốc.

Một người còn lại tên Tưởng Sảng, trú tại tỉnh Hồ Bắc. Người này vào Việt Nam với mục đích tìm việc làm.

Thiếu tá Lý Văn Tý, đồn phó Đồn biên phòng Chi Ma cho biết, hai đối tượng Hoàng Thị Thơm và Đinh Thị Từ sẽ bị khởi tố theo khoản 2 Điều 348 Bộ luật hình sự về hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép.

Luật quy định, người nào bị phát hiện tổ chức cho người xuất nhập cảnh trái phép từ 2 lần trở lên bị phạt tù từ 5-10 năm. Trong trường hợp bị phát hiện tổ chức cho trên 11 người trở lên xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới sẽ bị phạt tù từ 7-15 năm.

Hiện Đồn biên phòng Chi Ma đang hoàn tất hồ sơ, chuyển 2 phụ nữ này về Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Lạng Sơn ra quyết định khởi tố hình sự, sau đó chuyển giao Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Lạng Sơn tiếp tục điều tra trước khi khởi tố bị can.

Về phần 9 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép, cơ quan biên phòng đang hoàn thiện hồ sơ để trao trả lại phía Trung Quốc theo các cam kết trong Hiệp định quản lý biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc.

Hiệp định này quy định rằng, khi lực lượng biên phòng Việt Nam bắt giữ được người Trung Quốc vượt biên trái phép sẽ gửi thư cho biên phòng phía Trung Quốc để xác minh thông tin, sau đó tiến hành trao trả người cho biên phòng Trung Quốc xử lý.

Công an tỉnh Quảng Ninh khởi tố các đối tượng đưa người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam

Đội tuần tra Đồn biên phòng Chi Ma đã bắt giữ 9 người Trung Quốc trên tại một địa điểm do 2 phụ nữ tổ chức. Trong đó, một người chuyên dẫn người qua Trung Quốc, người còn lại chuyên dẫn người vào Việt Nam.

Theo thông tin cung cấp bởi lãnh đạo đồn biên phòng Chi Ma, hai đối tượng Đinh Thị Từ và Hoàng Thị Thơm từ lâu đã nằm trong tầm ngắm của lực lượng biên phòng, cả 2 đều hoạt động trong 1 đường dây đưa dẫn người xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới.

Lực lượng biên phòng chỉ thực hiện các thủ tục khởi tố bước đầu. Việc mở rộng điều tra sau đó do cơ quan công an đảm trách.

Lào Cai khởi tố 3 đối tượng đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Lào Cai

Ngày 28/7, Cơ quan An ninh Điều tra, Công an tỉnh Lào Cai vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về hành vi tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép, khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 đối tượng liên quan.

Đồn Biên phòng Quảng Ninh bắt giữ 11 đối tượng nhập cảnh trái phép từ Trung Quốc vào Việt Nam

Trước đó, rạng sáng ngày 2/7, trong quá trình tuần tra, Công an thành phố Lào Cai phát hiện một xe ô tô nhanx hiệu Daewoo Lacetti, BKS 20A-010.10 dừng đỗ tại khu vực biên giới ( KCN Kim Thành, TP. Lào Cai).

Tổ công tác đã kiểm tra, phát hiện trên xe có 5 người, trong đó có một người Việt Nam lái xe chở bốn người Trung Quốc.

Qua điều tra xác minh, cơ quan chức năng xác định, 4 đối tượng quốc tịch Trung Quốc khai nhận đã nhập cảnh trái phép qua khu lối mòn xã Bản Vược, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

Trong quá trình mở rộng điều tra, lực lượng chức năng đã bắt giữ 3 đối tượng tổ chức đưa người nhập cảnh trái phép qua biên giới gồm: Phạm Văn Phong (sinh năm 1988), Nguyễn Văn Hữu (sinh năm 1988) cùng trú tại xã Bản Vược, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai và Nguyễn Ngọc Khánh (sinh năm 2000, trú tại xã Cát Nê, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên).

Như đã thông tin, hiện nay cơ quan an ninh điều tra, Công an tỉnh Lào Cai đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự vụ án nói trên và tiếp tục ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam các đối tượng liên quan. Hiện, vụ việc đang tiếp tục được làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.

Tổ chức cho người nhập cảnh trái phép làm lây nhiễm virus corona lãnh mức án nào?

Trao đổi về vấn đề tổ chức cho người nhập cảnh trái phép, luật sư Lê Trung Phát (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết, hành vi nhập cảnh trái phép vào Việt Nam để rồi làm lây lan dịch bệnh Covid-19, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về 2 tội danh.

Theo Luật sư Phát chia sẻ với Tuổi Trẻ, nếu tự người đó nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, không thông qua tổ chức hay cá nhân nào, thì đối tượng đó có thể bị khởi tố theo quy định tại Điều 347 BLHS 2015 với "Tội vi phạm quy định về xuất nhập cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép". Hành vi này có mức phạt tiền từ 5-50 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Đà Nẵng phát hiện thêm nhiều người nước ngoài nhập cảnh trái phép

Yếu tố để khởi tố vụ án là trước đó họ đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn tiếp tục vi phạm.

Nếu đối tượng nhập cảnh trái phép vào Việt Nam nhằm mục đích lan truyền dịch Covid-19, khi bản thân họ biết rằng họ đến từ vùng dịch hoặc nghi ngờ mắc bệnh, thì bên cạnh tội danh có thể bị khởi tố theo điều 347 BLHS, người đó còn có thể bị khởi tố vụ án theo Điều 240 BLHS với tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người khác.

Với tội danh này, đối tượng có thể bị phạt tiền từ 50-200 triệu đồng, hoặc phạt tù từ 1-10 năm, tùy theo mức độ hậu quả vụ việc.

Riêng đối với hành vi tổ chức, môi giới cho người khác nhập cảnh trái phép, luật sư Bùi Quốc Tuấn (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết người nào vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép có thể bị xử lý về tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép.

Đối tượng vi phạm có thể bị phạt tù từ 1-15 năm, tùy theo mức độ, tính chất hành vi.

Trong trường hợp tổ chức, môi giới cho người bị Covid-19 vào Việt Nam gây lây lan dịch bệnh, đối tượng còn có thể bị xử lý theo Điều 240 về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người khác.

Nhập cảnh trái phép: Trách nhiệm trước tiên thuộc cơ quan chức năng?

Bày tỏ quan điểm về vấn đề ngày càng xuất hiện nhiều đường dây đưa người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, nhiều luật sư cho rằng, cơ quan chức năng có thẩm quyền cần nhanh cho vào cuộc, tiến hành khởi tố, điều tra đường dây đưa người bất hợp pháp để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

7 công dân Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam

Luật sư Nguyễn Đức Hùng, Phó Giám Đốc Hãng Luật TGS- (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho rằng, để xảy ra tình trạng người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, trách nhiệm trước tiên thuộc về các cơ quan ban ngành chức năng. Mặc dù vậy, khách quan mà nói, sau chuỗi 99 ngày không có ca nhiễm Covid -19 trong cộng đồng thì tâm lý chủ quan là điều dễ hiểu.

Từ tâm lý đó, đã nảy sinh tình trạng quản lý lỏng lẻo, chủ quan, dễ dãi ở một số ban ngành, địa phương. Lợi dụng cơ hội này, nhiều đối tượng vì lợi ích cá nhân đã thông đồng, cấu kết với nhau để tổ chức đưa người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Hành vi này là rất đáng lên án, cần phải được ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh theo các quy định của pháp luật nhằm răn đe, cũng như đề phòng những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra khi làn sóng Covid quay trở lại và bùng phát mạnh mẽ như ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Như luật sư Hùng chia sẻ trên VOV, nếu phát hiện người bao che, tiếp tay cho người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, cần có chế tài thật nghiêm khắc.

Theo đó, căn cứ theo Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ- CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tư, an toàn, xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy, phòng chống bạo lực gia đình thì hành vi bao che, tiếp tay cho người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam sẽ bị phạt hành chính từ 15 triệu đồng đến 25 triệu đồng. Trường hợp nếu đối tượng là người nước ngoài thì tùy theo mức độ có thể bị trục xuất khỏi Việt Nam.

“Bên cạnh xử phạt hành chính, hành vi bao che, tiếp tay cho người nhập cảnh trái phép sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể là theo Điều 348 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Mức phạt từ 01 năm đến 15 năm tù tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng hoặc cấm đảm nhận chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”, luật sư Hùng cho biết.

Nếu trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng phát hiện cán bộ có quyền hạn trong việc giám sát khu vực biên giới có hành vi nhận hối lộ để tiếp tay cho việc xuất cảnh, nhập cảnh trái phép thì người thực hiện hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “tội nhận hối lộ” theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Việt Nam có chế tài xử phạt chưa thật sự cứng rắn?

Luật sư Hùng cho rằng, trong số các nguyên nhân khiến tình trạng nhập cảnh trái phép diễn ra nhiều ở Việt Nam có nguyên nhân là do chế tài xử phạt chưa thật sự cứng rắn để răn đe đối với hành vi xuất cảnh, nhập cảnh trái phép.

Quảng Ninh: Bắt giữ, đưa vào khu cách ly 4 đối tượng nhập cảnh trái phép

Theo đó, những người vi phạm lần đầu về hành vi “Qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định” sẽ chỉ bị xử phạt vi phạm hành chí chứ chưa bị xử lý hình sự. Điều này ít nhiều làm giảm tính răn đe của pháp luật. Nhiều người sẽ nghĩ là thực hiện một lần thôi thì không sao cả, cùng lắm chỉ bị phạt tiền.

Vì lẽ đó, có thể thấy với những chế tài hiện nay, việc răn đe cũng như ngăn chặn thực hiện hành vi xuất cảnh, nhập cảnh trái phép là chưa đủ mạnh. Cơ quan làm luật trong thời gian tới cần nghiên cứu đưa ra những quy định cứng rắn cũng như rõ ràng hơn, quyết liệt hơn để ngăn chặn tình trạng vượt biên trái phép. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa khi đại dịch Covid-19 đang có những diễn biến rất phức tạp và nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng và sức khỏe cộng đồng, cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế đất nước.  Hiện trạng vượt biên trái phép có thể dẫn đến lây lan dịch bệnh trong cộng đồng mà không thể truy xuất nguồn gốc ban đầu.

Thời gian qua, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam đã thực hiện nghiêm việc quán triệt, triển khai công tác phòng chống dịch Covid-19.

Đồng thời, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã ban hành các văn bản chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiếp tục duy trì, triển khai công tác phòng chống dịch. Theo đó, Bộ đội Biên phòng hiện đang duy trì gần 1.600 tổ, chốt trên các tuyến biên giới với gần 9.400 cán bộ, chiến sĩ tham gia.

Thảo luận