Như trang web của kênh truyền hình lưu ý, quyết định của Hoa Kỳ, Canada và Cộng hòa Liên bang Đức tẩy chay Thế vận hội Matxcơva vào đúng thời điểm căng thẳng nhất của Chiến tranh Lạnh sau khi Liên Xô xâm chiếm Afghanistan là một ví dụ khác về sự trộn lẫn chính trị và thể thao. Quyết định do đích thân Tổng thống Mỹ Jimmy Carter đưa ra thực sự rất khắc nghiệt đối với một số vận động viên, vì đây là cơ hội duy nhất để họ tham gia Thế vận hội Olympic, ấn phẩm nhấn mạnh.
Thể thao và chính trị
Do đó, 40 năm sau, Ủy ban Olympic và Paralympic Hoa Kỳ đã quyết định xin lỗi những vận động viên này.
"Nhìn lại quá khứ, rõ ràng là quyết định không gửi đội tuyển quốc gia đến Matxcơva không ảnh hưởng đến chính trị thế giới thời đó và chỉ làm tổn thương các bạn, những vận động viên người Mỹ đã cống hiến sức lực cho việc hoàn thiện mình và dành cơ hội đại diện cho Hoa Kỳ", - người đứng đầu ủy ban, Sarah Hirschland, đã viết trong một bức thư ngỏ vài ngày trước.
"Chúng tôi có thể nói rõ rằng các bạn đã xứng đáng với điều tốt hơn, - bà viết tiếp trong bức thư gửi tới những vận động viên thế hệ thời bấy giờ. - Các bạn đã xứng đáng nhận được sự ủng hộ của đất nước, xứng đáng được khen ngợi vì sự sẵn sàng đại diện cho đất nước chúng ta với niềm tự hào và ưu thế".
Theo bà Hirschland, sau khi nói chuyện trực tiếp với các vận động viên và đọc những ký ức về trải nghiệm của họ, bà đã thấy rằng việc tẩy chay Thế vận hội 1980 đối với họ là một trải nghiệm đau đớn và sự thất vọng này kéo dài 40 năm.
Theo tờ New York Times, cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ Walter Mondale cũng đã nhận về mình một phần lỗi trước các vận động viên vào tháng Tư năm nay.
"Tôi vẫn nghĩ rằng chúng tôi đã quyết định đúng. Nhưng tôi xin lỗi vì điều này đã làm tổn thương các vận động viên", - ông nói trong một cuộc phỏng vấn với một tờ báo Mỹ.