Báo cáo này nghiên cứu tác động của coronavirus đối với 11 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á - Brunei, Timor Leste, Việt Nam, Indonesia, Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Singapore, Thái Lan và Philippines - và đưa ra các khuyến nghị nhằm giảm thiểu tác động và lập kế hoạch thoát khỏi khủng hoảng. Liên Hợp Quốc cảm ơn chính phủ của các quốc gia trong khu vực đã có hành động nhanh chóng kịp thời để ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng nhất đối với đại dịch coronavirus. Điều nổi bật là sự hợp tác khu vực do Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) điều phối cũng đã khiến cho số lượng ca lây nhiễm và ca tử vong được ghi nhận trong trong khu vực ít hơn so với hầu hết các quốc gia khác trên thế giới.
Trong khi đó, tổ chức này cảnh báo rằng những thành công đó cần được áp dụng để khắc phục những thất bại kinh tế-xã hội nghiêm trọng, có nguy cơ làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng trong khu vực.
"Cũng như ở các nơi khác trên thế giới, trên khắp Đông Nam Á tác động của coronavirus đối với sức khỏe, kinh tế và chính trị là rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến các nhóm dễ bị tổn thương nhất. Đại dịch cho thấy những bất bình đẳng sâu sắc, thiếu sót trong điều hành và nhu cầu phát triển bền vững, kể cả vì hòa bình và an ninh", - Tổng thư ký LHQ, ông Antonio Guterres cho biết.
Ông cũng nói thêm rằng mặc dù khu vực này có rất nhiều công việc phải làm, nhưng cũng có tiềm năng rất lớn để khắc phục các vấn đề cấp bách.
Bốn hướng phục hồi của khu vực Đông Nam Á
"Báo cáo nhấn mạnh tác động không cân xứng của đại dịch đối với các nhóm dễ bị tổn thương, đặc biệt là người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức. Cuộc khủng hoảng có nguy cơ đẩy họ trở lại nghèo đói và thất nghiệp. Phản ứng với đại dịch và các mục tiêu phát triển có mối liên hệ chặt chẽ, bền vững và bền vững hơn nữa", - bà Armida Salsia Alisjabana, Thư ký điều hành của Ủy hội Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc (ESCAP) cho biết.
Trong tương lai, có bốn lĩnh vực rất quan trọng trong các kế hoạch phục hồi của khu vực: giải quyết bất bình đẳng, thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số với các quốc gia phát triển, sinh thái hóa nền kinh tế và bảo vệ nhân quyền. Theo báo cáo, "bối cảnh không đồng đều trong mạng lưới an sinh xã hội đặt vấn đề bất bình đẳng vào trung tâm nỗ lực phục hồi ngắn hạn và dài hạn". Tăng cường đầu tư vào việc củng cố hệ thống y tế và thúc đẩy tiến bộ y tế toàn cầu sẽ rất quan trọng để hỗ trợ những người bị loại trừ ra ngoài các biện pháp bảo trợ xã hội.
Việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số cũng tỏ ra là một công cụ quan trọng để đối phó với đại dịch. Tuy nhiên, "55% dân số Đông Nam Á không có điều kiện tiếp cận" các lợi ích đó.
"Các nỗ lực phối hợp và quy mô của khu vực này rất cần thiết để xây dựng mạng lưới cơ sở hạ tầng thế hệ tiếp theo, cho phép kết nối kỹ thuật số đa dạng", - báo cáo nhấn mạnh.
Cuộc khủng hoảng tạo cơ hội để các quốc gia "định hướng lại sự phát triển của mình một cách bền vững". Các gói ưu đãi cần tập trung vào các ngành công nghiệp thải khí carbon thấp, có hiệu quả xét theo bình diện tài nguyên và phù hợp với các mục tiêu môi trường và khí hậu. Bằng cách bỏ tài trợ cho nhiên liệu hóa thạch, các quốc gia có thể "tài trợ cho hầu hết hoặc tất cả các gói kích thích hiện tại của họ".
"Các biện pháp như vậy sẽ tạo ra một không gian tài chính khổng lồ và tăng đáng kể các lựa chọn nhiên liệu thay thế thải khí thấp, năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng", – báo cáo của Liên Hợp Quốc nhấn mạnh.
Tài liệu cũng nhấn mạnh rằng các quốc gia Đông Nam Á và các nhà lãnh đạo khu vực này có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người và thực tế quản lý tốt khi đối mặt với đại dịch coronavirus. Các nhà lãnh đạo có thể sử dụng các tổ chức cộng đồng để thúc đẩy hội nhập, tham gia và gắn kết, cũng như chống phân biệt đối xử. Báo cáo này là một phần trong loạt các bản tóm tắt chính sách của Liên Hợp Quốc xem xét các khía cạnh khu vực và địa lý trong đại dịch coronavirus trên toàn thế giới.
Đến nay, tổng số người nhiễm COVID ở Đông Nam Á đã vượt quá 254 800 người, 147 700 người được chữa khỏi và 7 100 người đã chết. Hầu hết các ca nhiễm được phát hiện ở Indonesia (104 400 ca), Philippines (85 400 ca) và Singapore (51 500 ca). Số lượng bệnh nhân được chữa khỏi lớn nhất ở Indonesia (62 100 ngươi), Singapore (45 800 người) và Philippines (26 900 người). Số người chết nhiều nhất ở Indonesia (4 900 người), Philippines (1 900 ngươi) và Malaysia (124 người).