Ý kiến chuyên gia: bất đồng ở Biển Đông biến thành xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc

MATXCƠVA (Sputnik) - Những bất đồng giữa các nước châu Á ở Biển Đông đang biến thành một cuộc xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, đây là quan điểm của ông Viktor Sumsky, giám đốc Trung tâm ASEAN của MGIMO thuộc Bộ Ngoại giao Nga, cộng tác viên chính của Ban Phân tích Chính trị và Văn hóa của IMEMO, Viện hàn lâm Nga.
Sputnik

Trước đó, Hoa Kỳ đã chính thức tuyên bố rằng những yêu sách của Bắc Kinh đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi ở hầu hết Biển Đông là bất hợp pháp. Ngoài ra, Washington cáo buộc Trung Quốc cố gắng giành quyền kiểm soát các tài nguyên này thông qua các mối đe dọa. Đại sứ quán Trung Quốc tại Hoa Kỳ gọi những tuyên bố này là "hoàn toàn phi lý".

Kiềm chế ở Biển Đông: Việt Nam đề nghị Trung Quốc kiểm soát tốt bất đồng
"Cuộc xung đột ở Biển Đông leo thang sau khi xuất hiện những nỗ lực mang tính hệ thống nhằm đưa ra lời khuyên cho những quốc gia liên quan trực tiếp đến tranh chấp lãnh thổ, và đôi khi thậm chí là can thiệp vào một số tranh chấp", - ông Sumskiy nói trong hội nghị trực tuyến của Câu lạc bộ Valdai.

Càng ít can thiệp bên ngoài càng tốt

Chuyên gia cho rằng, các nước châu Á cần được trao cơ hội để giải quyết vấn đề này giữa họ với nhau.

"Vấn đề sẽ được giải quyết nhanh hơn và đơn giản hơn là những gì đang diễn ra bây giờ. Vì chúng ta thấy rằng xung đột ở biển Đông đang xảy ra phần nhiều giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc", - ông nói.
Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper: Mỹ sẽ tiếp tục hiện diện ở Biển Đông
"Càng có ít can thiệp từ bên ngoài thì càng tốt, và tôi có cảm giác rằng Nga không định can thiệp bằng bất kỳ cách nào để tránh gây nhầm lẫn và làm phức tạp cuộc xung đột này, thay vì để những người tham gia nói chuyện về chủ đề này với nhau", - chuyên gia kết luận.

Trung Quốc và một số quốc gia trong khu vực - Nhật Bản, Việt Nam, Philippines - có những bất đồng về ranh giới trên biển và các khu vực trách nhiệm ở Biển Đông. Trung Quốc tin rằng Philippines và Việt Nam đang cố tình sử dụng sự hỗ trợ của Mỹ để leo thang căng thẳng trong khu vực.

Phán quyết của tòa trọng tài ở The Hague

Phòng trọng tài Thường trực tại tòa án The Hague đã phán quyết vào tháng 7 năm 2016 về vụ kiện từ Philippines rằng Trung Quốc không có cơ sở để đưa ra các yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông. Tòa án phán quyết rằng các vùng lãnh thổ tranh chấp của quần đảo Trường Sa không phải là đảo và không tạo thành một vùng đặc quyền kinh tế. Trung Quốc không chấp nhận phán quyết của trọng tài.

Thảo luận