SCMP dẫn nguồn là dữ liệu từ nhóm chuyên gia phân tích tại Đại học Bắc Kinh - Sáng kiến dự đoán tình hình chiến lược Biển Đông (SCSPI). Nhóm cho biết, vào tháng Bảy Hoa Kỳ đã tiến hành 67 chuyến bay trinh sát, trong khi số lượng các chuyến bay như vậy vào tháng Năm và tháng Sáu chỉ là lần lượt là 35 và 49.
Trước đó, trung tâm này đã chú ý tới các chuyến bay của một biến thể khác thuộc Quân đội Hoa Kỳ trong khu vực. Đó là các máy bay điều khiển chiến đấu và chỉ định mục tiêu E-8S và máy bay trinh sát RC-135W.
Trên Twitter, Renminwang xuất bản một video của Bộ quốc phòng Trung Quốc với các chuyến bay huấn luyện vào tháng 7 của hàng không Chiến khu Nam bộ Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Các mẫu máy bay ném bom mới của Trung Quốc, bao gồm H-6G và H-6J, đã được sử dụng trong các cuộc tập trận ở Biển Đông. Các chuyến bay ngày và đêm được thực hiện như một phần của cuộc tập trận theo lịch trình hàng năm.
Máy bay trinh sát Mỹ cũng cất cánh vào ban đêm. Trong tháng 7 ghi nhận 13 chuyến bay đêm như vậy. Đồng thời, phạm vi máy bay Mỹ tiếp cận đường cơ sở lãnh hải của Trung Quốc là 40-70 hải lý.
"Điều này cho phép Hoa Kỳ thực hiện trinh sát radar ở tầm khá sâu, tức vài trăm cây số vào bên trong Trung Quốc. Rõ ràng, ở đây đề cập tới việc chặn sóng các cuộc hội thoại của quân đội Trung Quốc. Đây là một cách tiếp cận khá gần với lãnh thổ Trung Quốc, trong trường hợp của Nga thì khi máy bay tới gần như vậy, phi cơ của Nga sẽ được cho cất cánh để đánh chặn. Hoa Kỳ rất có thể đang cố gắng có được một bức tranh về hành động của các lực lượng hải quân - cả tàu mặt nước và tàu ngầm. Đây là một sự khiêu khích có chủ ý, phù hợp với chính sách của Tổng thống Donald Trump về việc làm trầm trọng thêm quan hệ với Trung Quốc. Trump tin rằng Trung Quốc đang tăng cường quá mức tiềm năng quân sự của mình, do đó, bằng cách sử dụng các phương pháp như vậy, ông đang gây áp lực lên Trung Quốc, giống như áp lực đang tác động lên Nga. Nhưng đối với Trung Quốc và Nga, chính sách như vậy là hoàn toàn vô dụng. Việc gây áp lực sẽ không giúp Hoa Kỳ đạt được mục tiêu của mình. Việc gia tăng các chuyến bay do thám của Mỹ sẽ chỉ dẫn đến sự gia tăng phản ứng của Trung Quốc", - Vladimir Yevseev, chuyên gia tại RISS (Viện nghiên cứu chiến lược Nga), cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik.
Mục đích của các chuyến bay do hàng không quân sự Hoa Kỳ thực hiện
Chen Xiangmiao, chuyên gia của Viện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông nhận định rằng, một trong những mục tiêu khiến Hoa Kỳ tăng cường mạnh mẽ các chuyến bay của hàng không quân sự là do mong muốn nghiên cứu phản ứng của quân đội Trung Quốc, để sau đó điều chỉnh nhiệm vụ ở Biển Đông.
"Trong đại dịch, cường độ hoạt động của quân đội Hoa Kỳ ở Biển Đông không ngừng tăng lên. Phạm vi chủng loại máy bay quân sự được sử dụng trong các chuyến bay trinh sát và tập trận quân sự cũng đang mở rộng. Bằng cách này, Hoa Kỳ đang cùng lúc theo đuổi vài mục tiêu. Một trong số đó là nghiên cứu biên giới Trung Quốc với sự trợ giúp của các hoạt động quân sự trên không và hải quân, nghiên cứu phản ứng của Trung Quốc, và sau đó điều chỉnh các nhiệm vụ của mình. Một mục tiêu khác là sử dụng các phương tiện quân sự cường độ cao gây áp lực đối với Trung Quốc, buộc nước này phải nhượng bộ ở Biển Đông, tạo ra những trở ngại cho việc bảo vệ quyền của mình. Ngoài ra, Hoa Kỳ đang phát tín hiệu cho các đồng minh về khả năng và ý định duy trì ưu thế tuyệt đối của mình trên biển. Đồng thời, đây là nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm hỗ trợ các quốc gia khác liên quan đến tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, cho họ cơ hội cho hoạt động kiềm chế Trung Quốc. Cuối cùng, việc tăng cường hoạt động quân sự của Hoa Kỳ tại khu vực này gắn liền với tình hình trong nước. Hoa Kỳ sử dụng áp lực đối với Trung Quốc để giành được sự ủng hộ của cử tri trong cuộc bầu cử".
Trò chơi lớn Trung-Mỹ
Vào ngày 13 tháng 7, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã gọi các yêu sách của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi ở phần lớn Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp. Trung Quốc bác bỏ cáo buộc của Mỹ và cáo buộc Washington tiếp tục can thiệp vào các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực, "khoe cơ bắp", kích động căng thẳng và khuấy động cuộc đối đầu. Các chuyến bay do thám Mỹ là một phần của trò chơi lớn của Mỹ chống lại Trung Quốc, chuyên gia Chen Xiangmyo nói:
"Các hoạt động quân sự hiện tại của Mỹ ở Biển Đông, bao gồm tuyên bố ngày 13 tháng 7 và chính sách ngoại giao của họ, tạo thành một cơ chế toàn diện để kiềm chế Trung Quốc. Đồng thời, hoạt động ở Biển Đông chỉ là một phần của kế hoạch ngăn chặn đa vector. Tôi tin rằng Hoa Kỳ đang xác định lại các mục tiêu hoạt động của mình ở Biển Đông như là một phần của trò chơi lớn Trung-Mỹ".
Vào tháng 7, Hoa Kỳ đã tiến hành một cuộc tập trận phòng không lớn ở Biển Đông với sự tham gia của hai nhóm tàu sân bay do USS Nimitz và USS Ronald Reagan dẫn đầu. Đồng thời, Mỹ đang tiến hành các hoạt động gián điệp đối với các cuộc tập trận hải quân của Trung Quốc. Đặc biệt, trong khu vực diễn tập hải quân ở Hoàng Hải với sự tham gia của hai tàu sân bay Trung Quốc, hồi cuối tháng 5 đã ghi nhận thấy tàu khu trục tên lửa USS Rafael Peralta. Cuộc tập trạn này kéo dài 11 tuần và kết thúc vào ngày 31 tháng 7. Tàu khu trục này là tàu Hải quân Hoa Kỳ thứ hai tiếp cận bờ biển phía đông Trung Quốc trong cuộc tập trận. Trước đây, một khu trục hạm khác, USS McCampbell, đã được phát hiện ở đó, chỉ cách bờ biển Trung Quốc 42 hải lý.