Ca mắc Covid-19 tăng mạnh, Việt Nam xét nghiệm kháng thể để ngăn lây nhiễm cộng đồng

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Việt Nam hiện nay không tập trung vào việc truy vết F0 mà là sử dụng xét nghiệm kháng thể phát hiện những ca dương tính với coronavirus trong cộng đồng.
Sputnik

Chiều nay, Việt Nam ghi nhân thêm 41 trường hợp mắc Covid-19 mới trong đó có 40 ca liên quan đến Đà Nẵng, nâng tổng số ca nhiễm của cả nước lên thành 713 bệnh nhân.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thừa nhận, làn sóng dịch Covid-19 lần này khó khăn hơn nhiều, tốc độ lây lan nhanh hơn, đặt ra thách thức đối với ngành Y tế Việt Nam, do đó, cần phải chuẩn bị mọi nguồn lực và cơ sở vật chất cho tình huống dịch lan rộng. Phải hành động từ rất sớm.

Việt Nam xét nghiệm kháng thể để ngăn Covid-19 lây trong cộng đồng

Theo đại diện Bộ Y tế Việt Nam, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn – trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt phòng chống dịch Covid-19 của Bộ tại Đà Nẵng, trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh sử dụng những công cụ truy vết, tìm ra các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2, diện tiếp xúc F1 để cách ly, thì việc xét nghiệm là một trong những biện pháp chủ đạo để có thể phát hiện ra những ca dương tính mới với nCoV trong cộng đồng.

Làm sao để Việt Nam dập được dịch Covid-19?

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nêu rõ, hiện nay, ngành Y tế Việt Nam đang thực hiện hai loại xét nghiệm là tìm kháng thể trong máu và xét nghiệm Realtime- PCR tìm ra virus.

“Đối với Đà Nẵng, cả hai loại xét nghiệm này đều vô cùng cần thiết” – Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh.

Theo trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt phòng chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế tại Đà Nẵng, do chủng mới virus corona đã lây nhiễm tương đối lâu trong cộng đồng nên cần phải tìm ra những người mang kháng thể. Bên cạnh đó, còn những bệnh nhân nguy cơ mới, nguy cơ tiềm tàng nên phải sử dụng phương pháp xét nghiệm Realtime- PCR để phát hiện kịp thời ca bệnh.

Hiện nay, thành phố Đà Nẵng đã nâng công suất xét nghiệm lên mức 8.000-10.000 mẫu bệnh phẩm/ngày. Tuy nhiên, trên địa bàn thành phố hiện vẫn còn nhu cầu về mặt xét nghiệm và ngành Y tế Đà Nẵng còn có thể tăng năng lực xét nghiệm lên cao hơn nữa.

“Đối với giai đoạn 2 của dịch Covid-19, trong số những ca dương tính với SARS-CoV-2 có nhiều bệnh nhân nặng nên việc truy vết trong cộng đồng cũng đòi hỏi sự tham gia của nhiều chuyên gia. Song song với việc sử dụng nguồn nhân lực của Đà Nẵng, rất cần có sự chi viện từ Trung ương, từ các bệnh viện địa phương tham gia hỗ trợ điều trị”, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nêu rõ.

Theo đại diện Bộ Y tế, bên cạnh nỗ lực lớn của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng trong công tác truy vết cộng đồng, Bộ Y tế đã cử một đội từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cùng các chuyên gia đến để hỗ trợ thành phố trong công tác xây dựng kế hoạch, phân khu cách ly tại khu dân cư, truy vết những trường hợp nghi ngờ mắc Covid-19 trên địa bàn.

Thủ tướng Việt Nam kêu gọi bảo vệ bác sĩ giữa tâm dịch Covid-19

Liên quan đến việc làm sạch cụm ba bệnh viện ở Đà Nẵng vốn được coi là ổ dịch gồm , Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Đà Nẵng, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, sau khi làm sạch các bệnh viện, ngành Y tế Đà Nẵng phải đảm bảo đó là nơi an toàn để người bệnh đến khám và điều trị.

Theo đó, các bệnh viện sẽ được đánh giá theo bộ tiêu chí an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 mà Bộ Y tế ban hành, trong đó xây dựng quy trình phân luồng bệnh nhân, kiểm soát chặt chẽ các bệnh nhân có triệu chứng hô hấp, không để bị lây nhiễm cộng đồng.

Ca mắc Covid-19 tăng mạnh, Việt Nam xét nghiệm kháng thể để ngăn lây nhiễm cộng đồng

“Hy vọng sự nỗ lực của chính quyền thành phố Đà Nẵng, của ngành Y tế, lực lượng công an và quân đội có thể sẽ giảm được số ca nhiễm tại thành phố, sau 14 ngày thành phố Đà Nẵng có thể kiểm soát được dịch bệnh”, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn bày tỏ.

Về kế hoạch điều trị cho các cán bộ Y tế mắc coronavirus, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh, Bộ Y tế cũng chỉ dịnh điều trị như các bệnh nhân mắc Covid-19 khác. Tuy nhiên, các cơ sở điều trị sẽ bố trí khu cách ly riêng để đảm bảo thời gian điều trị, hồi phục, đảm bảo sức khỏe cho các bác sĩ sớm để tiếp tục quay lại phục vụ công tác phòng chống dịch.

“Không chỉ tôi mà là chúng tôi, bao gồm tất cả các thầy thuốc được Bộ Y tế cử đến miền Trung đều có nguyện vọng muốn ở lại tham gia công tác phòng chống dịch cho đến khi hết dịch. Đây là nghĩa vụ và cũng là mong muốn hết sức bình thường của thầy thuốc để đảm bảo giúp đẩy lùi dịch bệnh tại miền Trung”, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn khẳng định.

Đừng để chỉ một bệnh nhân nhiễm Covid-19 mà phải phong tỏa cả bệnh viện

Sáng 5/8, phát biểu trong cuộc họp giao ban định kỳ với Giám đốc Sở Y tế 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thừa nhận, làn sóng dịch Covid-19 lần này khó khăn hơn nhiều, tốc độ lây lan nhanh hơn, xuất hiện nhiều chùm ca bệnh tại cộng đồng, gia đình.

Việt Nam truy tìm nguồn gốc dịch Covid-19 bùng phát ở Đà Nẵng

Thực tế này đặt ra thách thức rất lớn cho ngành Y tế Việt Nam, phải khẩn trương, quyết liệt, làm rất lành mạnh và phải cương quyết tất cả mọi biện pháp phòng, chống dịch.

Nhắc lại nội dung trong bức thư của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi tới cán bộ y tế, những chiến sĩ áo trăng nơi tuyến đầu chống dịch – những người hùng của nhân dân, GS.TS Nguyễn Thanh Long cho biết, điều này càng thôi thúc chúng ta phải quyết tâm hơn, cố gắng hơn, đoàn kết hơn để cùng chiến thắng đại dịch.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, GS.TS Nguyễn Thanh Long nêu rõ, một trong những vấn đề lớn đang được đặt ra là công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm trong cơ sở y tế.

Ca mắc Covid-19 tăng mạnh, Việt Nam xét nghiệm kháng thể để ngăn lây nhiễm cộng đồng

Liên quan đến vấn đề này, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã chủ động ban hành văn bản hướng dẫn, Quyền Bộ trưởng đã yêu cầu áp dụng ngay với các cơ sở y tế trên toàn quốc, trong đó, khuyến cáo người dân hạn chế đến cơ sở y tế, hạn chế thăm nuôi, hạn chế khám chữa bệnh định kỳ mà có thể chuyển về y tế cơ sở.

Việt Nam thêm bệnh nhân Covid-19 tử vong, chuyên gia nói về độc lực virus corona ở Đà Nẵng

Lãnh đạo Bộ Y tế, GS.TS Nguyễn Thanh Long cho rằng, phải thực hiện phân luồng phân tuyến trong cơ sở khám chữa bệnh.

“Đừng để chỉ một bệnh nhân mà phải phong toả cả bệnh viện. Phải tiến hành phân luồng phân tuyến thì khi xuất hiện có bệnh nhân, chỉ có khu vực đó mới áp dụng triệt để biện pháp phòng lây nhiễm”, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam khẳng định.

Bên cạnh đó, GS.TS Nguyễn Thanh Long cũng quán triệt tinh thần, phải bảo vệ những điểm yếu nhất trong cơ sở y tế là Khoa Hồi sức tích cực, Cấp cứu, Thận nhân tạo, các khoa can thiệp hay những trường hợp ung thư giai đoạn cuối.

“Phải coi đây là điểm phải bảo vệ cốt tử, vì nếu dịch đánh đúng vào những nơi này, số tử vong sẽ lớn. Tại những khoa này, có nhiều bệnh nhân đã phụ thuộc máy móc, sự sống rất mong manh. Nếu mắc thêm bệnh Covid-19 thì họ cũng không thể qua khỏi như 8 trường hợp đã tử vong ở Đà Nẵng”, lãnh đạo Bộ Y tế nói.

Đồng thời, Quyền Bộ trưởng cũng lưu ý các Sở Y tế, cơ sở y tế yêu cầu người đến khám và nhân viên y tế phải cài đặt phần mềm Bluezone giúp cảnh báo nguy cơ lây nhiễm và phục vụ công tác truy vết, giám sát.

Đà Nẵng nên học kinh nghiệm chống Covid-19 của Vũ Hán? Bộ Công an nói về các vụ án lớn

Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, việc Bộ cử những cán bộ, giáo sư, chuyên gia đầu ngành với lực lượng lớn, tinh nhuệ như vậy vào hỗ trợ cho Đà Nẵng, Quảng Nam và các tỉnh miền Trung là chưa bao giờ có tiền lệ. Mục đích cao nhất làm sao để khống chế triệt để đợt dịch lần này trong thời gian nhanh nhất.

“Việc khống chế triệt để không chỉ Đà Nẵng, Quảng Nam mà với tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Đó là lý do Bộ Y tế liên tục nhắc nhở, chỉ đạo, ra nhiều công điện, vì phải quyết tâm, cố gắng hơn nữa. Chúng ta có kinh nghiệm, có hướng dẫn, có năng lực. Đó là thế mạnh của chúng ta trong phòng chống dịch lần này. Do đó, với dịch lần này, phải khẩn trương, làm rất mạnh và phải cương quyết tất cả biện pháp để hạn chế ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội”, Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Nhắc lại quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng trong phòng chống dịch là “mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi gia đình là một pháo đài”, Quyền Bộ trưởng yêu cầu ngành y tế phải coi “mỗi cơ sở y tế là một pháo đài vững chắc, mỗi cán bộ y tế là chiến sĩ trên tuyến đầu trong pháo đài đó”.

Chuẩn bị ngay nguồn nhân lực, cơ sở vật chất cho mọi tình huống dịch bệnh

Quyền Bộ trưởng lưu ý các địa phương cần rà soát các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo đã được Bộ Y tế, các Cục, Vụ, đơn vị thuộc Bộ ban hành đầy đủ. Trong trường hợp phát sinh vấn đề vướng mắc, địa phương phải trao đổi lại với Bộ Y tế để điều chỉnh, hướng dẫn cụ thể hơn.

“Cần chuẩn bị nguồn nhân lực, cơ sở vật chất cho tình huống dịch lan rộng. Ngay bây giờ, với các địa phương khi chưa có dịch cũng phải chuẩn bị tình huống này"- Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long chỉ đạo.

Quyền Bộ trưởng yêu cầu các địa phương phân rõ, cơ sở nào điều trị bệnh nhân dương tính, cơ sở nào đảm nhiệm vai trò cấp cứu bệnh nhân tại địa phương mình. Bên cạnh đó, phải lên kịch bản chi tiết, đầy đủ cho vấn đề nhân lực. Chú trọng đào tạo tập huấn cho cán bộ y tế (kể cả cán bộ đang làm việc, đã nghỉ hưu hay sinh viên trường Y).

“Lần này chúng ta phải làm từ rất sớm. Chúng tôi đã yêu cầu Cục Khoa học, Công nghệ và Đào tạo tiến hành nhanh trong vấn đề đào tạo tập huấn này, để tranh tình huống chúng ta bị hổng nguồn nhân lực lớn khi dịch xảy ra trên địa bàn”, - Quyền Bộ trưởng đề nghị.

Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng yêu cầu địa phương rà soát lại cơ sở vật chất kể cả trong tình huống phải thành lập bệnh viện dã chiến, căn cứ trên các hướng dẫn Bộ đã ban hành.

6 ca Covid-19 tử vong, số ca nhiễm tăng cao, chủng coronavirus ở Đà Nẵng đã biến đổi?

Sở Y tế 63 tỉnh, thành có nhiệm vụ rà soát lại các cơ sở xét nghiệm trên địa bàn; khẩn trương thiết lập các cơ sở xét nghiệm để có thể xét nghiệm trên diện rộng với các trường hợp nghi ngờ. Từ đó giúp phát hiện sớm, ngăn chặn kịp thời dịch bệnh.

Lực lượng y tế địa phương phải đảm bảo trang thiết bị, nhất là phòng hộ nhân viên y tế. Riêng về máy thở, Quyền Bộ trưởng khẳng định “không nên lo lắng”, nhưng về trang thiết bị phòng hộ, khẩu trang, xét nghiệm... phải tự đảm bảo đầy đủ được.

Thêm 41 ca mắc Covid-19, trong đó 40 ca liên quan đến Đà Nẵng

Chiều nay, ngày 5/8, Việt Nam đã ghi nhận thêm 41 ca nhiễm mới Covid-19, trong đó có 34 ca tại Đà Nẵng, 4 ca tại Lạng Sơn, 2 ca tại Bắc Giang, 1 ca nhập cảnh được cách ly ngay. Tổng cộng hiện có 713 bệnh nhân.

Thủ tướng: Việt Nam độc lập, tự cường, không bị động, lúng túng, ngay cả với Covid-19

Ca bệnh 673-678: các bệnh nhân tại Bắc Giang, Lạng Sơn. Trong số đó ghi nhận 6 ca bệnh trong cùng gia đình, từ 10-41 tuổi, cùng nhóm đi du lịch tại Đà Nẵng.

Cả 6 bệnh nhân hiện đã được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Ca bệnh 679: là nam, 44 tuổi, cách ly ngay sau nhập cảnh tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm và cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Ca bệnh này liên quan chuyến bay IO4405 từ Liên Bang Nga về Sân bay Tân Sân Nhất ngày 11/7 (trước đó đã ghi nhận 17 ca dương tính). Hiện bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bà Rịa.

Ca bệnh 680-713: là các bệnh nhân tại Đà Nẵng, trong độ tuổi từ 1-75. Trong số này có 14 ca là F1 của bệnh nhân liên quan đến Bệnh viện Đà Nẵng.10 ca là bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng. 7 ca là người chăm sóc tại Bệnh viện Đà Nẵng. 1 bệnh nhân là nhân viên y tế tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng. 1 ca là chiến sĩ công an canh phạm nhân tại Khoa Thận - Nội tiết, Bệnh viện Đà Nẵng. 1 ca tại quận Liên Chiều, Đà Nẵng.

Như vậy, tính đến 18h ngày 5/8, Việt Nam có tổng cộng 713 ca mắc Covid-19, trong đó 309 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay. Số lượng ca mắc mới trong cộng đồng tính từ ngày 25/7 đến nay là 264 ca.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly theo dõi sức khỏe ngay là 120.041 người. Trong số đó, cách ly tập trung tại bệnh viện 1.565 trường hợp, cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 97.831 trường hợp. Còn lại cách ly tập trung tại cơ sở khác là 20.645 trường hợp.

Thủ tướng: Việt Nam độc lập, tự cường, không bị động, lúng túng, ngay cả với Covid-19

Chiều nay, Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cho biết, hôm nay Trung tâm Y tế huyện Hoa Lư, Ninh Bình đã công bố khỏi bệnh cho 3 bệnh nhân. Đó là các bệnh nhân số 391 (nam, 24 tuổi), số 393 (nam, 26 tuổi), và số 395 (nam, 26 tuổi).

Tổng cộng, đến thời điểm này đã có 381/713 ca bệnh Covid-19 của Việt Nam được chữa khỏi, chiếm 53,4% tổng số ca bệnh trong cả nước. Đến nay, Việt Nam đã điều trị khỏi cho 50 người nước ngoài mắc Covid-19.

Trong số các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị, theo dõi sức khoẻ tại các cơ sở y tế, hiện có 33 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1 - 2 lần với virus SARS-CoV-2. Hiện còn 253 bệnh nhân dương tính với virus corona. Đồng thời, Việt Nam đã có 8 bệnh nhân Covid-19 tử vong.

Thảo luận