Khoảng cách không thể vượt qua. Liban sẽ chấp nhận sự giúp đỡ của Israel?

Nhà quan sát chính trị Mohammed Kleit cho biết: mặc dù Israel đã đề nghị giúp đỡ chính quyền Liban (Lebanon), những người đang phải vật lộn để đối phó với hậu quả của vụ nổ lớn làm rung chuyển Beirut hôm thứ Ba, nhưng Liban "không có khả năng" chấp nhận sự trợ giúp này, khi tính đến lịch sử thù địch giữa hai quốc gia.
Sputnik

Sau khi vụ nổ lớn xảy ra ở Beirut vào tối thứ Ba, phá hủy phần lớn cảng của thành phố và làm hư hại hàng ngàn ngôi nhà trong khu vực, một số quốc gia đã đề nghị giúp đỡ Liban.

Bộ trưởng Nội vụ Lebanon tuyên bố không biết gì về kho diêm tiêu ở cảng Beirut

Chính phủ đã tuyên bố ngày để tang các nạn nhân của vụ nổ khiến hơn một trăm người thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương.

Israel sẽ giúp đỡ?

Trong số các quốc gia đã mở rộng vòng tay giúp đỡ Liban có cả Israel, quốc gia "đã chuyển đến chính quyền Liban thông qua nhiều kênh khác nhau", đề xuất cung cấp viện trợ y tế và nhân đạo chống lại hậu quả thảm kịch.

Tổng thống Israel Reuven Rivlin gửi lời chia buồn tới người dân Liban, còn lãnh đạo một số bệnh viện Israel cam kết sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân từ Beirut đến điều trị tại các trung tâm y tế trên cả nước.

Sự hợp tác bất ngờ

Tuy nhiên, Liban dường như không ấn tượng bởi lời đề nghị và trong khi các nhà chức trách vẫn chưa đưa ra bất kỳ thông báo nào về vấn đề này, nhà phân tích chính trị Mohammed Kleit từ Beirut tin rằng giả định rằng đất nước của ông sẽ sẵn sàng chấp nhận một cử chỉ như vậy - là "một cái gì đó trên ranh giới của trí tưởng tượng".

Theo bộ luật Liban ban hành năm 1995, cấm công dân nước này có bất kỳ mối quan hệ kinh doanh hoặc thương mại nào với Israel.

Ngoài ra, Điều 278 của Bộ luật Hình sự quy định rằng việc duy trì bất kỳ liên hệ nào với nhà nước Do Thái là bất hợp pháp và việc tương tác với người Israel bị cấm.

Các nhà chức trách Lebanon ra lệnh quản thúc toàn bộ ban quản lý cảng Beirut sau vụ nổ

Do đó, Kleit tin rằng không thể nghi ngờ việc nhận viện trợ từ "kẻ thù quốc gia", đặc biệt là trong bối cảnh các nước khác, bao gồm Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước phương Tây, đã bày tỏ ý định giúp đỡ Liban.

"Không thể hàn gắn bất cứ điều gì giữa hai nhà nước, vì có những đảng chính trị quyền lực trong chính phủ và quốc hội của đất nước phản đối bất kỳ mối quan hệ nào với Israel, ngay cả trong cuộc khủng hoảng như hiện nay mà chúng ta đang đối mặt".

"Những người chơi quyền lực", theo Kleit có nghĩa là Hezbollah, lực lượng dân quân Shiite do Iran hậu thuẫn đã tham gia chính trường Liban vào những năm 1990 và là một phần của quốc hội nước này từ năm 2005.

Khoảng cách không thể vượt qua. Liban sẽ chấp nhận sự giúp đỡ của Israel?

Cùng với các đảng phái tôn giáo khác, giờ đây họ tạo thành một khối lớn nhất trong quốc hội Liban và "làm nên giọng điệu" trong các vấn đề đối ngoại và đối nội; và điều này có nghĩa là mối quan hệ tái hợp với Israel khó có thể nằm trong chương trình nghị sự, chủ yếu vì lịch sử quan hệ đẫm máu giữa hai quốc gia.

Năm 1982, khi Israel tiến hành cuộc chiến chống lại Liban, cố gắng giảm thiểu ảnh hưởng của Syria trong khu vực và giữ chiến binh Palestine trú ẩn trên lãnh thổ Liban tránh xa mình, chính Hezbollah đã dẫn đầu cuộc đấu tranh vũ trang, cuối cùng buộc Lực lượng Phòng vệ Israel phải rời khỏi đất nước bị chiến tranh tàn phá vào tháng 5 năm 2000.

Nhưng sự căng thẳng không kết thúc ở đó. Sau khi Israel rút quân, Hezbollah đã tích lũy được một kho vũ khí ấn tượng, trở thành một trong những lực lượng dân quân mạnh nhất trong khu vực và sử dụng kho vũ khí này để thách thức nhà nước Do Thái.

Chuyên gia nói về con tàu, mà hàng hóa từ đó có thể phát nổ ở Beirut

Năm 2006, chiến binh Hezbollah đã giết chết 3 binh sĩ Israel sau khi 2 xe tuần tra của Lực lượng Phòng vệ Israel bị phục kích. Thi thể của hai người khác bị lấy đi, sự việc này châm ngòi cho Chiến tranh Liban lần thứ hai, cuộc xung đột để lại những vết sẹo sâu trong xã hội Israel và cả Liban.

"Không có sự tin tưởng nào giữa Liban và Israel, vì nước này chưa bao giờ tuân thủ bất kỳ hiệp ước hoặc nghị quyết nào của Liên hợp quốc về giải quyết căng thẳng và hành động quân sự trong khu vực. Không chỉ Liban không có lòng tin với Israel mà còn cả những nước láng giềng khác như Syria và Gaza", - Kleit nói, đồng thời nhấn mạnh rằng viện trợ của Israel sẽ không giúp xoa dịu sự thù địch kéo dài nhiều năm nay.
Thảo luận