Bộ Y tế rút nhóm chuyên gia xét nghiệm từ Đà Nẵng về Hà Nội

Bộ Y tế khẳng định sẽ hỗ trợ tối đa cho Hà Nội thực hiện xét nghiệm nhằm phát hiện ca mắc Covid-19, đảm bảo đủ sinh phẩm, nhân lực phục vụ công tác xét nghiệm.
Sputnik

Không để Hà Nội thiếu sinh phẩm xét nghiệm Covid-19

Ngày 8/8, tại buổi làm việc của Bộ Y tế với UBND Thành phố Hà Nội về công tác chống dịch trên địa bàn, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định Bộ sẽ đảm bảo đủ sinh phẩm phục vụ công tác xét nghiệm Covid-19 của Hà Nội.

Ca mắc Covid-19 mới tại Việt Nam, Hà Nội sẽ phạt người không đeo khẩu trang

Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng cho biết, Bộ Y tế ban hành quyết định tạm thời về trộn mẫu xét nghiệm, và rút nhóm chuyên gia về xét nghiệm của Bộ Y tế từ Đà Nẵng về hỗ trợ Hà Nội. Đồng thời, Bộ Y tế cũng yêu cầu các bệnh viện, viện, trường trực thuộc Bộ nâng cao tối đa công suất xét nghiệm cho Hà Nội. Tuy nhiên, quan trọng là Hà Nội phải đảm bảo lấy mẫu đủ để các đơn vị có thể xét nghiệm nhanh nhất.

Từ ngày 8/8 đến 12/8, Hà Nội bắt đầu triển khai xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR để phát hiện ca bệnh Covid-19 tại 13 quận, huyện. Theo kế hoạch của Sở Y tế Hà Nội, 13 quận, huyện được triển khai làm xét nghiệm RT-PCR gồm: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoàng Mai, Long Biên, Thanh Xuân và huyện Phúc Thọ.

Bộ Y tế rút nhóm chuyên gia xét nghiệm từ Đà Nẵng về Hà Nội

Các trường hợp sẽ được xét nghiệm là những người đã từng đến Đà Nẵng và có các biểu hiện ho sốt, khó thở; những trường hợp đi qua các điểm dịch của Đà Nẵng mà Bộ Y tế khuyến cáo; tất cả những người đi Đà Nẵng về từ ngày 15/7 đến 28/7; nhóm đối tượng F1 tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh. Trên cơ sở danh sách các trường hợp đã khai báo y tế, trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã sẽ gửi thông báo đến các đối tượng cần phải lấy mẫu làm xét nghiệm.

Hà Nội hiện có 4 máy RT-PCR công suất 1.000 mẫu/ngày

Tại buổi làm việc, Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Khắc Hiền thông tin, qua rà soát, thống kê đến nay toàn thành phố có 96.479 người về từ Đà Nẵng (có 74.901 người về từ ngày 15/7). Đã xét nghiệm PCR 625 trường hợp, kết quả 624/625 mẫu âm tính 1 mẫu dương tính (là bệnh nhân số 752 tại huyện Phúc Thọ). Xét nghiệm test nhanh cho 73.058 trường hợp, ghi nhận 13 trường hợp có kết quả dương tính.

Dịch Covid-19 Việt Nam phức tạp hơn trước: Có cách ly Hà Nội, TP.HCM?

Hà Nội đã chuẩn bị sẵn sàng 1.000 giường bệnh điều trị tại 6 bệnh viện: Bắc Thăng Long, Đức Giang, Thanh Nhàn, Hà Đông, Đống Đa, bệnh viện dã chiến Mê Linh.

Về năng lực xét nghiệm RT-PCR, ông Hiền cho biết Hà Nội hiện có 4 máy RT-PCR công suất 1.000 mẫu/ngày; có khả năng đặt thêm được 5 máy RT-PCR, khi đó sẽ có tổng cộng 9 máy và nâng công suất lên từ 3.200 mẫu/ngày (với điều kiện có thêm 2 máy tách chiết tự động).

Ngoài ra, 11 bệnh viện của Hà Nội cũng thực hiện được xét nghiệm RT-PCR, gồm: 8 bệnh viện công lập và 3 bệnh viện công lập với tổng công suất 2.484 mẫu/ngày. Hà Nội dự kiến công suất xét nghiệm tối đa có thể đạt là hơn 5.600 mẫu/ngày.

Bộ Y tế ban hành hướng dẫn việc gộp mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2

Ngày 7/8, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3486/QĐ-BYT về việc ban hành “Hướng dẫn tạm thời việc gộp mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2”, là tài liệu hướng dẫn được áp dụng tại các cơ sở y tế dự phòng và khám, chữa bệnh trên toàn quốc.

Chủ tịch UBND Hà Nội ra công điện khẩn về công tác phòng, chống dịch Covid-19

Được biết, hướng dẫn tạm thời được xây dựng với các nội dung lấy mẫu, gộp mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm nhằm giảm nhu cầu sinh phẩm, hóa chất, vật tư tiêu hao sử dụng cho xét nghiệm, giảm thời gian xét nghiệm mẫu và bảo đảm chất lượng xét nghiệm theo diễn biến tình hình dịch bệnh để các tỉnh, thành phố, đơn vị y tế và các đơn vị liên quan làm căn cứ áp dụng, tổ chức triển khai theo thực tế tại địa phương, đơn vị.

Theo Bộ Y tế, việc gộp mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm SARS-CoV-2 sẽ có một số hạn chế như có thể phải quay lại nhóm đối tượng có kết quả mẫu gộp dương tính SARS-CoV-2 để lấy lại mẫu làm xét nghiệm. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ dương tính của cộng đồng thấp, việc này không gây ảnh hưởng nhiều. Các địa phương, đơn vị phải thường xuyên đánh giá diễn biến của dịch bệnh để xem xét về việc triển khai gộp mẫu cho phù hợp với tình hình dịch.

Bộ Y tế cũng cho biết, hướng dẫn tạm thời nhằm hỗ trợ thực hiện giám sát dịch tễ, xét nghiệm chẩn đoán mắc Covid-19 trong một/nhiều nhóm quần thể dựa trên đánh giá dịch tễ và các yếu tố nguy cơ liên quan; chẩn đoán phát hiện mắc Covid-19. Đồng thời, giảm nhu cầu sinh phẩm, hóa chất, vật tư tiêu hao sử dụng cho xét nghiệm; giảm thời gian xét nghiệm và tăng công suất xét nghiệm.

Thảo luận