Nghiên cứu mới
Theo đó, nhóm nhà khoa học do GS. Piers Forster thuộc Đại học Leeds dẫn đầu đã nghiên cứu dữ liệu về mức độ thay đổi của mười loại khí nhà kính và chất gây ô nhiễm không khí từ tháng 2 đến tháng 6 năm nay ở 123 quốc gia, khi các quy định hạn chế đi lại và làm việc bắt đầu được áp dụng trên khắp thế giới do coronavirus.
Chỉ làm mát tạm thời
Vào tháng 4, giới nghiên cứu ước tính rằng "lượng khí thải oxit nitơ toàn cầu đã giảm tới 30%, góp phần “làm mát” tạm thời kể từ đầu năm". Đồng thời, theo bài báo, "việc làm dịu ngắn hạn này được bù đắp bằng việc giảm 20% lượng khí thải SO2 trên toàn cầu, góp phần giảm hiệu ứng sol khí làm mát và gây ra hiện tượng “ấm lên” trong thời gian ngắn”.
Hiệu ứng không đáng kể
Nghiên cứu cho biết: “Dựa trên cơ sở này, chúng tôi ước tính rằng ảnh hưởng trực tiếp của loạt biện pháp được áp dụng do đại dịch gây ra sẽ không đáng kể, đến năm 2030, nhiệt độ cũng chỉ giảm khoảng từ 0,01 ± 0,005 độ C so với kịch bản ban đầu”.
Đồng thời, các nhà khoa học nhấn mạnh rằng nếu "quá trình phục hồi kinh tế nhằm kích thích" các giải pháp xanh "và giảm đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch thì có thể tránh được tình trạng ấm lên vào năm 2050 thêm 0,3 độ C trong tương lai”.