Hàng không Việt Nam chờ đợi sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ

Sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ trong việc giúp ngành hàng không hồi phục là vô cùng quan trọng và cấp thiết, bởi hàng không là một trong những lĩnh vực xương sống giúp thúc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Sputnik

Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng mạnh đến lĩnh vực giao thông vận tải, đặc biệt là hàng không. Các hãng hãng hàng không  của Việt Nam đang phải giảm lương của nhân viên và nhiều chi phí khác. Như Vietnam Airlines (VNA) buộc phải giảm mạnh thu nhập bình quân của phi công và tiếp viên tới 50% so năm trước. Còn hãng hàng không Vietjet ghi nhận mức doanh thu dịch vụ vận tải hàng không giảm 54%.

COVID-19 tác động tiêu cực mạnh đến hàng không Việt Nam

Hàng không Việt Nam gần nửa năm nay đang gặp rất nhiều khó khăn do COVID-19. Việc đóng đường bay quốc tế, giảm số lượng đường bay nội địa đã làm cho thu nhập của các công ty hàng không cũng như nhân viên sụt giảm mạnh. Theo thông tin của Sputnik có được, thì mức lương phi công của VNA chỉ còn 77 triệu đồng/tháng, tương đương giảm 48% so với năm 2019. Thu nhập của tiếp viên và lao động mặt đất giảm lần lượt 52% (13,8 triệu đồng/tháng) và 55,5% (14 triệu đồng/tháng).

Việt Nam mở cửa sau Covid-19: Khôi phục vận chuyển hàng không với Trung Quốc

Cộng thêm, VNA tiếp tục tạm hoãn hợp đồng lao động, cho nghỉ không hưởng lương, làm việc không trọn thời gian để phù hợp với quy mô sản xuất trong thời điểm dịch Covid-19. Kế hoạch sử dụng lao động bình quân trong năm 2020 giảm 26% so với 2019.
Theo Tổng giám đốc VNA Dương Trí Thành, việc dừng các chuyến bay khiến tỷ lệ phi công, tiếp viên VNA phải ngừng việc lên tới 90%, dịch Covid-19 khiến ngành hàng không thế giới “tê liệt” và cần ba năm nữa mới có thể trở lại mức phát triển của năm 2019.

“VNA đang trên đà phát triển vững mạnh, nhưng dịch làm đảo lộn, phá vỡ toàn bộ kế hoạch. Hiện tại, thống kê sơ bộ, hãng đã lỗ ròng 15 nghìn tỷ đồng. Áp dụng chậm lại khấu hao, chính sách về thuế xăng dầu, dự kiến hãng bớt được 2.200 tỷ đồng nên sẽ lỗ khoảng 13 nghìn tỷ đồng”, - Tổng giám đốc VNA Dương Trí Thành nói về thực trạng của VNA hiện nay.

Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (VJC) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 2/2020, giai đoạn chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Hàng không Việt Nam chờ đợi sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ
“Kết thúc quý 2/2020, trong bối cảnh đại dịch, hãng hàng không Vietjet ghi nhận mức doanh thu dịch vụ vận tải hàng không đạt 1.970 tỷ đồng, giảm 54%, và mức lỗ hàng không 1.122 tỷ đồng. Sáu tháng đầu năm, Vietjet lỗ trong hoạt động hàng không 2.111 tỷ đồng được ghi nhận là rất tích cực trong bối cảnh ngành hàng không thế giới chịu mức thiệt hại kỷ lục hơn 84 tỷ USD” – ông Đinh Việt Phương, Phó Tổng Giám đốc phát triển kinh doanh của VietJet phát biểu với Sputnik.

Những giải pháp vượt khó

“Trong tình trạng hiện nay, các hãng hàng không có thể sẽ rơi vào trạng thái mất thanh khoản từ quý 3, nếu không có hỗ trợ về thanh khoản của Chính phủ và từ gói hỗ trợ. Được biết, VNA đề nghị Chính phủ tăng vốn hoặc có giải pháp cho vay, hỗ trợ gói hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp 12 nghìn tỷ đồng để hãng phục hồi sớm. Tôi cho rằng, đây cũng là biện pháp cần thiết”, - Tiến sĩ kinh tế Lê Minh nói với Sputnik.

Trong khi chờ đợi giải pháp trên thì các hãng hàng không của Việt Nam đã đồng loạt áp dụng nhiều giải pháp mạnh mẽ mang tính chất đột phá để cắt giảm chi phí vận hành. Theo thông tin của VNA, hãng này đã thực hiện cắt giảm 1/3 nguồn lực lao động mặt đất. Riêng trong quý II vừa qua, số lao động giảm tới 56% so với kế hoạch, ngừng sử dụng phi công, tiếp viên nước ngoài và tiếp viên thuê ngoài; kịp thời điều chỉnh sản lượng phù hợp với nhu cầu thị trường. Với các giải pháp trên, dự kiến trong năm 2020, VNA sẽ cắt giảm được hơn 5.000 tỷ đồng do chủ động tiết kiệm.

Việt Nam có thêm hãng hàng không mới

Còn VJA, như thông cáo báo chí của hãng này viết, nhằm gia tăng dòng tiền hỗ trợ hoạt động kinh doanh, đã và đang tích cực tìm kiếm các đối tác và đã thực hiện giải pháp chuyển nhượng tài sản và các khoản đầu tư tài chính, giúp tăng doanh thu tài chính lên 1.174 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 1.063 tỷ đồng trong quý 2. Tổng lợi nhuận hợp nhất trong 6 tháng đầu năm của hãng đạt 73 tỷ đồng, tăng cường nguồn lực hỗ trợ cho dịch vụ vận tải hàng không.

“Khi thị trường trong nước được cho phép, hãng đã khai thác trở lại toàn bộ đường bay nội địa với hơn 300 chuyến/ngày trong tháng 6, tăng gấp 3-5 lần trong thời gian đỉnh điểm dịch, đồng thời mở mới 8 đường bay nội địa để đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng của người dân và du khách, đưa tổng số lượng đường bay lên đến 52 tuyến, tổng số chuyến đạt 14 nghìn. Chỉ riêng trong tháng 6 vừa qua, tổng số lượt khách vận chuyển đạt 1,2 triệu lượt khách, khôi phục lại thị trường nội địa”, - ông Đinh Việt Phương, Phó Tổng Giám đốc phát triển kinh doanh của VietJet chia sẻ thông tin với Sputnik.

Theo thông cáo báo chí của Vietjet, hãng này đã và đang tích cực triển khai các chương trình tiết kiệm chi phí, với bình quân chi phí giảm 55% do giảm khai thác hơn 30% - 35% và giảm đơn giá chi phí 20% - 25%. Đặc biệt trong tháng 5, Vietjet đã triển khai thành công chương trình mua trữ xăng dầu trong giai đoạn giá thấp, giúp giảm chi phí 25% so với thị trường. Bên cạnh đó, Vietjet tích cực đàm phán với các nhà cung cấp giảm giá dịch vụ cảng, sân bay, kỹ thuật và các dịch vụ khác từ 20% - 45% tùy nhà cung cấp.                                                                                           

Vietnam Airlines hỗ trợ người Việt mắc kẹt tại Nhật Bản về nước

Từ đầu năm 2020 đến nay, chủ động trước các kế hoạch ứng phó Covid-19, Vietjet đã triển khai hàng loạt các giải pháp quyết liệt như mở rộng dịch vụ kinh doanh vận chuyển hàng hóa, phát triển các sản phẩm dịch vụ SkyBoss, dịch vụ phụ trợ (ancillary), thẻ bay Power Pass... Ngoài ra, hãng bắt đầu tự phục vụ mặt đất tại cảng hàng không Nội Bài để chủ động trong hoạt động khai thác, tăng chi phí phụ trợ tại sân bay cũng như nâng cao được chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng. Đặc biệt, Vietjet đã triển khai nhiều giải pháp nhằm gia tăng nguồn doanh thu và tối ưu hoạt động.

“Vietjet chính thức phát triển dịch vụ vận chuyển hàng hóa (cargo) từ tháng 4, là hãng hàng không đầu tiên được phê chuẩn triển khai khai thác vận chuyển hàng hóa trên khoang hành khách (CIPC). Đồng thời, hãng tăng cường dịch vụ thuê chuyến, mở rộng dịch vụ tự phục vụ mặt đất tại Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài để tối ưu chi phí vận hành”, - ông Đinh Việt Phương, Phó Tổng Giám đốc phát triển kinh doanh của VietJet nói với Sputnik.

Bộ Y tế ra thông báo khẩn, Vietnam Airlines dừng khai thác tất cả các đường bay quốc tế
Các hãng hàng không Việt Nam đang rất nỗ lực vượt khó khăn, trở ngại. Nhưng sự hỗ trợ của Chính phủ đang được chờ đợi. Theo các chuyên gia, nó sẽ góp phần giảm áp lực, hỗ trợ hàng không Việt Nam hồi phục. Theo đề xuất của của các hãng, cơ quan chức năng, Chính phủ Việt Nam đang xem xét thông qua gói hỗ trợ hàng không bao gồm không giới hạn việc miễn giảm các loại thuế, phí dịch vụ hàng không, miễn giảm thuế môi trường cho nhiên liệu bay, gói hỗ trợ tài chính, gia hạn nợ vay…

Các chuyên gia cho rằng, sự hỗ trợ cụ thể nói trên thực sự cần và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay để trong việc củng cố nội lực của các hãng hàng không trong nước.

“Hiện thực của thế giới cho thấy rằng, sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ trong việc giúp ngành hàng không hồi phục là vô cùng quan trọng và cấp thiết, bởi hàng không là một trong những lĩnh vực xương sống giúp thúc thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế”, - Tiến sĩ kinh tế Lê Minh phát biểu với Sputnik.
Thảo luận