Nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết trong bài báo của mình: một số chuyên gia đã liên hệ quyết định này với việc tình hình trầm trọng thêm ở biên giới Ấn Độ - Trung Quốc trong khu vực Galvan.
Ngành công nghiệp-quân sự Ấn Độ có thể làm được nhiều điều
Ngày nay, Ấn Độ là nước mua vũ khí lớn thứ hai trên thế giới sau Saudi Arabia. Gần một nửa ngân sách quân sự của nước cộng hòa được chi cho việc mua sắm này. Đối tác chính của họ trong lĩnh vực này là Nga, nhưng Ấn Độ cũng mua vũ khí từ Hoa Kỳ và Israel. Trong danh sách do Bộ trưởng Quốc phòng đưa ra, đã có 1/4 số mặt hàng mà Ấn Độ sản xuất hoặc có thể nhanh chóng triển khai sản xuất. Hơn nữa, ở đây đang nói về cả vũ khí nhỏ, nhẹ (ví dụ, súng trường tấn công Kalashnikov) cũng như cả tên lửa đất đối không tầm trung. Công nghiệp Ấn Độ cũng có khả năng sản xuất máy bay và tàu ngầm.
Doanh nghiệp Ấn Độ nhiệt tình đón nhận tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước này. Rốt cuộc, điều này có nghĩa là có đơn đặt hàng mới cho sản xuất, xuất hiện việc làm. Ngoài ra, chính phủ đã cam kết cấp các khoản vay cho các nhà sản xuất vũ khí.
Trung Quốc lại có lỗi?
Nhiều nhà phân tích liên kết quyết định của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ với vụ đụng độ gần đây ở biên giới Ấn Độ - Trung Quốc trên dãy Himalaya. Lần đầu tiên trong 45 năm qua, người dân đã thiệt mạng ở đó trong các cuộc đụng độ giữa quân đội hai nước. Các chuyên gia của tờ Straitstimes phiên bản Singapore tin rằng “Quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ không thể trở lại trạng thái bình thường trước đây sau những vụ đụng độ biên giới này”.
Có thể các đồng nghiệp từ Straitstimes có cái nhìn quá u ám về tương lai quan hệ giữa hai nước láng giềng. Tốt hơn hết là hy vọng vào cách tiếp cận tỉnh táo và có trách nhiệm của lãnh đạo hai nước N. Modi và Tập Cận Bình. Đồng thời, không thể không nhớ lại lịch sử làm chủ vũ khí nguyên tử của Ấn Độ. Các nhà khoa học Ấn Độ đã nghiên cứu vấn đề hạt nhân từ những năm 1940. Nhưng chính phủ Ấn Độ chỉ cho phép thử nghiệm vũ khí nguyên tử sau khi Ấn Độ thất bại trước Trung Quốc trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1962. Năm 1966, Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi đã viết trong một bức thư gửi Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson rằng "chương trình hạt nhân của Trung Quốc dẫn tới việc Ấn Độ bắt buộc thực hiện các vụ thử hạt nhân".
Cộng đồng thế giới chắc chắn quan tâm đến việc đảm bảo rằng các vấn đề gây tranh cãi trong quan hệ giữa hai gã khổng lồ sở hữu vũ khí hạt nhân, Ấn Độ và Trung Quốc, được giải quyết một cách hòa bình và nhanh nhất có thể. Tuy nhiên, trong bối cảnh thực sự của sự thù địch hoặc bị thổi phồng lên, quân đội của cả hai nước sẽ yêu cầu chính phủ của họ xuất tiền bổ sung để phát triển và sản xuất các loại vũ khí mới. Đồng thời, họ sẽ nói về sự cần thiết phải bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia mình. Nhưng đâu là ranh giới ngăn cách giữa nhu cầu quốc phòng hợp lý và cuộc chạy đua vũ trang không giới hạn?