Tuần trước, Văn phòng Thống kê Quốc gia của Anh đã công bố một nghiên cứu, theo đó nguy cơ bệnh nhân tử vong do coronavirus khi tiếp xúc lâu với ô nhiễm không khí có thể cao hơn 7%, trước đó các bài báo tương tự đã xuất hiện ở một số quốc gia.
Bà Neira lưu ý rằng ô nhiễm không khí dẫn đến 7 triệu ca tử vong sớm mỗi năm, có tác động tiêu cực đến phổi và cản trở công việc phòng bệnh.
"Rõ ràng, nếu phổi của bạn đã bị tổn thương và dễ bị tổn thương, thì nguy cơ phát triển bệnh SARS-CoV-2 nặng hơn sẽ tăng lên. Đồng thời, có thể lưu ý rằng ô nhiễm không khí là yếu tố nguy cơ đối với mọi bệnh hô hấp do vi rút", - người phát ngôn của WHO cho biết.
Bà Neira lưu ý rằng vấn đề tác động của ô nhiễm không khí đối với tỷ lệ tử vong do coronavirus cần được nghiên cứu thêm. Bà cho biết WHO đang hệ thống hóa các nghiên cứu hiện có.
Các biện pháp cách ly gói phần cải thiện chất lượng không khí
Bà Neira nhấn mạnh cần phải nỗ lực loại bỏ các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Bà lưu ý rằng các biện pháp cách ly được áp dụng ở một số quốc gia bị lây lan COVID-19 đã "có tác dụng phụ tích cực" không lường trước được: chất lượng không khí, ngay cả ở thành phố ô nhiễm cao, đã được cải thiện đáng kể trong một thời gian rất ngắn.
Bà nói: "Do đó, có thể kết luận rằng việc thực hiện các biện pháp cách ly - chắc chắn không quyết liệt như phong tỏa - có thể làm giảm ô nhiễm không khí và (mang lại) lợi ích sức khỏe đáng kể cho mọi người".