Covid-19 ở Việt Nam: Tìm ra nguồn lây coronavirus ở Hải Dương

Các nhà khoa học Việt Nam tiến hành giải mã gen coronavirus phát hiện ở các bệnh nhân mắc Covid-19 tại Hải Dương phát hiện trình tự gen tương tự với chủng SARS-CoV-2 tìm thấy ở Đà Nẵng, cho thấy có cơ sở để nhận định nguồn lây nhiễm virus corona ở Hải Dương có liên quan đến Đà Nẵng.
Sputnik

Bộ Công an Việt Nam và Cục Điều tra An ninh Nội địa Hoa Kỳ (HSI, thuộc Bộ An ninh Nội địa Mỹ) vừa hợp tác điều tra vụ lừa đảo liên quan đến đại dịch do coronavirus (Covid-19), đồng thời bắt giữ ba nghi phạm. Tất cả đều là công dân Việt Nam.

Sáng nay, Bộ Y tế thông báo thêm 7 ca mắc Covid-19 mới, nâng tổng số ca nhiễm coronavirus của Việt Nam lên thành 983 bệnh nhân.

Ca bệnh Covid-19 thứ 25 tử vong hôm nay được Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế tại Đà Nẵng xác nhận là nữ bệnh nhân số 698 ở Hải Châu, Đà Nẵng với nhiều bệnh lý nền nặng.

Việt Nam thêm 7 ca nhiễm SARS-CoV-2

Theo thông tin sáng ngày 18/8 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19, Việt Nam đã ghi nhận thêm 7 ca mắc mới Covid-19, trong số đó có 6 ca là bệnh nhân trong nước (Quảng Nam ghi nhận 3 ca, Hải Dương ghi nhận 2 ca và Hà Nội ghi nhận 1 ca) và 1 ca nhập cảnh được cách ly ngay tại Cần Thơ. Như vậy, đến thời điểm này Việt Nam đã có tất cả 983 bệnh nhân mắc nCoV.

“Ổ dịch” Covid-19 ở Hải Dương diễn biến phức tạp

Tính đến 6h ngày 18/8, Việt Nam ghi nhận 645 ca mắc Covid-19 do lây nhiễm trong nước. Trong số đó, lượng bệnh nhân mới liên quan đến ổ dịch tại Đà Nẵng tính từ ngày 25/7 đến nay là 505 ca.

Trong khoảng thời gian từ 18h ngày 17/8 đến 6h ngày 18/8, đã ghi nhận thêm 7 ca mắc mới, trong đó có 6 ca lây nhiễm tron nước, 1 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh, cụ thể như sau:

Bệnh nhân số 977 và 978 tại Hải Dương: đây là 2 bệnh nhân cùng 46 tuổi, có liên quan đến ổ dịch đường Ngô Quyền. Đến nay đã ghi nhận 9 ca bệnh liên quan đến ổ dịch này. Hiện 2 bệnh nhân trên đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. Hải Dương.

Bệnh nhân số 979 tại Hà Nội: là nữ, 33 tuổi, trú tại Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội. Trước đó, bệnh nhân đi du lịch Đà Nẵng từ ngày 22 đến 25/7. Sau khi trở về, bệnh nhân được cách ly tại nhà. Ngày 16/8, Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm. Ngày 17/8, kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.

Bệnh nhân số 980 là ca bệnh được cách ly ngay sau nhập cảnh tại Cần Thơ. Bệnh nhân là nữ, 37 tuổi, có địa chỉ tại Đức Nhuận, Mậu Đức, Quảng Ngãi. Ngày 15/8, bệnh nhân bay về Việt Nam từ Philippines, về Cần Thơ trên chuyến bay VJ7816, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Cần Thơ. Ngày 16/8, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Cần Thơ lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm, cho kết quả bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi TP. Cần Thơ.

Cán bộ CDC Quảng Nam và nữ Công an TP. Đà Nẵng mắc Covid-19 tiếp xúc nhiều người

Bệnh nhân số 981-983 tại Quảng Nam. Đây là 3 bệnh nhân có độ tuổi từ 15- 90 tuổi, gồm: 1 ca là bệnh nhân Bệnh viện Đà Nẵng, 2 ca là F1 của của các bệnh nhân trước đó. Hiện cả 3 bệnh nhân trên đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly theo dõi sức khỏe là 87.672 người, trong đó có 3.395 người đang được cách ly tập trung tại bệnh viện, 59.766 người được cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú, và 24.511 người = đang được cách ly tại các cơ sở khác.

Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 báo cáo, đến nay Việt Nam đã điều trị khỏi cho 467/983 bệnh nhân Covid-19, chiếm 47,5% số ca bệnh.

Tính đến sáng ngày 18/8, trong số các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị, số người đã có kết quả âm tính lần 1 với SARS-CoV-2 là 47 ca. Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2 là 23 ca. Số ca âm tính lần 3 là 48 ca.

Covid-19 ở Việt Nam: Tìm ra nguồn lây coronavirus ở Hải Dương

Đến nay, đã có 24 trường hợp tử vong liên quan đến Covid-19. Hầu hết các trường hợp tử vong tại Việt Nam cho đến lúc này đều là bệnh nhân cao tuổi, trên nền bệnh lý nặng, mắc nhiều bệnh mạn tính như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, đái tháo đường type 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, suy kiệt, suy đa tạng.

Cập nhật tình hình dịch Covid-19 tại Hải Dương

Hiện đến nay trên địa bàn Hải Dương đã ghi nhận 12 ca mắc Covid-19. Đó là các bệnh nhân số 867, 906, 907, 908, 950, 963, 970, 971, 972 973, 977 và 978.

Đà Nẵng: Thêm 7 bệnh nhân mắc Covid-19 xuất viện

Trong số đó, chỉ tính riêng trong ngày 17/8, tỉnh này đã ghi nhận thêm 4 ca mắc mới Covid-19. Tất cả đều có yếu tố liên quan đến quán ăn "Thế giới bò tươi".

Trong số 4 bệnh nhân này, có 3 người là trong cùng 1 gia đình. Đó là chị N.T.P.H. (bệnh nhân số 977) và chồng là anh T.Đ.P. (bệnh nhân 978, cùng sinh năm 1974) và con trai là cháu T.Đ.P. (bệnh nhân số 971, sinh năm 2006). 3 bệnh nhân trên đều ở cạnh biệt thự 1.9 đường Lại Kim Bảng, phường Bình Hàn (TP Hải Dương).

Covid-19 ở Việt Nam: Tìm ra nguồn lây coronavirus ở Hải Dương

Hiện Bộ Y tế đang tiếp tục hỗ trợ tích cực, toàn diện cho tỉnh Hải Dương trong công tác triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Bộ đã ra Công điện số 1291/CĐ-BYT gửi UBND tỉnh Hải Dương về việc khẩn trương triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

Bộ Y tế công bố 11 ca mắc Covid-19 mới

Trong Công điện, Bộ Y tế giao Cục Y tế dự phòng, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và Bệnh viện Bạch Mai huy động các đội công tác hỗ trợ, phối hợp với tỉnh Hải Dương và các đơn vị liên quan trong việc điều tra dịch tễ, khoanh vùng, cách ly, dập dịch và thu dung, điều trị, phòng chống nhiễm khuẩn trong các cơ sở y tế nhằm sớm ngăn chặn, kiểm soát sự bùng phát của dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Bộ Y tế - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương chỉ đạo quyết liệt các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Quốc gia, đề cao trách nhiệm của lãnh đạo chính quyền địa phương, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai quyết liệt, kịp thời các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh.

Ca mắc Covid-19 thứ 25 tử vong vì bệnh lý nền nặng

Sáng 18/8/2020, Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại Thành phố Đà Nẵng đã cung cấp thông tin về ca tử vong của bệnh nhân Covid-19. Đến nay, đây là ca nhiễm Covid-19 tử vong thứ 25 tính từ khi dịch xảy ra ở Việt Nam.

Hải Dương đẩy cao mức độ phòng, chống dịch Covid-19

Theo đó, bệnh nhân tử vong là bệnh nhân 698, là nữ, 51 tuổi, có địa chỉ ở phường Thuận Phước, Q. Hải Châu, Đà Nẵng.

Bệnh nhân có tiền sử ung thư buồng trứng di căn ổ bụng, sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu đã cắt thận trái.

Bệnh nhân tử vong tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. Nguyên nhân được xác định là bởi viêm phổi do Covid-19, nhồi máu cơ tim cấp biến chứng sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng trên bệnh nhân ung thư buồng trứng di căn thành bụng, sỏi thận đã cắt thận trái.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Phó trưởng Tiểu ban Điều trị cho biêý, nhiều bệnh nhân Covid-19 trong giai đoạn này có diễn biến nặng, tăng nặng, đặc biệt là diễn biến nguy kịch rất nhanh.

Ninh Thuận: 232 công dân về từ Malaysia âm tính với Covid-19

Trong số đó, có nhiều bệnh nhân Covid-19 trên nền bệnh lý nặng, mãn tính phải sử dụng các biện pháp hỗ trợ hô hấp như ECMO, thở máy, hoặc thở oxy…

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, khi mắc Covid-19, nhóm người nói trên sẽ suy giảm sức đề kháng, khiến lượng virus phát triển trong cơ thể nhanh hơn, tổn thương cơ quan nhanh hơn so với bệnh nhân khác.

“Đây là dấu hiệu rất đáng nguy hại, vì những bệnh nhân này nói chung và bệnh nhân suy thận mạn nói riêng sẽ không chỉ bị duy nhất bệnh này, mà còn kèm theo các bệnh nặng khác như tiểu đường, suy tim, tăng huyết áp… Khi virus tấn công, các cơ quan sẽ dễ tổn thương, sức đề kháng giảm nhiều”, – Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết.

Trong khi đó, theo một chuyên gia về lão khoa, ở nhóm người cao tuổi, mắc bệnh lý nền, sức đề kháng thường giảm hơn so với các nhóm tuổi khác. Khi mắc bệnh, Covid-19 sẽ làm cho các bệnh mãn tính đó thúc đẩy chuyển thành giai đoạn cấp hoặc đợt cấp, do đó bệnh nhân rất dễ tử vong.

3 ca Covid-19 tổn thương phổi nặng ở miền Bắc

Được biết, trong số 3 ca mắc Covid-19 nặng đang điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, hiện 1 bệnh nhân tình trạng đang trở nặng, trong khi 2 bệnh nhân còn lại đã có tiến triển tốt hơn.

Việt Nam ghi nhận ca tử vong thứ 23 do bệnh lý nền nặng và Covid-19

3 bệnh nhân nặng đang được điều trị tích cực bởi 3 bác sĩ vòng trong và 1 bác sĩ Trưởng khoa vòng ngoài, phối hợp cùng điều dưỡng điều trị. Những trường hợp này được theo dõi sát 24/24 giờ để có thể kịp thời cấp cứu nếu diễn tiến xấu.

Trước đó, thông tin báo chí cho biết có 3 trường hợp bệnh nhân nặng, tổn thương phổi từ 60-70%, cùng có bệnh nền tăng huyết áp, bội nhiễm thêm căn nguyên của các loại vi khuẩn khác ngoài SARS-CoV-2 khiến tình trạng bệnh tiến triển nặng nhanh.

Đó là các bệnh nhân số 867 (nam, 63 tuổi, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, Hải Dương), số 812 (nam, 63 tuổi, tại cửa hàng số 106 Trần Thái Tông, nơi bệnh nhân số 447 làm việc) và số 793 (nam, 58 tuổi ở Bắc Giang, là F1 trong gia đình có 4 ca Covid-19).

Nguồn lây coronavirus Hải Dương là từ Đà Nẵng?

Về vấn đề xuất hiện nhiều ca lây nhiễm cộng đồng ở tỉnh Hải Dương liên quan đến ổ dịch quán ăn Thế giới Bò tươi, những ngày qua, các nhà khoa học Việt Nam đã tiến hành giải mã trình tự gen coronavirus được phát hiện ở các bệnh nhân mắc Covid-19 tại Hải Dương và nhận thấy, nguồn lây SARS-CoV-2 ở địa phương này là từ Đà Nẵng.

Việt Nam mua vaccine COVID-19 Sputnik V của Nga?

Theo Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, đã xác định được nguồn lây cho các bệnh nhân ở Hải Dương là từ Đà Nẵng. Có thể là có tiếp xúc với người từ Đà Nẵng về chứ không xuất phát từ Hà Nội. Từ đó, Ban Chỉ đạo chống dịch có phương pháp khoanh vùng dập dịch và điều chỉnh hướng điều trị bệnh nhân chính xác hơn.

Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, do chưa xác định được F0 nên chùm lây nhiễm ở Hải Dương khá phức tạp, nguồn lây hiện vẫn nằm trong cộng đồng. Theo Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, để kiểm soát dịch bệnh và tránh lây lan, người dân cần nghiêm túc thực hiện cách ly, dừng các hoạt động buôn bán, vui chơi, tuyết đối không được chủ quan. Trong khi đó, nhân viên y tế cần tăng tốc truy vết, cách ly, lấy mẫu trên diện rộng và xét nghiệm nhanh để sàng lọc, phân luồng.

Theo TS. Phạm Quang Thái, Phó trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng cho rằng, nguồn lây coronavirus ở Hải Dương bắt nguồn từ Đà Nẵng. Theo ông, kết quả giải mã trình tự gen SARS-CoV-2 ở Hải Dương cho thấy ổ dịch tại đây không phải do chủng virus corona mới gây nên.

Hôm 16/8, kết quả giãi mã gen coronavirus của bệnh nhân 867 (nam, 63 tuổi, ở Hải Dương đi Hà Nội khám bệnh) do Viện vệ sinh Dịch tễ Trung ương thực hiện phát hiện chủng virus corona của người bệnh này tương tự như chủng mới ở Đà Nẵng. Chủng này có đặc tính lây lan nhanh hơn nhưng độc lực không đổi so với các chủng trước đây đã ghi nhận.

Vắc-xin Covid-19 của Việt Nam đã phát triển đến đâu?
Vị Phó trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm cũng cho rằng ráo riết truy tìm người tiếp xúc trực tiếp với ca nhiễm và tăng cường xét nghiệm người về từ Đà Nẵng, là chiến lược đúng đắn để dập dịch tại Hải Dương.

“Người về từ Đà Nẵng phải được xét nghiệm, vì nếu bỏ sót, dù chỉ một người, có thể tạo ra những ổ dịch mới”, TS. Phạm Quang Thái nhấn mạnh.

Đồng thời, vị chuyên gia cũng cùng với đoàn công tác của Bộ Y tế tham gia truy vết, tìm và cách ly hết nhóm F1, tránh bỏ sót ca nhiễm có thể làm bùng phát thêm ổ dịch.

Lãnh đạo và ngành y tế Hải Dương đang tăng cường rà soát cộng đồng. Mọi trường hợp có nguy cơ nhiễm đều lấy mẫu xét nghiệm, cả với người không có yếu tố dịch tễ và sốt ho, đau họng. Sở Y tế và CDC Hải Dương đã lập các tổ giúp truy tìm các trường hợp nghi nhiễm, tuyên truyền vận động, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng. Hải Dương hiện cũng đang cách ly xã hội trong vòng 15 ngày.

Việt Nam và Mỹ hợp tác điều tra vụ lừa đảo liên quan Covid-19

Sáng 18/8, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam phát thông cáo báo chí liên quan đến việc Bộ Công an Việt Nam và Cục Điều tra An ninh Nội địa Hoa Kỳ (HSI, thuộc Bộ An ninh Nội địa Mỹ) vừa hợp tác điều tra vụ lừa đảo liên quan đến đại dịch do coronavirus (Covid-19), đồng thời bắt giữ ba nghi phạm. Tất cả đều là công dân Việt Nam.

Việt Nam kêu gọi hiến huyết tương, cử bác sĩ giỏi nhất vào điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng

Theo thông tin mà Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cung cấp, cuộc điều tra này bắt nguồn từ thành phố Tampa, bang Florida từ hồi tháng 3/2020. Văn phòng của Cục Điều tra An ninh Nội địa Mỹ tại TP.HCM đã chuyển thông tin cho phía cơ quan chức năng, Bộ Công an Việt Nam.

Theo đó, sau quá trình tìm hiểu làm rõ, giới chức trách Việt Nam đã tiến hành cuộc điều tra riêng và cuối cùng bắt giữ ba nghi phạm.

Ba đối tượng bị bắt giữ bao gồm Phan Đình Thư, Trần Quốc Khánh và Nguyễn Duy Toản, đều là công dân Việt Nam, bị cáo buộc đã tham gia vào kế hoạch lừa đảo nhằm thu lợi bất chính lợi dụng đại dịch Covid-19.

Nhóm này vào tầm ngắm của lực lượng chức năng sau khi có đơn kiện dân sự và tài liệu chứng minh đi kèm được nộp tại Hoa Kỳ hôm 3/8/2020.

Thông tin từ Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cho biết, các nghi phạm này điều hành hơn 300 trang website với mục đích lừa đảo, bán các sản phẩm gồm nước rửa tay khô, khăn ướt diệt khuẩn, mặt hàng vệ sinh cá nhân chống coronavirus phổ biến.

Điều đáng nói là có hơn 7.000 nạn nhân từ tất cả 50 bang của Mỹ đã đặt mua sản phẩm từ các trang bán hàng của ba nghi phạm. Khách hàng – các nạn nhân dù đã thanh toán tiền đầy đủ nhưng không hề nhận được hàng, sản phẩm đã đặt hàng nên nhiều người sau đó đã đâm đơn kiện.

Các đơn kiện này cũng cho rằng các bị can đã tạo ra hàng trăm tài khoản email và tài khoản người dùng với phương thức thanh toán tại Hoa Kỳ nhằm thực hiện hoạt động lừa đảo và để trốn tránh các cơ quan thực thi pháp luật.

Covid-19 tại Việt Nam: Thêm ca tử vong nhưng cũng nhiều người khỏi bệnh

Phan Đình Thư, Trần Quốc Khánh và Nguyễn Duy Toả đồng thời cung cấp các thông tin sai lệch về địa chỉ và số điện thoại liên lạc lên trang web của mình, dẫn đến hiểu lầm cho các cá nhân và doanh nghiệp không liên quan đến vụ việc phải nhận các cuộc gọi phản ánh và than phiền từ khách hàng phát sinh do các hoạt động lừa đảo này.

Sau đó, điều tra viên của Cục Điều tra An ninh Nội địa Hoa Kỳ đã phát hiện gần 40.000 giao dịch lừa đảo trị giá xấp xỉ 975.000 USD.

Phát biểu về việc hợp tác điều tra và bắt giữ các nghi can trong vụ lừa đảo này giữa Cục Điều tra An ninh Nội địa Mỹ và Bộ Công an Việt Nam, Đại sứ Daniel J.Kritenbrink nhấn mạnh đến quyết tâm đấu tranh nghiêm túc với tội phạm, đặc biệt là những kẻ lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 đê trục lợi của Bộ Công an và Chính phủ Việt Nam.

“Việc Bộ Công an Việt Nam bắt giữ các nghi phạm này đã chứng minh rõ ràng rằng Chính phủ Việt Nam rất nghiêm túc đấu tranh với các loại tội phạm liên quan đến Covid-19. Cuộc điều tra này cho thấy các nạn nhân đã mất mát số tiền rất lớn dù họ đang phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn khác do đại dịch Covid-19 gây ra. Chúng tôi tự hào khi Bộ Công an Việt Nam và Cục Điều tra An ninh Nội địa Hoa Kỳ đang hợp tác cùng nhau để điều tra vụ lừa đảo xuyên quốc gia rất phức tạp này”, ông Kritenbrink nêu rõ.
Thảo luận