Theo các nhà khoa học, kết quả nghiên cứu này lớn gấp 10 lần so với những lần khảo sát trước đó. Việc lấy mẫu khảo sát đã được thực hiện ở nhiều khu vực khác nhau của Đại Tây Dương ở độ sâu tới 200 m.
Quá trình giám định cho thấy trong các mẫu có sự hiện diện của ba loại nhựa phổ biến nhất: polyethylene, polypropylene và polystyrene.
Trước đây, các chuyên gia cho rằng từ năm 1950 đến năm 2015 lượng rác thải nhựa ở Đại Tây Dương lên đến 17 triệu tấn, nhưng một nghiên cứu mới cho thấy chỉ riêng các mảnh nhựa có kích thước siêu nhỏ (microplastic, vi nhựa) thuộc ba loại nhựa nói trên trong các tầng nước phía trên của đại dương này đã tích lũy đến 12 - 21 triệu tấn.
Ngoài ra, các nhà khoa học đã xác định được khối lượng gần đúng rác thải nhựa trong tất cả các đại dương vào khoảng 200 triệu tấn, RT cho biết.
Các tác giả của nghiên cứu cho rằng nhựa lọt vào đại dương không chỉ do xả thải, mà còn do nguyên nhân giặt quần áo có chất liệu tổng hợp. NSN lưu ý rằng thuốc nhuộm cũng có thể gây ô nhiễm. Theo các chuyên gia, trung bình các đại dương trên Trái đất chứa gần 150 triệu tấn nhựa.