Có coronavirus trong hàng đông lạnh nhập về Việt Nam hay không?

Việt Nam chiều 21/8 ghi nhận thêm hai ca mắc mới coronavirus mới tại Đà Nẵng, nâng tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 của cả nước lên thành 1.009 bệnh nhân.
Sputnik

Tình hình dịch bệnh ở Đà Nẵng đã tạm ổn định, Bộ Y tế quyết định rút Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cùng đoàn công tác đặc biệt về Hà Nội. Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng thông tin về tiến độ phát triển vắc-xin Covid-19 của Việt Nam.

Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khẳng định, không phát hiện coronavirus (SARS-CoV-2) trong các sản phẩm thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản đông lạnh nhập khẩu từ các nước vào Việt Nam.

Thượng tướng Trần Đơn nhấn mạnh, kích hoạt toàn bộ hệ thống phòng chống dịch Covid-19, không để dịch coronavirus lây lan rộng trong Quân đội, càng không để có trường hợp bệnh nhân mắc SARS-CoV-2 tử vong trong lực lượng vũ trang.

Bộ Y tế: Việt Nam có thêm 2 ca mắc nCoV mới

Chiều ngày 21/8, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 thông tin cho biết Việt Nam đã ghi nhận thêm 2 ca mắc mới Covid-19 ở Đà Nẵng. Như vậy, hiện Việt Nam đã ghi nhận tất cả 1.009 tất cả bệnh nhân Covid-19.

Số ca mắc Covid-19 của Việt Nam vượt mốc 1.000: Bệnh nhân 994 không nhiễm coronavirus

Tính đến 18h ngày 21/8, Việt Nam có tổng cộng 667 ca mắc Covid-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới liên quan đến ổ dịch tại Đà Nẵng tính từ ngày 25/7 đến nay là 527 ca. Từ 6h đến 18h ngày 21/8, đã ghi nhận 2 ca mắc mới tại Đà Nẵng.

Bệnh nhân số 1008: là nữ, 75 tuổi, có địa chỉ tại xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng, là F1 (mẹ) của bệnh nhân 988.

Bệnh nhân số 1009: là nam, 47 tuổi, có địa chỉ tại phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, Đà Nẵng, là F1 của bệnh nhân 797 (con), bệnh nhân 781 (vợ) và bệnh nhân 780 (mẹ) Hiện 2 bệnh nhân này đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Hòa Vang.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly theo dõi sức khỏe là 100.569 người, trong đó 1.818 người được cách ly tại bệnh viện, 67.418 người cách ly tại nhà, và 31.333 người được cách ly tại cơ sở khác.

Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cho biết, trong ngày đã có 3 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương cơ sở Đông Anh, đó là các bệnh nhân số 459, 676, 989.

Như vậy, đến thời điểm này có 545/1009 bệnh nhân Covid-19 ở Việt Nam được điều trị khỏi bệnh, chiếm 54,01% tổng số bệnh nhân.

Covid-19: Năng lực xét nghiệm coronavirus của Việt Nam tăng cao

Tính đến chiều ngày 21/8, trong số các bệnh nhân đang điều trị, số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2 là 41 ca, số ca âm tính lần 2 với coronavirus là 62 ca, số ca âm tính lần 31 là 27 ca.

Đã có 25 trường hợp tử vong liên quan đến Covid-19. Hầu hết các trường hợp tử vong tại Việt Nam đến nay đều là người cao tuổi, trên nền bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, đái tháo đường type 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, suy kiệt, suy đa tạng.

Đà Nẵng dần ổn định, Bộ Y tế rút Thứ trưởng và đoàn công tác về Hà Nội

Chiều ngày 21/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 và một số địa phương tại các đầu cầu truyền hình trực tuyến.

Quyền Bộ trưởng Y tế Việt Nam nêu thời điểm sớm nhất có vắc-xin Covid-19

Phát biểu báo cáo tại cuộc họp, lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, hiện đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh tại Đà Nẵng, Quảng Nam, số trường hợp mắc bệnh ghi nhận giảm trong tuần gần đây. Thời gian sắp tới, Đà Nẵng, Quảng Nam vẫn có thể vẫn sẽ ghi nhận những trường hợp mắc bệnh rải rác do nguồn lây bệnh đã có tại cộng đồng trước khi được khoanh vùng, khống chế.

Trong khi đó, tình hình dịch bệnh tại Hải Dương cơ bản cũng đã được kiểm soát, trong 3 ngày gần đây không phát hiện thêm các trường hợp mắc bệnh mới. Ổ dịch tại nhà số 36 phố Ngô Quyền, thành phố Hải Dương với tất cả 12 trường hợp mắc bệnh đã được kiểm soát kịp thời, công tác truy vết, khoanh vùng, cách ly, xét nghiệm vẫn đang được khẩn trương thực hiện để nhanh chóng dập dịch dứt điểm.

Qua kinh nghiệm thu được trong quá trình tổ chức phòng, chống dịch với ổ dịch tại Đà Nẵng, Hải Dương và một số tỉnh, thành phố, có thể thấy, khi phát hiện trường hợp mắc bệnh trong cộng đồng, nếu chính quyền địa phương thống nhất, phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế để triển khai nhanh, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch, thì dịch bệnh sẽ nhanh chóng được khống chế, kiểm soát không để lây lan rộng ra cộng đồng.

Từ ngày 23/7/2020 đến nay, Việt Nam đã thực hiện 421.444 xét nghiệm trong tổng số 843.688 xét nghiệm RT-PCR với công suất xét nghiệm gấp 5-6 lần so với giai đoạn cao điểm tháng 3-4/2020. Số lượng xét nghiệm trong gần một tháng qua bằng tổng số xét nghiệm trong 6 tháng của giai đoạn đầu. Toàn quốc có 71 đơn vị thực hiện xét nghiệm khẳng định Covid-19 (với công suất khoảng 34.000 mẫu/ngày).

Việt Nam còn nhiều ca bệnh Covid-19 nặng, nguy cơ tử vong cao

Tại cuộc họp, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết trong hôm nay, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn cùng đoàn công tác đã rút khỏi Đà Nẵng về Hà Nội và sẽ thực hiện cách ly 14 ngày.

Theo nhận định của Bộ Y tế, việc thực hiện giãn cách xã hội tại một số địa phương được triển khai từ sớm, kịp thời ngay từ khi có những trường hợp mắc bệnh đầu tiên. Quá trình giãn cách xã hội được thực hiện phù hợp, có chọn lọc theo các khu vực nguy cơ, không giãn cách trên diện rộng, liên tỉnh như trước đây.

Ông Nguyễn Thanh Long kiến nghị, do dịch bệnh có thể kéo dài, các địa phương cần ưu tiên công tác phòng chống dịch, rà soát các kịch bản ứng phó. Ngoài ra, cần tiếp tục áp dụng biện pháp phòng chống dịch trong trạng thái "bình thường mới".

Khi nào người dân Việt Nam mới được tiếp cận nguồn vắc-xin Covid-19?

Thông tin về tiến độ sản xuất vắc-xin trên thế giới, Quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, đến nay đã có 138 vắc xin Covid-19 đang được đánh giá tiền lâm sàng. Trong số đó, 29 vắc xin đang trong quá trình thử nghiệm và 6 vắc xin đã được thử nghiệm ở giai đoạn 3.

Có coronavirus trong hàng đông lạnh nhập về Việt Nam hay không?
“Gần đây Nga đăng ký loại vắc xin ngừa Covid-19 đầu tiên trên thế giới có tên là Sputnik-5 và đã bắt đầu khởi động quá trình sản xuất. Nhưng vắc-xin của Nga mới bước vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, chưa phải đã xong”, Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho hay.

Việt Nam nhập vaccine Covid-19: Bao giờ người dân được tiêm?
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đã cấp bằng sáng chế cho vắc xin có tên AD5-nCovi.

Theo ông Long, các chuyên gia đánh giá hiện 3 vắc-xin của Mỹ, Anh và Trung Quốc là có tiềm năng và xuất hiện sớm. Trong khi đó, Việt Nam cũng đã có 4 đơn vị đang nghiên cứu vắc xin, cố gắng trong năm 2021 sẽ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.

“Mặc dù các nước đang nỗ lực, chạy đua với thời gian để sản xuất vắc-xin, nhưng việc tiếp cận với vắc xin hết sức khó khăn. Việt Nam dự báo trong 6 tháng cuối năm 2021 mới có thể tiếp cận với nguồn vắc xin”, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định.

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, công tác phòng chống dịch cơ bản đồng bộ, kịp thời, quyết liệt hơn, đặc biệt người dân bình tĩnh hơn. Đến nay, cơ bản dịch đã được kiểm soát.

Covid-19 ở Việt Nam: Tìm ra nguồn lây coronavirus ở Hải Dương

Lãnh đạo Chính phủ đánh giá, vừa qua, trong quá trình chống dịch đã có những biện pháp mới, sáng tạo được thực hiện. Cụ thể như Bộ Y tế thành lập Bộ phận thường trực đặc biệt tại TP.Đà Nẵng, hàng trăm cán bộ y tế được tăng cường cho miền Trung.

Khi có ổ dịch mới, công tác khoanh vùng, cách ly rất kịp thời, huy động cả lực lượng chính trị vào cuộc. Bên cạnh đó, các công nghệ mới, ứng dụng mới được áp dụng mạnh mẽ vào chống dịch, nhất là xét nghiệp và truy vết các ca mắc Covid-19 và các tiếp xúc với ca bệnh.

Dự báo dịch còn diễn biến phức tạp, Thủ tướng yêu cầu các thành viên Chính phủ thảo luận, đưa ra các biện pháp mới phù hợp với bối cảnh hiện nay.

Không có coronavirus trong các sản phẩm đông lạnh nhập vào Việt Nam

Thời gian qua, một số phương tiện thông tin đại chúng có đưa tin Trung Quốc ghi nhận nhiều vụ phát hiện coronavirus trên thực phẩm nhập khẩu, từ bao bì đóng gói tôm đông lạnh đưa vào nước này từ Ecuador đến bề mặt cánh gà đông lạnh nhập từ Brazil.

“Ổ dịch” Covid-19 ở Hải Dương diễn biến phức tạp

Trước tình hình này, ngày 21/8, các cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thuộc Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã lấy 171 mẫu thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản và bao bì đóng gói thực phẩm đông lạnh nhập từ 15 quốc gia bao gồm Brazil, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Australia, Bỉ, Canada, Đức, Pháp, Hà Lan, Iceland, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ba Lan và Na Uy để kiểm tra.

Tất cả các mẫu này được xét nghiệm tại các phòng thử nghiệm thú y đã được Bộ Y tế chứng nhận đủ năng lực xét nghiệm virus SARS-CoV-2.

“Kết quả xét nghiệm cho thấy tất cả 171 mẫu thực phẩm và bao bì đóng gói thực phẩm đều có kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2”, Cục Thú y cho biết.

Tuy nhiên, cơ quan này vẫn nhấn mạnh, trong thời gian tới, Cục Thú y sẽ tiếp tục theo dõi sát thông tin, tình hình dịch bệnh Covid-19 và lấy mẫu giám sát virus SARS-CoV 2 trên các sản phẩm thịt gia súc, gia cầm, thủy sản đông lạnh nhập khẩu nếu cần thiết.

Quân đội Việt Nam kích hoạt toàn bộ hệ thống phòng chống dịch Covid-19

Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai một số nhiệm vụ cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian tới.

Thượng tướng Trần Đơn, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị này hôm 20/8.

Cán bộ CDC Quảng Nam và nữ Công an TP. Đà Nẵng mắc Covid-19 tiếp xúc nhiều người

Báo cáo tại hội nghị, Thiếu tướng Nguyễn Xuân Kiên, Cục trưởng Cục Quân y, Tổng cục Hậu cần cho biết: Từ ngày 25/7 đến nay, theo dữ liệu mới nhất, dịch bệnh đã xuất hiện các ca lây nhiễm trong cộng đồng tại Đà Nẵng và 14 tỉnh, thành phố khác với 525 ca, nâng tổng số ca mắc coronavirus của cả nước lên thành 1007 ca, trong đó có 25 trường hợp tử vong và 545 bệnh nhân đã được chữa khỏi.

Thiếu tướng Nguyễn Xuân Kiên nhấn mạnh, trước diễn biến phức tạp của dịch nCoV, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Quốc phòng đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn toàn quân triển khai các biện pháp khẩn cấp phòng, chống dịch trong tình hình mới, bảo đảm sẵn sàng chiến đấu cao, tổ chức tốt công tác huấn luyện, đại hội Đảng, các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất khác.

Đặc biệt, đảm bảo tinh thần “chống dịch như chống giặc”, các đơn vị đã thực hiện khai báo y tế đối với quân nhân có liên quan đến các ổ dịch tại Đà Nẵng, Hải Dương, Hà Nội và các địa phương có dịch khác để xác định các trường hợp tiếp xúc (F1, F2, F3), tổ chức cách ly và tiến hành xét nghiệm 2 lần các trường hợp F1.

Có coronavirus trong hàng đông lạnh nhập về Việt Nam hay không?

Theo đó, toàn quân kích hoạt toàn bộ hệ thống phòng, chống dịch, triển khai các biện pháp chống lây nhiễm trong cơ quan, đơn vị.

Các bệnh viện Quân y thực hiện tốt kiểm soát nhiễm khuẩn. Các đơn vị rà soát, bổ sung, kiện toàn các tổ, đội cơ động phòng, chống dịch, đồng thời, điều chỉnh kế hoạch ứng phó với các cấp độ dịch trong tình hình mới, xây dựng kế hoạch tăng cường khả năng xét nghiệm trong toàn quân để đáp ứng được yêu cầu “phát hiện sớm, cách ly kịp thời”.

Đến nay, toàn quân có 9 cơ sở có khả năng xét nghiệm coronavirus, tăng 2 cơ sở so với giai đoạn trước.

Với tâm dịch là Đà Nẵng, thời gian qua, riêng đối với Quân khu 5, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã chỉ đạo cấm trại các đơn vị đóng quân tại Đà Nẵng.

Đà Nẵng: Thêm 7 bệnh nhân mắc Covid-19 xuất viện

Đồng thời, các lực lượng tổ chức kê khai y tế và xét nghiệm cho 100% quân nhân có liên quan đến các điểm có nguy cơ lây nhiễm cao, huy động các lực lượng tăng cường chống dịch cho vùng dịch.

Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng cũng đã tiến hành triển khai vận chuyển vật tư, phương tiện phòng, chống dịch cho Quân khu 5, xây dựng phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2, huấn luyện nhân lực, sẵn sàng nhận trang bị, máy và thiết bị xét nghiệm SARS-CoV-2 khi cần thiết.

Phát biểu tại Hội nghị, Thượng tướng Trần Đơn nhấn mạnh, đợt dịch lần này nguy cơ lây lan ra cộng đồng rất cao với chủng virus biến đổi, do đó cần triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống nhằm ngăn chặn lây lan trong cộng đồng.

Thượng tướng Trần Đơn yêu cầu các đơn vị chủ động kích hoạt toàn bộ các hệ thống phòng, chống dịch trong toàn quân, triển khai các biện pháp chống lây nhiễm trong cơ quan, đơn vị, xây dựng kế hoạch tăng cường khả năng xét nghiệm trong toàn quân để đáp ứng được yêu cầu phát hiện sớm, cách ly kịp thời.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu các cơ quan, đơn vị và mọi cán bộ, chiến sĩ phải chấp hành nghiêm các chỉ thị Thủ tướng Chính phủ, các kết luận họp Thường trực Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của Bộ Quốc phòng và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Bộ Quốc phòng về tăng cường công tác phòng, chống dịch trong tình hình mới.

Căn cứ vào tình hình dịch bệnh tại địa bàn đóng quân, đánh giá mức độ nguy cơ dịch của đơn vị mình để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, kết hợp vừa chống dịch vừa thực hiện tốt các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, quyết tâm ngăn chặn, khống chế kịp thời, không để dịch Covid-19 lây lan rộng trong Quân đội, không để xảy ra tử vong do dịch.

Bộ Y tế công bố 11 ca mắc Covid-19 mới

Các đơn vị thành lập tổ truy vết, theo dõi, nắm chắc thông tin các ổ dịch, tiến hành rà soát, khai báo y tế, truy vết và cách ly kịp thời các trường hợp tiếp xúc bệnh nhân hoặc liên quan đến các ổ dịch theo thông báo của Bộ Y tế và tại địa bàn đóng quân.

Đội y tế dự phòng, bệnh viện quân y rà soát, củng cố cơ sở, trang bị và con người để thiết lập phòng xét nghiệm SARS-CoV-2.

“Các đơn vị, nhất là Quân khu 5, Quân khu 7, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội cần phải triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch theo chủ trương chống dịch và dãn cách xã hội của từng địa phương. Hệ thống quân y toàn quân phải kiểm soát chặt chẽ, không để dịch bệnh xâm nhập vào đơn vị, khoanh vùng, khống chế kịp thời và tổ chức truy vết thần tốc”, Thượng tướng Trần Đơn nhấn mạnh.
Thảo luận