Mỹ giải thích đối đầu với tàu ngầm của Nga có nguy cơ gì

MOSKVA (Sputnik) - Hoa Kỳ và NATO trên tinh thần “Chiến tranh Lạnh” đang cân nhắc các biện pháp hiệu quả để đối phó với các tàu ngầm của Nga trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự tiềm ẩn nguy cơ sử dụng vũ khí hạt nhân.
Sputnik

Đây là ý kiến của Bradford Dismukes, cựu sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ, tác giả cuốn sách "Ngoại giao Hải quân Liên Xô" đăng trên tạp chí Naval College Review.

Theo ông Dismukes, tàu ngầm hạt nhân của Nga là một trong những nhân tố quan trọng trong chính sách ngăn chặn hạt nhân. Do đó, bất kỳ mối đe dọa nào liên quan đến các tàu ngầm này cũng sẽ khiến giới chức Moskva tức giận và điều đó có thể sẽ kích động xung đột hạt nhân.

Truyền thông Mỹ ngạc nhiên trước sáng kiến của tàu ngầm Nga
“Trong hầu hết mọi tình huống có thể hình dung được, Hoa Kỳ không nên đe dọa các tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo của Nga”, - vị cựu binh Hải quân Hoa Kỳ cảnh báo, đồng thời nhấn mạnh rằng trong tình huống như vậy “thất bại có khi còn tốt hơn thành công”.

Theo ông Dismukes, Hải quân Mỹ và các đồng minh nên xem xét lại chiến lược chủ động chống phá tàu ngầm Nga ở ngoài khơi nước Nga.

“Nếu tin vào sự thông thái đường đời của tiền nhân, thì vấn đề của con người xuất hiện không phải vì anh ta không biết điều gì đó, mà vì anh ta quá tự tin về một điều gì đó”, - chuyên gia kết luận.

Vào đầu tháng 8, Bộ Tổng tham mưu tuyên bố Nga sẽ sử dụng sức mạnh hạt nhân của mình trong trường hợp có bất kỳ cuộc tấn công tên lửa nào vào lãnh thổ của mình. Bởi vì trong trường hợp kẻ địch phóng tên lửa sẽ không thể xác định được đó là vũ khí hạt nhân hay phi hạt nhân, nên bất cứ vụ tấn công nào bằng tên lửa cũng mặc nhiên bị coi là tên lửa hạt nhân, tài liệu “Về các nguyên tắc cơ bản của chính sách nhà nước Liên bang Nga trong lĩnh vực ngăn chặn hạt nhân" nêu rõ.

Đọc thêm:

Thảo luận