Đài Loan muốn trở thành Hong Kong thứ hai trong bối cảnh xung đột Trung-Mỹ

Đài Loan trở thành một con tốt trong trò chơi lớn của Donald Trump: các cuộc đàm phán gần đây dẫn đến một thỏa thuận thương mại và bán vũ khí là chuyến thăm quan trọng nhất của Mỹ tới hòn đảo này kể từ năm 1979, heo báo Le Figaro nói.
Sputnik

Hoa Kỳ và Đài Loan tiến lại gần nhau

Tuần trước, Bộ trưởng Y tế Hoa Kỳ Alex Azar đã đến Đài Loan trong một chuyến thăm ba ngày, ông ca ngợi sự cởi mở của xã hội Đài Loan và chỉ trích Bắc Kinh. Sau cuộc hội đàm, Đài Loan xác nhận họ đã đồng ý mua tên lửa và thủy lôi, đồng thời hy vọng ký kết một hiệp định thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa Đài Loan sang Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ kích động Đài Loan tạo «điểm nóng» xung quanh Trung Hoa đại lục

Như báo Pháp nhắc lại, đây là chuyến thăm đầu tiên của một chính khách Mỹ kể từ khi Mỹ công nhận nước Trung Quốc cộng sản cách đây 40 năm. Vào tháng 3, Quốc hội Hoa Kỳ ban hành một sắc lệnh, theo đó Washington cam kết hỗ trợ Đài Loan trên trường quốc tế. Trước những hành động gần đây của Mỹ, tàu chiến và máy bay Trung Quốc bắt đầu tiếp cận bờ biển Đài Loan gần một cách nguy hiểm để khẳng định lại quyền của họ đối với hòn đảo này. Hôm thứ Ba, Hoa Kỳ cử một tàu chiến đến eo biển Đài Loan.

Bài báo lưu ý mối quan hệ giữa Đài Loan và Hoa Kỳ không phải là một sự khiêu khích đơn giản. Ngoài tính toán trước bầu cử của Donald Trump, Hoa Kỳ còn ngầm cam kết hỗ trợ đồng minh của mình. Bằng cách thúc đẩy Đài Loan đoạn tuyệt với Bắc Kinh, Washington đang đưa hòn đảo này vào khúc ngoặt nghiêm trọng: hàng chục công ty Đài Loan bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc. Như Steve Tsang, Giám đốc Viện Trung Quốc thuộc Trường Nghiên cứu phương Đông và châu Phi thuộc Đại học London, giải thích, các công ty Đài Loan phải thích ứng với mối quan hệ kinh tế với Bắc Kinh bị cắt đứt:

Hoa Kỳ tăng cường hỗ trợ Đài Loan trong bối cảnh đại dịch coronavirus

"Mỹ phải cung cấp cho họ một thị trường mới hoặc họ sẽ đến Trung Quốc".

Giữa hai cường quốc thế giới

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, đang cố gắng tận dụng tình hình: hòn đảo muốn trở thành một khu vực thay thế Hồng Kông, nơi trên thực tế đã đánh mất vị thế là một trung tâm tài chính quốc tế. Từ đầu năm, Đài Loan đã đưa ra hàng loạt biện pháp nhằm thu hút các doanh nghiệp đa quốc gia đang rời bỏ thuộc địa cũ của Anh. Hòn đảo này cũng là nơi trú ẩn cho phe đối lập chính trị Hồng Kông.

Tuy nhiên, quyền tự do hành động của cả Hoa Kỳ và Đài Loan vẫn còn hạn chế. Thái Anh Văn và Donald Trump không thể đưa cuộc đối đầu với Bắc Kinh thành một cuộc xung đột vũ trang. Bất chấp sức ép của Mỹ trong những tháng gần đây, Đài Loan vẫn chưa thể trở thành thành viên của WHO và không được mời tham gia cuộc tập trận của Mỹ ở Thái Bình Dương. Do đó, Le Figaro kết luận, kỳ vọng của Đài Bắc về quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ đã không thành hiện thực.

Thảo luận