Washington không giấu giếm rằng, mục đích duy nhất của việc này là kiềm chế hành động của Nga theo hướng châu Âu. Cán cân quyền lực trong khu vực đang thay đổi như thế nào? Thông tin chi tiết trong tài liệu của Sputnik.
Đối đầu với Nga
Đây không phải là lần đầu tiên Warsaw cầu xin Washington hỗ trợ quân sự. Vào cuối năm 2018, Ba Lan đã yêu cầu Hoa Kỳ triển khai một lữ đoàn thiết giáp tại nước này và bày tỏ sự sẵn sàng chịu chi phí khoảng một tỷ rưỡi đến hai tỷ đô la. Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda thậm chí còn đề nghị đặt tên cho căn cứ mới là "Pháo đài Trump", chắc là để nhà lãnh đạo Hoa Kỳ không có nghi ngờ gì về lòng trung thành của Warsaw. Về phần mình, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak đã tuyên bố rằng, vấn đề thành lập một căn cứ mới đã được giải quyết.
Xin nhắc lại rằng, Mỹ đang triển khai ở Ba Lan khoảng 4.500 binh sĩ trên cơ sở luân phiên. Tuy nhiên, chính quyền Warsaw cho rằng, số lượng này là không đủ. Trong suốt năm qua, các chính trị gia và truyền thông Ba Lan đã lặp đi lặp lại rằng, chính đất nước của họ chứ không phải Đức cần phải trở thành căn cứ chính của quân đội Mỹ ở châu Âu, và thậm chí còn nói về việc tái triển khai các dòng vũ khí hạt nhân chiến thuật đến phía đông. Họ giải thích rằng, điều đó là cần thiết để đối đầu với "nước Nga hung hãn".
Kết quả là 12.000 binh sĩ và sĩ quan Mỹ sẽ sớm rời khỏi Đức. Khoảng 6.400 binh sĩ sẽ được đưa về nước. Số còn lại chuyển đến các nước NATO khác trong đó có Ba Lan. Lầu Năm Góc cho rằng, hiện không có nhu cầu phái một lữ đoàn bọc thép tới đó, vì thế dự án Pháo đài Trump” vẫn nằm trên giấy. Tuy nhiên, Mỹ vẫn gia tăng đáng kể quân số ở Ba Lan.
Số quân và cơ sở hạ tầng
Theo thỏa thuận giữa Warsaw và Washington, Mỹ không chỉ điều thêm quân đến Ba Lan mà còn phát triển cơ sở hạ tầng chỉ huy của Lực lượng vũ trang Hoa Kỳ và thành lập các trung tâm huấn luyện chiến đấu, tạo điều kiện cho việc triển khai các đơn vị quân đội, không quân vận tải, máy bay không người lái, các đơn vị đặc nhiệm, cũng như các yếu tố hỗ trợ hậu cần. Động thái này khiến các nhà ngoại giao Nga đặc biệt lo lắng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố: “Chúng tôi lại một lần nữa nhấn mạnh rằng, việc tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ không thể giải quyết vấn đề an ninh mà chỉ làm trầm trọng thêm tình hình vốn rất phức tạp trên biên giới phía Tây của Nga, làm gia tăng căng thẳng và tăng nguy cơ xảy ra những sự cố ngoài ý muốn. NATO hứa với chúng tôi rằng, sự gia tăng này là không đáng kể và chỉ trên cơ sở luân phiên. Nhưng, đây là một nỗ lực bóp méo thực tế. Việc thực hiện thỏa thuận mới này sẽ giúp quân đội Mỹ củng cố tiềm năng tấn công trên lãnh thổ Ba Lan".
Thượng nghị sĩ Alexei Pushkov tuyên bố, việc Mỹ điều quân đến Ba Lan là một hành động vi phạm văn kiện cơ bản Nga-NATO. Văn kiện này cấm Liên minh Bắc Đại Tây Dương tăng quân số trên lãnh thổ các nước Đông Âu đã gia nhập NATO sau năm 1997. Chúng ta biết rằng, Ba Lan đã gia nhập NATO vào năm 1999. Tuy nhiên, kể từ năm 2014, Mỹ bắt đầu phớt lờ thỏa thuận Nga-NATO và đang kéo quân và cơ sở hạ tầng quân sự đến biên giới Nga.
Người Séc chống lại
Mỹ đã xem xét một số phương án lựa chọn khác. Tuy nhiên, không phải tất cả các đồng minh của họ đã tỏ ý sẵn sàng tiếp những người khách từ bên kia đại dương. Ví dụ, vào giữa tháng 8, trước cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, Thủ tướng Séc Andrej Babiš đã nhấn mạnh rằng, Praha không có lý do gì để triển khai quân đội Mỹ trên lãnh thổ nước mình. Ông nói, không có ích gì khi triển khai thêm quân Mỹ ở Séc.
Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, ông Vadim Trukhachev, Phó Giáo sư Bộ môn Nghiên cứu Chính sách đối ngoại của Đại học Xã hội và Nhân văn Quốc gia Nga, nói: “Điều này không làm tôi ngạc nhiên. Vào giữa những năm 2000, khi đã xem xét vấn đề bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Cộng hòa Séc, gần 3/4 người dân Séc đã phản đối mạnh mẽ. Có chú ý đến điều đó, Thủ tướng Babiš, người luôn tìm cách không để mất sự ủng hộ của dư luận, đã đưa ra tuyên bố này. Ý tưởng thành lập một căn cứ quân sự của Mỹ ở Cộng hòa Séc không nhận được sự ủng hộ ở nước này, và các chính trị gia phải chú ý đến điều đó. Theo tôi, trong số 9 đảng phái chính trị có đại diện trong Quốc hội Séc, 5 đảng phái sẽ lên tiếng phản đối".
Chuyên gia Trukhachev nhấn mạnh rằng, người dân Séc nhớ rõ các sự kịên vào những năm 1938-1939, khi vận mệnh của đất nước đã bị định đoạt ở nước ngoài. Và hiện nay hầu hết mọi người Séc đều không muốn để những người lính nước ngoài, kể cả người Mỹ, đóng quân trên lãnh thổ nước này.
Tức giận với Đức
Vào tháng Sáu Donald Trump đã ra lệnh cho Lầu Năm Góc vạch ra kế hoạch rút một phần binh lính ra khỏi Đức. Dù không có những lời giải thích rõ ràng, nhưng, nhiều chuyên gia chắc chắn rằng: Washington tức giận bởi vì Berlin liên tục từ chối tăng chi tiêu quốc phòng lên mức hơn 2% GDP như cam kết chung của các nước NATO.
Cựu đại sứ Mỹ tại Đức Richard Grenell đã có đóng góp đặc biệt vào mối bất hòa giữa hai nước đồng minh, ông đã đe dọa trừng phạt các công ty Đức tham gia xây dựng đường ống dẫn khí Nord Stream 2 và chỉ trích lập trường của Đức về thỏa thuận hạt nhân Iran. Berlin coi các tuyên bố của nhà ngoại giao Mỹ là sự can thiệp vào chính sách nội bộ của nước này.
Vào cuối tháng 7, Trump đã viết trên Twitter: "Đức bỏ ra hàng tỷ đô la mỗi năm cho năng lượng từ Nga, trong lúc chúng ta phải có nghĩa vụ bảo vệ họ khỏi người Nga. Chuyện đó là sao?" Như vậy, Tổng thống Mỹ vô tình tiết lộ sự phi lý của việc tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ tại sườn phía đông của NATO để bảo vệ khỏi “nguy cơ xâm lược từ Điện Kremlin”.
Nếu Nga tuyên chiến với NATO thì sẽ bán dầu khí cho ai ở châu Âu?
Đọc thêm: