ASEAN lo ngại làn sóng Covid-19 mới, Việt Nam có còn lo lây nhiễm cộng đồng?

Chiều nay 1/9, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam không có thêm ca mắc coronavirus mới, trong khi đó số ca nCoV bình phục đã là 735 người.
Sputnik

Bệnh nhân đầu tiên của Đà Nẵng (ca bệnh 416) được phát hiện mắc SARS-CoV-2 trong đợt tái bùng phát dịch Covid-19 ở thành phố này đã được chữa khỏi coronavirus với nhiều lần xét nghiệm âm tính nhưng tiên lượng còn rất nặng, nguy cơ tử vong cao.

Các nước Đông Nam Á lo ngại làn sóng lây nhiễm Covid-19 mới. Cuộc họp Hội đồng điều phối ASEAN về ứng phó các tình huống y tế công cộng khẩn cấp (ACCWG-PHE) lần thứ ba nhất trí tăng cường hợp tác cấp quan chức, chuyên gia với các nước đối tác Cấp cao Đông Á (EAS) trong ứng phó Covid-19, ủng hộ đề xuất của Indonesia về thiết lập Hành lang đi lại ASEAN.

Việt Nam đã chữa khỏi Covid-19 cho 735 bệnh nhân

Theo thường lệ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam cập nhật tình hình dịch bệnh do coronavirus trong nước thông qua bản tin lúc 18h.

Chiều nay, 1/9, Việt Nam không có thêm ca mắc SARS-CoV-2 mới. Đã 72 giờ qua cả nước không có thêm ca lây nhiễm Covid-19 cộng đồng. Đặc biệt, trong ngày đã có 28 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh/xuất viện, nâng tổng số ca bình phục của Việt Nam lên thành 735 trường hợp, chiếm khoảng 70,4% tổng số ca bệnh nCoV của cả nước.

Cập nhật dịch Covid-19 ở Việt Nam. Bộ đội Biên phòng “cần nâng cao năng lực”
Thông báo của Ban Chỉ đạo cũng cho hay, tính đến 18h hôm nay, Việt Nam đã có 690 ca mắc bệnh do lây nhiễm trong nước. Bộ Y tế cũng thống kê số lượng ca mắc mới liên quan đến Đà Nẵng tính từ ngày 25/7 đến nay là 550 người.

Về tình hình điều trị, báo cáo của Tiểu Ban Điều trị, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 cho hay, hôm nay ngày 1/9, có 28 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.

Cụ thể, có năm trường hợp được điều trị khỏi coronavirus ở Bệnh viện Phổi Đà Nẵng gồm các bệnh nhân số 992, 1018, 874, 472 và 440.

Cùng ngày, có ba bệnh nhân tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương Cơ sở Đông Anh được công bố xuất viện gồm các ca bệnh 678, 812 và 1038.

Hai người ở Bệnh viện chuyên khoa Lao và Bệnh phổi Quảng Trị 833 và 861 cũng được khẳng định đã bình phục.

Tại Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh Quảng Nam hôm nay cũng có thêm 7 trường hợp được chữa khỏi Covid-19 là các ca bệnh số 860, 933, 462, 562, 599, 626 và 931.

Ngày 1/9, tại tỉnh Hải Dương, Bệnh viện Nhiệt đới tỉnh này cũng làm thủ tục công bố khỏi bệnh cho ba trường hợp bệnh nhân 963, 972 và 973.

ASEAN lo ngại làn sóng Covid-19 mới, Việt Nam có còn lo lây nhiễm cộng đồng?

Trung tâm Y tế Huyện Hòa Vang công bố khỏi bệnh cho các bệnh nhân 618, 653, 713, 781, 797, 821, 823, 967.

Cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam ghi nhận 735 bệnh nhân nhiễm Covid-19 được chữa khỏi, trên tổng số 1044 trường hợp mắc.

Số bệnh nhân nhiễm Covid-19 đang điều trị có 27 ca cho kết quả xét nghiệm âm tính lần 1, 53 ca âm tính lần 2 và 37 ca âm tính lần 3.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị cho biết, số ca có tiên lượng nặng và nguy kịch là 8 ca, chiếm 3,1% tổng số bệnh nhân đang điều trị. Trong số 8 trường hợp trên có 5 trường hợp tiên lượng rất nặng, 3 trường hợp tiên lượng tử vong bất cứ lúc nào. Các bệnh nhân này chủ yếu ở nhóm lây nhiễm cộng đồng, có nguồn gốc từ Đà Nẵng.

Cho đến nay Việt Nam ghi nhận 34 ca tử vong do liên quan đến Covid-19. Các bệnh nhân chủ yếu thuộc nhóm người cao tuổi với nhiều bệnh lý nền nặng.

Cả nước hiện đang cách ly tổng 55.370 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch. Trong đó, cách ly tại bệnh viện có 908 trường hợp, tại các cơ sở tập trung khác có 16.117 người và tại nhà/nơi lưu trú là 38.345 người.

Bệnh nhân 416 khỏi Covid-19 nhưng tiên lượng còn nặng, dễ tử vong

Như đã thông tin ở trên, hôm nay 1/9, tại Đà Nẵng công bố 6 bệnh nhân Covid-19 được chữa khỏi. Trong số 5 người được ra viện sáng nay có 2 bệnh nhân tỉnh Quảng Nam và 3 bệnh nhân thành phố Đà Nẵng.

Tình anh em thời Covid-19: Việt Nam tăng cường hợp tác với Cuba
Bệnh nhân tỉnh Quảng Nam là nam bệnh nhân 472 (51 tuổi), trú phường Cẩm Nam, thành phố Hội An và nữ bệnh nhân 440 (40 tuổi), trú xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc. Còn lại là 3 bệnh nhân ở thành phố Đà Nẵng gồm các bệnh nhân 992, 1018 và 874.

Đại diện Bệnh viện Phổi Đà Nẵng cho hay, cả 5 trường hợp đã có từ 3-4 lần âm tính với coronavirus. Sau khi được xuất viện, các bệnh nhân sẽ tiếp tục về nhà cách ly theo dõi thêm 14 ngày.

Đáng chú ý, trong số 6 người này có bệnh nhân 416 (Trần Văn D. 57 tuổi), ca mắc nCoV đầu tiên sau khi dịch tái bùng phát ở Đà Nẵng cũng được công bố khỏi bệnh.

Tuy nhiên, riêng với trường hợp này, do tiên lượng bệnh nhân còn nặng, nên các bác sĩ còn tiếp tục tiến hành theo dõi và điều trị tích cực tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. Được biết, hiện bệnh nhân này đã trải qua hơn 40 ngày chạy ECMO liên tục.

Ca bệnh 416 được đánh giá có nhiều điểm tương đồng với nam phi công người Anh – bệnh nhân số 91 đã được điều trị khỏi trước đó, nhưng có nhiều bệnh lý nền rất nặng.

ASEAN lo ngại làn sóng Covid-19 mới, Việt Nam có còn lo lây nhiễm cộng đồng?

Chia sẻ thêm về trường hợp bệnh nhân số 416, BS. Hoàng Hữu Hiếu, Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Đà Nẵng, được điều động đến Bệnh viện Phổi và trực tiếp điều trị cho bệnh nhân này cho hay, tính đến nay bệnh nhân đã chạy ECMO được 40 ngày và các diễn tiến trong quá trình điều trị bệnh nhân gặp rất nhiều vấn đề.

Đầu tiên là tình trạng tổn thương phổi nặng lên không giống những tổn thương phổi bình thường khác. Sau đó bệnh nhân có tình trạng xẹp phổi, xuất huyết phế nang, được nội soi hô hấp để can thiệp cấp cứu.

“Đến nay nhìn chung có cải thiện, các xét nghiệm về SARS-CoV2 thì đã 4 lần âm tính. Đánh giá lại chức năng phổi gần như xơ hóa và đông đặc hết toàn bộ cả 2 bên. Bên cạnh đó bệnh nhân có tình trạng suy kiệt, suy dinh dưỡng. Tiên lượng về lâu về dài thì bệnh nhân vẫn còn phụ thuộc vào hoàn toàn vào máy thở và ECMO”, BS Hiếu cho biết.

Cũng theo vị chuyên gia, do tình trạng suy kiệt, yếu cơ toàn thân nên bệnh nhân cần được phối hợp dinh dưỡng, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng kết hợp. Bệnh nhân tiên lượng còn rất nặng, nguy cơ tử vong cao.

Hiện tại, mặc dù các chuyên viên, bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy đã rút khỏi Đà nẵng nhưng bác sĩ Hiếu khẳng định, bệnh nhân 416 vẫn được tham vấn ý kiến chuyên sâu của đội ngũ trên vì họ đã có kinh nghiệm điều trị thành công cho bệnh nhân 91 – nam phi công người Anh.

ASEAN trước nguy cơ làn sóng lây nhiễm Covid-19 mới

Ngày 1/9, cuộc họp Nhóm công tác liên ngành trực thuộc Hội đồng điều phối ASEAN về ứng phó các tình huống y tế công cộng khẩn cấp ACCWG-PHE lần thứ 3 đã diễn ra dưới sự chủ trì của đại diện Việt Nam.

Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, cuộc họp được tổ chức trực tuyến với sự tham dự của các Quan chức ASEAN ba trụ cột Cộng đồng gồm Chính trị-An ninh, Kinh tế và Văn hóa-Xã hội.

Bộ Ngoại giao Indonesia: ASEAN trở thành trung tâm công nghiệp thế giới sau đại dịch COVID-19
Cùng với đó còn có đại diện các kênh chuyên ngành như y tế, giao thông vận tải, truyền thông, xuất nhập cảnh. Trưởng phái đoàn đại diện thường trực của các nước tại ASEAN, các Phó Tổng Thư ký ASEAN và đại diện Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN-BAC).

Về phía nước Chủ tịch luân phiên ASEAN 2020 Việt Nam, ông Nguyễn Quốc Dũng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN-Việt Nam điều hành cuộc họp.

Mục đích nhóm họp lần này của đại diện các nước Đông Nam Á là nhằm rà soát các công việc đang triển khai của ASEAN trong hợp tác ứng phó dịch bệnh và chuẩn bị cho Hội nghị Hội đồng Điều phối ASEAN lần thứ 27 (diễn ra vào tháng 9/2020) này.

Trong cuộc họp hôm nay, các nước Đông Nam Á phát biểu bày tỏ đánh giá cao những tiến triển trong hợp tác chống dịch Covid-19 của ASEAN gồm việc thành lập Quỹ ASEAN ứng phó Covid-19 với nhiều cam kết đóng góp của ASEAN và các đối tác, tiến triển tích cực trong lập Kho dự trữ vật tư y tế khu vực ASEAN và xây dựng Quy trình ứng phó chuẩn của ASEAN đối với các tình huống y tế công cộng khẩn cấp, hoàn tất các thành tố chính trong Kế hoạch phục hồi toàn diện ASEAN.

Cũng tại cuộc họp ACCWG-PHE lần thứ ba này, các nước Đông Nam Á cùng chia sẻ quan ngại trước diễn biến phức tạp bởi các làn sóng lây nhiễm mới trên khu vực và thế giới.

Đại diện các nước thành viên ASEAN nhấn mạnh rằng, công cuộc phòng chống dịch Covid-19 phụ thuộc nhiều vào nghiên cứu phát triển vaccine Covid-19 và thuốc điều trị bệnh.

ASEAN lo ngại làn sóng Covid-19 mới, Việt Nam có còn lo lây nhiễm cộng đồng?

Liên quan đến đề xuất “Con đường hướng tới phục hồi và hy vọng cho ASEAN” của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN, đại diện các nước Đông Nam Á bày tỏ đồng thuận, hoan nghênh và khẳng định coi trọng sự tham gia, đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp trong kế hoạch phục hồi của ASEAN hậu Covid-19.

Nhóm các nước Đông Nam Á cũng bày tỏ mong muốn thúc đẩy triển khai hiệu quả các sáng kiến chính của ASEAN trong ứng phó Covid-19.

Như đã thống nhất tại các cuộc họp trước đây, hôm nay, các Quan chức ASEAN nhất trí điều chỉnh các quy định của Quỹ ASEAN ứng phó Covid-19 để tạo thuận lợi cho các nước đóng góp, hoàn thiện Khung phục hồi toàn diện ASEAN thực chất, hiệu quả với sự tham gia đóng góp của ba trụ cột Cộng đồng, các cơ quan chuyên ngành và cộng đồng doanh nghiệp.

Cuộc họp cũng nhất trí tăng cường hợp tác cấp quan chức, chuyên gia với các nước đối tác Cấp cao Đông Á (EAS) trong ứng phó Covid-19, ủng hộ đề xuất của Indonesia về thiết lập Hành lang đi lại ASEAN.

Việt Nam đề nghị sớm thành lập Kho dự trữ vật tư y tế ASEAN

Về phần mình, phát biểu đại diện cho quốc gia Chủ tịch ASEAN 2020, Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN-Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng nêu đề xuất các nước ASEAN và Ban Thư ký ASEAN tiếp tục phối hợp chặt chẽ để thúc đẩy, triển khai các sáng kiến ứng phó, chống dịch bệnh do coronavirus gây ra.

Bộ trưởng Kinh tế ASEAN+3 ra Tuyên bố chung về đối phó dịch bệnh Covid-19
Nhân dịp này, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cũng đề nghị các nước Đông Nam Á sớm hoàn tất các thủ tục để có thể tuyên bố chính thức thành lập Kho dự trữ vật tư y tế khu vực ASEAN tại Hội nghị Hội đồng Điều phối ASEAN lần thứ 27 (tháng 9/2020), hoàn tất Quy trình ứng phó chuẩn của ASEAN đối với các tình huống y tế công cộng khẩn cấp để trình Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 thông qua.

Đối với Khung phục hồi toàn diện ASEAN, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng đề nghị Ban Thư ký ASEAN sớm hoàn thiện tài liệu, tập trung vào giải quyết những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Bên cạnh đó, Trưởng SOM ASEAN- Việt Nam cũng nhấn mạnh sự cần thiết cần hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, người dân hoạt động bình thường trở lại, đồng thời thúc đẩy phục hồi toàn diện và bền vững “trong điều kiện bình thường mới”.

Cũng tại cuộc họp hôm nay, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, Trưởng SOM ASEAN-Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng, Chủ tọa Nhóm ACCWG-PHE báo cáo Hội nghị Hội đồng Điều phối ASEAN lần thứ 27 về các công việc đã triển khai của Nhóm công tác và các khuyến nghị liên quan.

Thảo luận